Tại sao niềng răng bị hóp thái dương? Khắc phục thế nào?
Niềng răng bị hóp thái dương là tình trạng không quá lạ lẫm đối với những người đang trong quá trình niềng răng chỉnh nha. Đây cũng là vấn đề nhiều người lo lắng khi lựa chọn phương pháp niềng răng. Cùng nha khoa Đại Nam tìm hiểu về tình trạng hóp thái dương khi niềng răng ở bài viết dưới đây.
Tình trạng hóp thái dương khi niềng răng là gì?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sắp xếp răng về đúng vị trí mong muốn để cải thiện tình trạng lệch khớp cắn, răng hô móm, khấp khểnh. Kết quả bạn nhận được là một hàm răng đều cùng nụ cười tự tin rạng rỡ.
Có những trường hợp sau khi kết thúc quá trình niềng, tháo niềng thì hai bên má và thái dương bị hõm xuống sâu xuống. Đây là tình trạng hóp thái dương khi niềng răng, khiến cho gương mặt bạn trở nên bị mất cân đối, già trước tuổi, hốc hác và không còn sức sống. Điều này có thể khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp với người khác.
Tại sao niềng răng bị hóp thái dương?
Tình trạng niềng răng bị hóp thái dương do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây Nha khoa Đại Nam chia sẻ đến bạn những nguyên nhân khiến cho thái dương bị hóp khi niềng răng.
Do sụt cân
Trong quá trình niềng răng có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong ăn nhai vì nhổ răng, siết răng sẽ gây ra cảm giác đau. Khi niềng răng bạn sẽ phải tuân thủ các quy tắc ăn uống như: chỉ ăn các thức ăn mềm, lỏng, nếu ăn thịt phải cắt nhỏ,…
Ngoài ra các khí cụ niềng răng trong miệng sẽ làm cản trở việc ăn uống trong những ngày đầu niềng răng, tạo cho bạn cảm giác chán ăn. Tình trạng này lâu dần sẽ ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể và cân nặng. Khi cân nặng bị sụt sẽ kéo theo việc má và thái dương bị hóp lại, khiến gương mặt của bạn mất cân đối.
Do xương hàm bị tiêu
Trong một vài trường hợp niềng răng bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để đủ chỗ dịch chuyển những chiếc răng còn lại. Tại vị trí nhổ răng lâu ngày chưa được lấp bởi những răng khác sẽ xảy ra tình trạng tiêu xương, khiến cho má và thái dương bị hóp lại.
Nếu tại vị trí trống do nhổ răng được lấp bởi chiếc răng khác thì tình trạng hóp thái dương sẽ không xảy ra.
Do thói quen sinh hoạt
Áp lực, căng thẳng hoặc thiếu ngủ trong thời gian dài chính là tác nhân ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng. Đây cũng là hậu quả của thói quen sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi không điều độ cũng khiến thái dương bị hóp lại.
Do chế độ dinh dưỡng
Trong quá trình niềng răng nếu cơ thể không được nạp đầy đủ dinh dưỡng sẽ dẫn đến tình trạng hóp thái dương, hóp má. Ngoài ra chế độ ăn uống không hợp lý còn khiến răng miệng gặp phải những bệnh lý khác trong khi niềng răng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… gây ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả niềng răng.
Do niềng răng không đúng kỹ thuật
Nguyên nhân này xuất phát từ chuyên môn và tay nghề của bác sĩ tại nha khoa. Khi niềng răng nếu lực siết quá mạnh sẽ khiến răng bị lung lay thậm chí bật gốc chân răng, mất răng khiến cho thái dương bị hóp lại. Ngoài ra lực siết không phù hợp sẽ khiến cho xương hàm và xương gò má bị ảnh hưởng nên làm xuất hiện tình trạng hóp thái dương, hóp má khi niềng răng.
Do nhổ răng sai cách
Thông thường khi niềng răng bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 4 để tạo khoảng trống thuận lợi cho việc dịch chuyển các răng khác. Nếu như nhổ răng số 4 không đúng kỹ thuật sẽ khiến xương hàm bị ảnh hưởng và xương ngay tại vị trí nhổ răng sẽ bị tiêu biến dẫn đến tình trạng hóp thái dương, hóp má.
Do tinh thần căng thẳng
Tinh thần cũng ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả của quá trình niềng răng. Cảm giác căng thẳng, stress kéo dài sẽ khiến tình trạng sức khỏe trở nên tệ đi, cân nặng bị sút giảm khiến cho thái dương và má bị hóp lại.
Những cách khắc phục tình trạng niềng răng bị hóp thái dương
Thái dương bị hóp trong quá tình niềng răng khiến cho bạn tự ti bởi vì gương mặt hốc hác, thiếu sức sống và già đi trước tuổi. Nha khoa Đại Nam mách bạn những cách có thể khắc phục được tình trạng thái dương bị hóp khi niềng răng.
Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng
Cơ sở nha khoa uy tín là điều quan trọng tác động đến kết quả niềng răng cho bạn. Vì vậy bạn nên ưu tiên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng.
Nha khoa Đại Nam tự hào là một cơ sở nha khoa đáng tin cậy hiện nay. Với bề dày kinh nghiệm hơn 20 năm cùng với hơn 30 chi nhánh, chúng tôi luôn đảm bảo mang đến tự hài lòng cho khách hàng.
Tại đây luôn có đội ngũ bác sĩ tâm huyết với chuyên môn giỏi và từng tu nghiệp ở các nước phát triển ngành nha. Ngoài ra tại đây còn sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, tối tân chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất cho khách hàng.
Nha khoa Đại Nam là một trong những nha khoa đầu tiên sở hữu máy quét dấu răng iTero 5D Plus – công nghệ quét dấu răng hiện đại nhất thế giới. Công nghệ này là trợ thủ đắc lực của đội ngũ bác sĩ trong việc đưa ra phác đồ điều trị để mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
Vì vậy, cơ sở nha khoa uy tín có thể ngăn chặn được hầu hết các nguyên nhân gây ra tình trạng hóp thái dương khi niềng răng cho khách hàng. Trước khi niềng răng, bạn nên lựa chọn nha khoa chất lượng và có kinh nghiệm dày dặn.
Chế độ ăn uống đủ chất
Khi niềng răng, bạn nên tìm hiểu kỹ về chế độ ăn uống và kiêng khem phù hợp. Không nên kiêng quá nhiều, nên duy trì bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như các nhóm vitamin, chất đạm, khoáng chất,… phù hợp trong suốt quá trình niềng răng.
Bạn có thể trao đổi với các bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn uống phù hợp đối với cơ thể. Bằng cách này, bạn sẽ đảm bảo duy trì được cân nặng của mình cũng như tránh được tình trạng hóp thái dương khi niềng răng.
Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
Ngoài chế độ ăn uống thì bạn cũng nên cân bằng giữa chế độ làm việc nghỉ ngơi sao cho hợp lý, khoa học. Điều này sẽ có những cải thiện tích cực về mặt sức khỏe, sẽ góp phần khắc phục tình trạng thái dương bị hóp khi niềng răng.
Giữ tinh thần thoải mái
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong ngành nha hiện nay thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của các mắc cài, dây cung sử dụng trong quá trình niềng răng.
Bên cạnh đó, khi không may xảy ra các vấn đề như bung, rơi mắc cài thì bạn sẽ được bác sĩ hỗ trợ khắc phục kịp thời. Nên không cần phải quá lo lắng vấn đề này khi niềng răng.
Hãy luôn giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, tránh stress quá nhiều và kết hợp với sinh hoạt điều độ thì nguy cơ bị hóp thái dương khi niềng răng sẽ được hạn chế một cách tối đa.
Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ
Xuyên suốt quá trình niềng răng bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi có vấn đề gì bất thường hãy thông báo cho bác sĩ để có hướng khắc phục kịp thời nhằm ngăn chặn tình trạng hóp thái dương khi niềng. Việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp cho hiệu quả của quá trình niềng răng trở nên tốt hơn.
Ưu tiên sử dụng khay niềng trong suốt
Tình trạng hóp thái dương khi niềng răng chủ yếu là do quá trình ăn nhai bị gián đoạn, gặp khó khăn do đau nhức khi siết răng và sự cản trở của các khí cụ niềng răng. Do đó, niềng răng trong suốt có thể là một giải pháp cho tình trạng này.
Với khay niềng trong suốt, bạn có thể dễ dàng tháo ra để thuận tiện cho việc ăn nhai. Sau khi ăn uống xong, hãy vệ sinh sạch sẽ răng miệng và đeo khay vào để tiếp tục quá trình chỉnh nha.
Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng niềng răng bị hóp thái dương. Hy vọng sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin bổ ích.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 0964 444 999 để được tư vấn miễn phí.
Bài viết liên quan
-
Hình ảnh trước và sau khi niềng răng tại nha khoa Đại Nam
Niềng răng không chỉ thay đổi vị trí răng mà còn tác động đến các […]
-
Miệng móm cười sao cho đẹp? Cách khắc phục tình trạng này
Miệng móm cười sao cho đẹp? Đây là một vấn đề đang được nhiều người […]
-
Răng hô cười sao cho đẹp – Những mẹo giúp cho nụ cười của bạn trở nên duyên dáng
Nụ cười rạng rỡ không chỉ mang lại sự tự tin mà còn là chìa […]
-
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ TẠI NHA KHOA ĐẠI NAM
Niềng răng là phương pháp hiệu quả để cải thiện các vấn đề như răng […]
-
Các loại niềng răng mắc cài tại Nha khoa Đại Nam
Niềng răng mắc cài là giải pháp niềng răng truyền thống nhưng mang lại hiệu […]
-
Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không? Chi phí bao nhiêu?
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu niềng răng khểnh có phải nhổ […]