Răng sâu có niềng được không? Cách xử lý răng sâu trước khi niềng
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp khắc phục các khiếm khuyết của răng như hô, móm, răng mọc lệch,… Nhưng răng sâu có niềng được không vẫn đang là thắc mắc của rất nhiều người. Hãy cùng Nha khoa Đại Nam theo dõi bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về bệnh lý sâu răng
Sâu răng là tình trạng vi khuẩn có trong thức ăn phá hủy kết cấu của răng. Quá trình này sẽ làm tổn thương men răng, ngà răng sau đó tấn công vào tủy răng.
Sâu răng tiến triển theo các giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Mọi người có thể nhận biết các dấu hiệu sâu răng khi soi gương vào trong khoang miệng.
Ở giai đoạn nhẹ, sâu răng chỉ xuất hiện những đốm đen nhỏ trên răng hoặc những vết nứt trên bề mặt của răng. Lúc này hầu như chưa mang đến cảm giác ê buốt hay đau nhức nên đa số sẽ không để ý đến việc răng đang bị sâu.
Nhưng tình trạng này kéo dài, răng sâu vào tủy sẽ xuất hiện những lỗ sâu lớn trên răng hoặc răng sẽ bị nứt vỡ những mảnh lớn. Lúc này tủy răng đã bị tổn thương nên thường xuất hiện những cơn đau buốt khi ăn nhai hoặc tiếp xúc thực phẩm nóng lạnh.
Sâu răng không được điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả khôn lường:
- Đau nhức: Sâu răng gây ra những cơn đau nhức, làm việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, gây bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống.
- Ảnh hưởng đến răng xung quanh: Một chiếc răng sâu không được điều trị sẽ làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh, thậm chí là tác động đến xương hàm và nướu.
- Sâu răng là nguyên nhân gây nên bệnh lý hôi miệng: Vi khuẩn trong ổ sâu răng hoạt động khiến cho hơi thở có mùi khó chịu, khiến người bệnh gặp vấn đề trong giao tiếp hằng ngày.
- Mất răng: Sâu răng viêm tủy lâu ngày sẽ khiến tủy bị hoại tử, chết tủy hoàn toàn thì khả năng giữ lại răng là điều rất khó. Điều này dẫn đến mất răng vĩnh viễn.
Những điều cần biết về niềng răng
Hiện nay, phương pháp niềng răng được rất nhiều người tin tưởng và chọn lựa. Dưới đây, nha khoa Đại Nam sẽ cung cấp một số thông tin về phương pháp niềng răng để mọi người cùng hiểu rõ.
Niềng răng là gì?
Niềng răng là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành nha khoa. Đây là phương pháp dịch chuyển răng bằng những vật liệu chuyên dụng, giúp khách hàng có một hàm răng đều đặn và cân đối.
Lợi ích của niềng răng
Sau một thời gian niềng răng, dưới đây là những lợi ích bạn nhận được:
- Tính thẩm mỹ cao: Niềng răng giúp cho hàm răng đều đặn, thẳng tắp và nụ cười trở nên thu hút hơn. Đây là lý do nhiều người dù đã có hàm răng đều đặn và chắc khỏe vẫn quyết định chọn phương pháp niềng răng để cải thiện tính thẩm mỹ.
- Cải thiện những khó khăn trong quá trình ăn uống: Với những người răng mọc lệch lạc, không thẳng hàng thì việc ăn nhai sẽ trở nên khó khăn hơn. Tình trạng này tổn tại trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến khớp cắn và những vấn đề răng miệng khác. Niềng răng chính là giải pháp cho vấn đề này.
- Không cần trồng răng giả: Niềng răng là một cách thức đơn giản để phục hồi lại những chiếc răng bị mất bằng cách đóng lại khoảng vùng bị mất răng không cần trồng răng giả (phù hợp cho những chỉ bị mất một hoặc vài chiếc răng). Bởi vì khi ăn nhai trên răng thật của mình vẫn tốt hơn rất nhiều so với răng giả.
- Phòng ngừa những vấn đề răng miệng khác: Đối với trẻ nhỏ, khi được niềng răng từ sớm sẽ hạn chế những ảnh hưởng đến xương hàm, khung xương hàm sẽ được phát triển thuận lợi hơn, hạn chế được những phẫu thuật chỉnh hình khi trưởng thành.
- Khắc phục nhược điểm về phát âm: Ở trường hợp răng mọc không đều có thể dẫn đến những vấn đề về phát âm như ngọng, khó nghe,… Khi niềng răng sẽ giúp điều chỉnh hàm răng của bạn, từ đó khả năng phát âm sẽ chuẩn hơn, dễ nghe hơn, cải thiện kỹ năng giao tiếp đáng kể.
Niềng răng có đau không?
Niềng răng là biện pháp dùng dụng cụ nha khoa để chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm, giúp hàm răng đều đặn, thẳng hàng và khớp cắn chuẩn.
Khi dây cung được siết để kéo dịch chuyển răng sẽ tạo ra lực ma sát khiến răng hơi ê buốt. Nhưng cảm giác ê buốt này chỉ kéo dài trong vài ngày, sau đó bạn sẽ quen với cảm giác này và thấy nó trở nên bình thường.
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ tính toán để hạn chế tối đa sự đau nhức nhưng vẫn đảm bảo chất lượng niềng răng cho bạn.
Ở mỗi giai đoạn sẽ có cảm giác đau khác nhau:
- Khi tách kẽ răng: Mục đích của việc tách kẽ răng là tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển. Quá trình này sẽ khiến bạn có cảm giác ê răng, cộm, khó chịu, khi ăn nhai sẽ thấy đau nhức. Tuy nhiên khi bạn quen dần với việc gắn mắc cài, cảm giác này sẽ không còn nữa.
- 1 tuần sau khi gắn mắc cài: Thời gian này do chưa quen với việc gắn mắc cài trên răng nên có thể bạn sẽ thấy hơi ê buốt, âm ỉ. Tuy nhiên tùy cơ địa, mỗi người sẽ có cảm giác đau khác nhau, có những người không hề trải qua cảm giác đau ở giai đoạn này.
- Khi siết răng định kỳ: Thời điểm tái khám để bác sĩ kiểm tra sự dịch chuyển của răng, lúc này sẽ tiến hành siết răng để răng về vị trí dự định ban đầu. Việc điều chỉnh này cũng sẽ khiến bạn bị đau.
Răng sâu có niềng được không?
Nhiều người muốn niềng răng nhưng đang phân vân có nên hay không vì mình đang bị sâu răng. Thực tế thì răng sâu vẫn có thể niềng được, nhưng trước khi niềng hãy tiến hành điều trị răng sâu trước. Lý do tại sao phải điều trị răng sâu trước khi niềng?
Nếu niềng răng khi răng vẫn còn sâu sẽ làm quá trình bị ảnh hưởng rất nhiều, cụ thể là:
- Răng sâu bị phá vỡ cấu trúc sẽ yếu hơn bình thường nên dễ gãy vỡ: Nếu điều này xảy ra trong quá trình đang niềng răng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ niềng.
- Cơn đau buốt do răng sâu và cơn đau do niềng răng: khiến sức khỏe bạn ảnh hưởng rất nhiều, có khi cơn đau vượt ngưỡng chịu đựng sẽ phải tạm dừng quá trình niềng răng lại.
- Ảnh hưởng đến răng khác: Quá trình niềng răng xảy ra trong một thời gian dài khoảng 1,5 – 2 năm, nếu sâu răng chưa được điều trị có thể sẽ lây qua răng khác trong thời gian niềng.
- Chăm sóc răng miệng: Trong quá trình niềng nếu vệ sinh răng miệng không tốt sẽ làm cho tình trạng sâu răng trở nên nặng hơn và sau này điều trị sẽ mất nhiều thời gian và chi phí.
Răng sâu trước khi niềng phải xử lý như thế nào?
Trường hợp sâu răng nhẹ
Với trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị trước khi tiến hành niềng răng chỉnh nha.
Khi răng chỉ mới xuất hiện những lỗ sâu nhỏ màu đen trên bề mặt, bác sĩ chỉ cần bổ sung thêm fluor cho khách hàng.
Nhưng với răng xuất hiện lỗ sâu lớn hơn hoặc gãy vỡ, phương pháp phù hợp lúc này là trám răng. Sau khi hoàn thành quá trình trám răng, bác sĩ mới tiến hành niềng răng cho khách hàng.
Trường hợp sâu răng nặng
Trường hợp này sâu răng đã ăn vào tủy, cả bác sĩ và khách hàng đều không muốn niềng ngay giai đoạn này vì những cơn đau sẽ trở nên kinh khủng hơn. Giải pháp tối ưu lúc này là điều trị tủy và bọc sứ.
Bác sĩ sẽ loại bỏ những mô tủy bị viêm, và giữ những mô tủy còn lại. Nếu sâu răng quá nặng không thể giữ lại tủy thì tiến hành diệt tủy. Khi răng không còn tủy sẽ yếu và trở nên dễ vỡ. Niềng răng vào lúc này thì nguy cơ vỡ răng trong thời gian niềng là rất cao. Vì vậy bác sĩ thường sẽ chỉ định bọc răng sứ, vì răng sứ có độ bền cao nên quá trình niềng răng sẽ diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều.
Mách bạn địa chỉ niềng răng uy tín – nha khoa Đại Nam
Nha Khoa Đại Nam là hệ thống nha khoa lớn nhất Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm và trên 30 chi nhánh trên khắp các tỉnh thành. Bạn có thể thuận tiện đặt lịch hẹn tại các chi nhánh như Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Thuận, Ninh Thuận, Gia Lai, Tiền Giang, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bến Tre, Bình Định.
Nha Khoa Đại Nam quy tụ đội ngũ Bác sĩ giỏi, chuyên gia niềng răng trường Y nổi tiếng trên cả nước. Toàn bộ trang thiết bị máy móc được vô khuẩn bởi máy tiệt trùng Autoclave. Phòng nha khép kín đảm bảo an toàn và sạch khuẩn.
Nha khoa Đại Nam – cơ sở nha khoa uy tín, hiện đại.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của nhiều người rằng răng sâu có niềng được không. Hãy lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và hiện đại để trải nghiệm dịch vụ một cách hài lòng nhất.
Nếu bạn còn những thắc mắc nào, liên hệ ngay hotline 096 4444 999 để được tư vấn thêm thông tin chi tiết và hẹn lịch ngay hôm nay.
Bài viết liên quan
-
Hình ảnh trước và sau khi niềng răng tại nha khoa Đại Nam
Niềng răng không chỉ thay đổi vị trí răng mà còn tác động đến các […]
-
Miệng móm cười sao cho đẹp? Cách khắc phục tình trạng này
Miệng móm cười sao cho đẹp? Đây là một vấn đề đang được nhiều người […]
-
Răng hô cười sao cho đẹp – Những mẹo giúp cho nụ cười của bạn trở nên duyên dáng
Nụ cười rạng rỡ không chỉ mang lại sự tự tin mà còn là chìa […]
-
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ TẠI NHA KHOA ĐẠI NAM
Niềng răng là phương pháp hiệu quả để cải thiện các vấn đề như răng […]
-
Các loại niềng răng mắc cài tại Nha khoa Đại Nam
Niềng răng mắc cài là giải pháp niềng răng truyền thống nhưng mang lại hiệu […]
-
Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không? Chi phí bao nhiêu?
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu niềng răng khểnh có phải nhổ […]