Niềng răng mắc cài kim loại có đau không? Đau nhất là giai đoạn nào?

Niềng răng là phương pháp khắc phục tình trạng răng lệch lạc, hô móm… giúp mang lại một hàm răng đều đặn như mong muốn. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn tâm lý sợ đau và thắc mắc niềng răng mắc cài kim loại có đau không? Hãy cùng Nha khoa Đại Nam tìm ra câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Niềng răng mắc cài kim loại có mấy loại?

Có 3 loại mắc cài kim loại được áp dụng trong niềng răng, tùy vào nhu cầu sử dụng và tư vấn của bác sĩ mà khách hàng sẽ lựa chọn được loại mắc cài kim loại phù hợp nhất với tình trạng răng của mình:

Niềng răng mắc cài kim loại thường (truyền thống)

Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống gồm có mắc cài, dây cung và thun buộc kết hợp để tạo lực kéo lên răng, đưa răng về đúng những vị trí mong muốn. Ở những trường hợp răng phức tạp hơn bác sĩ có thể chỉ định bắt thêm vít (minivis) để tăng hiệu quả niềng răng.

Chất liệu được sử dụng để làm mắc cài là niken, titanium (hợp kim không gỉ), có kết cấu đơn giản với mặt đáy phẳng, dễ dàng gắn vào bề mặt các răng. Phần còn lại sẽ được đúc thành 4 cánh hay 6 cánh tạo khe rãnh. Nhằm đặt dây cung vào cố định bằng các sợi dây thun chuyên dụng hoặc các nắp trượt tự đóng.

Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống
Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống

Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong (mặt lưỡi)

Mắc cài kim loại mặt trong có cấu tạo như mắc cài truyền thống nhưng sẽ được gắn vào mặt trong thay vì ở mặt ngoài bề mặt răng. Ưu điểm dễ nhận thấy nhất của loại mắc cài này là đảm bảo thẩm mỹ cho người sử dụng. Về hiệu quả cũng sẽ tương tự như các phương pháp niềng răng mắc cài khác.

Tuy nhiên loại niềng răng này cũng có thể gây ra một số khó khăn như là việc vệ sinh răng miệng, vấn đề nha chu khác. Mặt trong của răng là vùng lưỡi hay tiếp xúc nhất nên khi đặt mắc cài ở đây sẽ dễ gây va chạm, tổn thương cho lưỡi.

Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong (mặt lưỡi)
Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong (mặt lưỡi)

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc 

Trong các loại niềng răng mắc cài, thì mắc cài tự buộc là loại mắc cài mới, thiết kế hiện đại và tiện lợi hơn. Thay vì sử dụng dây chun để giữ dây cung thì mắc cài tự buộc có nắp trượt tự động hoặc cánh kim loại để đóng và giữ dây cung ở bên trong các rãnh của mắc cài, giúp cố định dây cung chắc chắn hơn.

Dây cung sẽ trượt tự do bên trong mà không cần phải giữ bằng các dây thun. Điểm cộng ở loại mắc cài này đó là hạn chế sự giãn thun, đứt dây thun và vướng víu như khi dùng mắc cài truyền thống.

Tìm hiểu chi tiết: Ưu và nhược điểm các loại niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc có giá thành khá cao
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc có giá thành khá cao

Niềng răng mắc cài kim loại có đau không?

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp điều chỉnh răng về vị trí mong muốn nhờ vào lực của khí cụ chỉnh nha. Vì thế trong quá trình niềng răng khách hàng có thể gặp phải tình trạng đau nhức là hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, tình trạng đau này chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu tùy thuộc vào cơ địa từng người. Sau đó sẽ nhanh chóng giảm dần khi răng đã quen với sự hiện diện của các khí cụ niềng răng.

Ngoài ra, phương pháp niềng răng mắc cài kim loại có sự kết hợp với các dụng cụ nha khoa và sự tính toán chuẩn xác của bác sĩ. Sẽ giúp hạn chế tối đa sự đau nhức và ê buốt, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả niềng răng cho khách hàng.

>>> Đăng ký nhận gói quà tặng niềng răng trị giá 8 triệu. Cam kết không phát sinh chi phí

Đăng ký tư vấn

Niềng răng mắc cài kim loại có đau không? Đau nhất là giai đoạn nào?
Bộ quà tặng niềng răng trị giá 8 triệu đồng

Niềng răng mắc cài kim loại đau nhất là giai đoạn nào?

Như vậy niềng răng mắc cài kim loại có đau không thì câu trả lời là , nhưng chỉ ê buốt nhẹ chứ không quá đau như tưởng tượng. Vậy thì niềng răng kim loại đau nhất là ở giai đoạn nào? Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, tình trạng đau nhức sẽ thường xuất hiện trong 4 giai đoạn:

Khi tách kẽ răng để tạo khoảng trống

Trước lúc chuẩn bị để gắn mắc cài niềng răng, khách hàng sẽ được tách kẽ răng để tạo khoảng trống giữa các răng, giúp răng dễ dịch chuyển khi niềng.

Vì có tác động lên răng nên khách hàng sẽ cảm thấy cộm cấn, khó chịu, thậm chí có thể đau khi ăn uống. Nhưng cảm giác này sẽ giảm dần và biến mất hẳn sau một thời gian niềng.

Sau khi gắn mắc cài

Hầu hết từ 1 đến 2 tuần đầu sau khi gắn mắc cài, khách hàng sẽ cảm thấy đau do chưa làm quen được với lực kéo của dây cung, mắc cài nên sẽ gặp tình trạng vướng víu, cộm khi ăn, khó khăn trong giao tiếp. Đây là cảm giác hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể và nhanh chóng giảm dần và biến mất.

Tùy vào cơ địa từng người và độ nhạy cảm của răng mà mỗi khách hàng sẽ thấy mức độ đau khác nhau, nhưng cũng có một số trường hợp không hề có hiện tượng đau hay ê răng.

Sau khi gắn mắc cài thường xuất hiện cảm giác đau
Sau khi gắn mắc cài thường xuất hiện cảm giác đau

Khi nhổ răng để tạo khoảng cho răng dịch chuyển

Thời điểm răng đau nhức còn do việc nhổ răng để tạo khoảng cách cho răng di chuyển. Đây là giai đoạn khiến không ít khách hàng cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức này này không quá nghiêm trọng, khách hàng sẽ chỉ cảm thấy khó chịu lúc ban đầu, sau đó sẽ trở lại trạng thái bình thường.

Khi siết răng định kỳ

Khi tái khám định kỳ, các bác sĩ sẽ kiểm tra sự dịch chuyển của răng và tiến hành kéo răng về vị trí như trên phác đồ điều trị từ trước, vì có sự tác động lên chân răng, khách hàng sẽ không tránh được cảm giác ê nhức răng. Nhưng cảm giác này chỉ diễn ra trong khoảng 1 – 2 lần siết răng định kỳ, vào các lần sau đó cảm giác này sẽ biến mất.

Bác sĩ kiểm tra sự dịch chuyển của răng và kéo răng về vị trí mong muốn
Bác sĩ kiểm tra sự dịch chuyển của răng và kéo răng về vị trí mong muốn

Làm gì để hạn chế đau nhức khi niềng răng mắc cài kim loại?

Nếu cảm thấy đau trong quá trình niềng răng, hãy áp dụng các cách giúp giảm đau hiệu quả như sau:

Dùng sáp nha khoa

Khi bị cọ xát mắc cài vào miệng, nên sử dụng sáp nha khoa để bọc lại các phần có thể gây tổn thương. Trường hợp gắn mắc cài đã lâu mà vẫn bị như vậy thì bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Sử dụng nước muối

Trường hợp, miệng, lưỡi bị cọ xát với mắc cài gây các vết loét, hãy dùng nước muối ấm để súc miệng giúp diệt khuẩn và giúp vết thương mau lành.

Không ăn thức ăn cứng, dai

Sau khi đeo niềng, răng được siết chặt hơn dẫn đến cảm giác đau buốt, vì thế nên sử dụng các thức ăn mềm, nhai nhẹ nhàng nhằm giữ được mắc cài tốt và thoải mái hơn.

Massage nướu răng

Có thể sử dụng các ngón tay xoa nhẹ nhàng nướu răng giúp các mô được thư giãn, tăng lưu thông mạch máu làm dịu các cơn đau.

Chườm lạnh

Trường hợp răng chen chúc nhiều thì sau khi gắn mắc cài có thể bị đau hơn, hãy đặt túi chườm đá áp vào má tương ứng với vị trí gây đau. Hơi lạnh sẽ làm dịu các cơn đau khó chịu. Hoặc có thể ngậm nước đá hoặc ăn sữa chua, nếu cơn đau quá mức nên sử dụng 1 viên thuốc giảm đau, tuy nhiên nên hỏi kỹ các bác sĩ và tuân theo chỉ dẫn.

Sử dụng sáp nha khoa giúp hạn chế đau khi niềng răng
Sử dụng sáp nha khoa giúp hạn chế đau khi niềng răng

Niềng răng mắc cài kim loại có nhược điểm gì?

Ngoài những ưu điểm nổi bật nêu trên, niềng răng mắc cài kim loại cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:

Tính thẩm mỹ không cao: Màu sắc của mắc cài kim loại có sự khác biệt với màu răng thật nên sẽ bị lộ niềng, mất đi vẻ đẹp tự nhiên, khiến nhiều người còn e ngại, mất tự tin khi giao tiếp. Ngoài ra, mắc cài gồ cộm trên bề mặt răng, có thể cọ xát vào má, môi, lưỡi khiến người niềng bị tổn thương các vùng đó.

Bạn có thể tham khảo thêm các phương pháp niềng răng hiệu quả mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ như: niềng răng mắc cài sứ, niềng răng trong suốt Invisalign

Mắc cài kim loại gồ cộm trên bề mặt răng
Mắc cài kim loại gồ cộm trên bề mặt răng

Gặp các vấn đề về răng miệng: việc có mặt của mắc cài kim loại dễ khiến thức ăn vướng vào khí cụ niềng và khó khăn cho việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng hằng ngày. Nếu không biết cách bảo vệ răng tốt thì nguy cơ bị sâu răng, hôi miệng, viêm nướu,…rất cao.

Cảm giác khó chịu và vướng víu ban đầu: bạn sẽ thường có cảm giác vướng víu khi chưa quen với mắc cài, để khắc phục bạn nên ăn những món mềm, dễ nuốt, hay sử dụng sáp nha khoa để hạn chế sự tiếp xúc. Chỉ sau khoảng 2 tuần là bạn sẽ quen với việc niềng răng này.

Những lưu ý khi niềng răng mắc cài kim loại

Để đảm bảo kết quả niềng răng diễn ra như ý, quá trình trước và sau khi chỉnh nha bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Trước khi niềng răng mắc cài kim loại

Khi được thăm khám và đánh giá tình hình sức khỏe răng miệng, nên lắng nghe tư vấn từ bác sĩ để có hình thức niềng phù hợp nhất. Xem có đang gặp phải vấn đề răng miệng nào không, có cần nhổ răng nào không…

Khi đủ điều kiện niềng răng, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị hợp lý. Cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tuân thủ đúng lịch khám định kỳ của bác sĩ. Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có trang bị máy móc, công nghệ hiện đại để đáp ứng tốt quá trình niềng niềng.

Sau khi niềng răng mắc cài kim loại

Phải đeo hàm duy trì đủ thời gian quy định của bác sĩ, vệ sinh hàm duy trì sạch sẽ mỗi ngày và đi tái khám theo lịch hẹn. Nên theo dõi kỹ tình trạng răng, nếu xảy ra điều gì bất thường hay có sự xô lệch thì cần đến bác sĩ ngay.

Sau khi tháo niềng, răng vẫn còn nhạy cảm, do đó cần chú trọng vệ sinh và chăm sóc răng miệng chu đáo, kỹ lưỡng. Nên chọn những món ăn dễ nhai, tránh đồ chứa nhiều axit, nhiều màu hay cay nóng… sẽ dễ làm tổn thương men răng và tăng độ nhạy cảm của răng.

Cần chú trọng vệ sinh và chăm sóc răng miệng khi niềng răng
Cần chú trọng vệ sinh và chăm sóc răng miệng khi niềng răng

Nha khoa Đại Nam – Địa chỉ Top 1 niềng răng không đau

Hệ thống Nha khoa Đại Nam là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ chỉnh nha hàng đầu khu vực với hơn 20 năm kinh nghiệm, đã tiếp nhận và khắc phục thành công nhiều trường hợp gặp các vấn đề về răng miệng nghiêm trọng. Trong đó có tình trạng răng móm, hô, thưa, khấp khểnh,… từ nhẹ đến phức tạp.

Nhờ vào trang thiết bị, công nghệ niềng răng hiện đại nhất như máy chụp X-quang CT Cone Beam, máy Scan răng Itero 5D Plus thế hệ mới giúp xác định và dự đoán xác chính xác, nhanh chóng những thay đổi của răng sau từng giai đoạn. Từ đó lên phác đồ điều trị chi tiết, cụ thể với chi phí niềng răng hợp lý.

Sự thay đổi của Khách hàng Phạm Nhật Linh trước và sau niềng răng tại Nha khoa Đại Nam
Sự thay đổi của Khách hàng Phạm Nhật Linh trước và sau niềng răng tại Nha khoa Đại Nam

Sử dụng dụng cụ, vật liệu niềng răng từ Mỹ, Đức, Anh… phòng điều trị riêng biệt, thanh trùng cho từng khách hàng. Ngoài ra Nha Khoa Đại Nam còn thăm khám định kỳ hằng tháng chu đáo, tiện lợi với hơn 30 chi nhánh trên cả nước.

Như bài, bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi niềng răng mắc cài kim loại có đau không? Và làm thế nào để giảm đau khi niềng răng. Nếu bạn đang có nhu cầu niềng răng mắc cài kim loại và còn phân vân trong việc lựa chọn địa chỉ niềng răng mắc cài kim loại không đau, uy tín và chất lượng. Vui lòng liên hệ HOTLINE 0964 444 999 để được giải đáp miễn phí, tận tình.

5/5 (1 bình chọn)
Subscribe
Thông báo về
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan

banner chương trình vali
pagetop