Sâu răng nặng – Những dấu hiệu biến chứng cực kỳ nguy hiểm

Cả người lớn và trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh sâu răng. Tình trạng sâu răng sẽ phát triển theo từng giai đoạn. Từ giai đoạn đầu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sâu răng nặng, khiến người bệnh đau đớn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hãy cùng Nha khoa Đại Nam tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng răng sâu nặng ở bài viết sau đây.

Sâu răng là gì? Có bao nhiêu loại sâu răng phổ biến?

Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng, gây ra bởi các vi khuẩn tích tụ trên mảng bám và hình thành các lỗ nhỏ trên răng.

Không điều trị kịp thời dẫn đến sâu răng nặng
Không điều trị kịp thời dẫn đến sâu răng nặng

Sâu răng là bệnh xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên trẻ em sẽ có khả năng mắc bệnh sâu răng cao hơn. Có 3 loại sâu răng phổ biến hiện nay: 

  • Sâu thân răng: là loại sâu răng phổ biến nhất, sâu thân răng thường xảy ra trên bề mặt nhai hoặc giữa các răng, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. 
  • Sâu chân răng: thường xuất hiện ở người lớn và người cao tuổi, lúc này nướu trở nên yếu đi, lỏng lẻo khiến cho chân răng bị lộ hẳn ra ngoài. Theo thời gian thì men răng đã bị bào mòn, những chân răng không có men răng bao phủ sẽ bị lộ ra ngoài, vi khuẩn dễ bám tụ gây sâu răng. 
  • Sâu răng thứ phát: tình trạng này xảy ra đối với những răng đã được trám, sâu răng hình thành quanh khu vực trám. Ở các khu vực này thường xuyên xuất hiện các mảng bám dẫn tới sâu răng. 
Mô cứng của răng bị tổn thương do quá trình hủy khoáng
Mô cứng của răng bị tổn thương do quá trình hủy khoáng

Dấu hiệu nhận biết sâu răng nặng là gì? 

Sâu răng nặng là tình trạng sâu răng đã ăn vào tới tủy, gây ra viêm tủy. Tình trạng này xảy ra khi sâu răng kéo dài mà không được điều trị kịp thời. Vi khuẩn sẽ tấn công, phá hủy mô răng, ăn sâu vào tủy và gây viêm tại vị trí răng sâu, có thể lây lan sang những răng xung quanh.

Dấu hiệu sâu răng nặng đó là cảm giác đau nhức, khó khăn trong việc ăn nhai, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết:

  • Giai đoạn mới: Thỉnh thoảng sẽ xuất hiện cảm giác ê buốt, đau nhức khi người bệnh sử dụng các thực phẩm nóng hoặc lạnh.
  • Giai đoạn răng đã sâu vào tủy: Đến thời điểm này, cơn đau sẽ kéo dài, dữ dội hơn ngay cả khi không ăn uống hay tác động vào răng. Những cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn về ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Khi sâu răng đã ăn tới tủy thì tình trạng này rất nghiêm trọng, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến tủy bị viêm, hoại tử tủy. 

Những hình ảnh sâu răng nặng kèm theo như sau:

  • Những cơn đau răng sẽ khiến người bệnh đau đầu, những răng bên cạnh cũng có cảm giác ê buốt, đau nhức. 
  • Dù có uống thuốc giảm đau cũng không hề thuyên giảm, hoặc chỉ giảm đau lúc đầu rồi cơn đau lại tiếp tục. 
  • Những cơn đau răng thường kéo dài từng cơn từ 10-30 phút, mức độ đau nhiều hay ít tùy vào tình trạng răng và tùy từng thời điểm chữa sâu răng nặng. 
  • Những cơn đau thường xuất hiện trong giấc ngủ, khiến người bệnh không ngủ được, dẫn đến mệt mỏi, suy giảm chất lượng cuộc sống.
  • Người bệnh sẽ cảm nhận được sự lung lay của răng khi nhai hoặc sờ vào răng, đi kèm với đó là cảm giác đau nhức.
Sâu răng nặng - Những dấu hiệu biến chứng cực kỳ nguy hiểm
Những hình ảnh sâu răng nặng vào tủy cực kỳ nguy hiểm

Răng sâu nặng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như thế nào?

Khi tình trạng răng sâu trở nên nặng, ổ viêm nhiễm xuất hiện là khi các biến chứng có nguy cơ xảy ra. Những biến chứng này gây nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe người bệnh. Cụ thể là:

  • Phần lợi xung quanh răng bị sưng đau, hơi thở gây mùi khó chịu. 
  • Tủy răng bị viêm, đây là phản ứng của tủy răng khi gặp các tác nhân gây bệnh. Đây chính là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức khủng khiếp cho người bệnh. 
  • Thân răng bị gãy, vỡ làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của người bệnh. Khi răng bị vỡ những mảnh to thì chỉ còn lại chân răng, thậm chí dẫn đến mất răng vĩnh viễn. 
  • Nếu ổ viêm ngày một lan rộng tác động đến những vùng lân cận khiến các răng xung quanh đau nhức, nặng hơn là mất răng. 
  • Phá hủy xương hàm, gây hiện tượng tiêu xương khiến xương hàm bị gãy.
  • Ổ viêm lan rộng đến xương hàm gây viêm xương hàm, lây lan những vùng xung quanh tạo ra một ổ nhiễm trùng khó kiểm soát. 
  • Tình trạng này kéo dài dẫn đến tổn thương dây thần kinh vì phần răng là phần gắn liền với rất nhiều dây thần kinh. 
  • Ngoài ra còn gây nhiễm trùng máu, nặng hơn nữa là dẫn để tử vong. 
Tình trạng sâu răng đã ăn vào tới tủy răng gây viêm tủy
Tình trạng sâu răng đã ăn vào tới tủy răng gây viêm tủy

Những biến chứng trên thật sự rất nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời. Lúc này sâu răng đem đến những ảnh hưởng cho người bệnh và khó điều trị.

Răng sâu nặng nên làm gì để tránh biến chứng?

Hiện nay phương pháp điều trị tốt nhất đối với răng sâu nặng đã ăn vào tủy một cách hiệu quả và dứt điểm nhất là sử dụng những kĩ thuật nha khoa.

Đầu tiên, người bệnh nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để khám tổng quát tình trạng bệnh của mình. Bác sĩ sẽ thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết, chụp x-quang. Từ đó, tùy tình trạng răng mỗi người mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. 

Sâu răng giai đoạn nặng - đã ăn vào tủy răng
Sâu răng giai đoạn nặng – đã ăn vào tủy răng

Hình ảnh răng sâu nặng vẫn điều trị được phần tủy

Ở trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nội nha. Bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ nha khoa chuyên dụng để mở ống tủy, làm sạch ổ vi khuẩn, loại bỏ hoàn toàn những mô tủy đã bị viêm nhiễm và hoại tử. Sau đó tiến hành làm sạch ống tủy. Sau khi ống tủy được làm sạch thì bác sĩ sẽ tiến hành trám kín ống tủy bằng vật liệu trám gutta percha. Việc này nhằm bảo vệ và ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn đối với răng

Sâu răng nặng - Những dấu hiệu biến chứng cực kỳ nguy hiểm
Hình ảnh răng sâu nặng được tiến hành điều trị nội nha vào tủy

Răng sâu nặng dẫn đến chết tủy

Ở trường hợp này thì phương pháp điều trị tủy đã không còn hiệu quả nữa. Các biện pháp bảo vệ răng không còn thực hiện được, thậm chí còn gây ra những biến chứng nguy hiểm khác. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ răng sâu để bảo vệ những răng xung quanh. Sau khi nhổ răng, người bệnh có thể tiến hành trồng răng mới để đảm bảo chức năng ăn nhai và hiệu quả thẩm mỹ. 

Nhổ bỏ răng khi tủy răng đã chết
Nhổ bỏ răng khi tủy răng đã chết

Phương pháp ngăn ngừa tình trạng răng sâu nặng

Để ngăn ngừa sâu răng nặng, việc cần làm đầu tiên đó là hãy chăm sóc răng miệng đầy đủ và đúng cách: 

  • Đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch phần thức ăn bám trên răng, hạn chế hình thành mảng bám gây sâu răng.
  • Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Hãy hạn chế các thức ăn nhanh, đồ ăn quá ngọt, quá chua sẽ làm ảnh hưởng đến răng. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, ăn đúng bữa, đúng giờ, đủ chất dinh dưỡng. 
  • Khi răng xuất hiện những dấu hiệu như lỗ nhỏ li ti hay cảm giác ê buốt, hãy đến bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời tránh tình trạng dẫn đến sâu răng nặng.
  • Khi điều trị răng cần sự kiên nhẫn, không nên trì hoãn hay bỏ cuộc vì bất cứ nguyên nhân gì. 
  • Nên thăm khám định kỳ 6 tháng/lần tại các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời khi phát hiện dấu hiệu sâu răng. Đừng để những cơn đau xuất hiện mới đi khám, lúc này tình trạng đã nặng khiến quá trình điều trị khó khăn hơn và tốn kém nhiều chi phí hơn. 
  • Trao đổi với bác sĩ về tình trạng của mình để có kế hoạch và phác đồ điều trị phù hợp với từng tình trạng. 

Hãy chăm sóc răng miệng ngay từ bây giờ trước khi tình trạng sâu răng nặng xảy ra, Nha khoa Đại Nam sẽ mang lại cho bạn sự hài lòng tuyệt đối. Hãy liên hệ HOTLINE 096 4444 999 để được tư vấn cụ thể. 

5/5 (1 bình chọn)
Subscribe
Thông báo về
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan

banner chương trình vali
pagetop