Nâng xoang kín, nâng xoang hở là gì? Khi nào cần nâng xoang trong cấy ghép răng Implant

Nâng xoang kín, nâng xoang hở là gì? Khi nào cần nâng xoang trong cấy ghép răng Implant

Nâng xoang là gì? Trường hợp cần nâng xoang 

Nâng xoang là gì? 

Nâng xoang là thủ thuật làm tăng thể tích xương, khi xương hàm không đủ điều kiện để cấy ghép Implant. Nâng xoang hàm trên, tránh trường hợp trụ Implant khi cắm vào bị va vào vùng xoang. Kỹ thuật nâng xoang khá giống với cấy ghép xương, tuy nhiên nó chỉ áp dụng cho hàm trên.

nâng xoang trong cấy ghép implant

Trường hợp phải nâng xoang hàm trên

Khi bị mất răng hàm trên lâu ngày, tình trạng tiêu xương bắt đầu xuất hiện. Tiêu xương lâu ngày dẫn đến vùng xoang hàm trên cũng bị tụt xuống. Nếu không thực hiện nâng xoang, trụ Implant khi cấy vào có thể gây thủng xoang rất nguy hiểm.

Tìm hiểu nâng xoang kín và nâng xoang hở

Có 2 loại nâng xoang là nâng xoang kín và nâng xoang hở. Mỗi phương pháp đều có điều kiện và cách thực hiện khác nhau. Cùng Nha Khoa Đại Nam tham khảo thông tin và quy trình thực hiện từng phương pháp.

Nâng xoang kín

Nâng xoang kín áp dụng trong trường hợp xoang của khách hàng bị tụt ít, phần xương chưa tiêu quá nhiều. Phương pháp này thực hiện nâng xoang từ bên trong, thông qua lỗ cấy ghép Implant và không cần phải thực hiện tiểu phẫu quá nhiều.

Bác sĩ tạo một lỗ nhỏ trên nướu tới vùng xoang cần nâng, bơm lượng xương vừa đủ để nâng vùng xoang lên cao, tạo điều kiện để cấy ghép Implant. Kỹ thuật nâng xoang kín ít gây xâm lấn, hạn chế gây sưng đau và thường đi kèm với cấy ghép Implant sau đó.

Quy trình nâng xoang kín

  • Bước 1: Thăm khám và chụp CT xác định tình trạng xoang
  • Bước 2: Gây tê và vệ sinh răng miệng
  • Bước 3: Tạo lỗ nhỏ 2mm trên nướu
  • Bước 4: Dùng kim bơm chuyên dụng bơm lượng xương vừa đủ để nâng xoang
  • Bước 5: Cấy ghép trụ Implant

Tìm hiểu cấy ghép răng Implant tức thìcấy ghép răng Implant nguyên hàm

Nâng xoang hở

Nâng xoang hở hay còn gọi là nâng xoang bằng cửa sổ bên.  Bác sĩ thực hiện rạch vách ngăn ở nướu vị trí bên cạnh răng đã mất và cấy xương. Sau đó, bóc tách màng xương và nâng vùng xoang lên.

Nâng xoang hở áp dụng cho trường hợp mất răng lâu năm, xương hàm bị tiêu quá nhiều. Vùng đáy xoang trở nên gồ ghề, xơ, màng xoang dày hơn, có chứa dịch. Do đó, trong trường hợp này không thể thực hiện nâng xoang kín mà phải áp dụng nâng xoang hở.

Sau khi nâng xoang hở, bệnh nhân cần thời gian để xương và xoang được phục hồi mới thực hiện cấy ghép Implant.

Quy trình nâng xoang hở

  • Bước 1: Chụp phim 3T xác định tình trạng xoang
  • Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê
  • Bước 3: Mở nướu theo hình tròn hoặc hình vuông có diện tích 1*1cm
  • Bước 4: Bóc tách màng xương và nâng xoang hàm. Bổ sung xương để lấp đầy khoảng trống
  • Bước 5: Đóng vạt nướu bằng chỉ tự thiêu

Ghép xương trong Implant là gì? khi nào cần ghép xương Implant

Nâng xoang có đau không? Bao lâu mới cấy trụ Implant được?

Nhờ sự hỗ trợ của kỹ thuật nha khoa và thuốc tê, quá trình nâng xoang được thực hiện nhanh chóng, không gây đau. Sau khi hết thuốc tê, bạn có thể cảm thấy hơi ê ẩm nhẹ trong sức chịu đựng. Cảm giác ê ẩm cũng nhanh chóng kết thúc sau 1 vài ngày.

nâng xoang kín

Nâng xoang được thực hiện trước khi cấy ghép Implant. Đối với nâng xoang kín, bạn có thể thực hiện cấy ghép Implant ngay cùng thời điểm. Đối với nâng xoang hở thì thời gian chờ xương tích hợp có thể lên tới 2 – 3 tháng.

Nâng xoang là kỹ thuật không quá khó, tuy nhiên chúng cũng đòi hỏi bạn nên thực hiện ở những nha khoa uy tín. Bác sĩ nâng xoang cần có đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm. Nha Khoa phải trang bị máy móc hiện đại, thiết bị chuyên nghiệp để hỗ trợ tốt trong quá trình thực hiện.

Các trường hợp được chỉ định chống nâng xoang

Không phải tất cả các trường hợp tiêu xương, tụt xoang đều có thể nâng xoang. Trong một số trường hợp khách hàng không đủ sức khỏe thì chưa thể nâng xoang. 

  • Bệnh nhân bị các bệnh lý về xoang như viêm xoang thì cần phải điều trị dứt điểm bệnh lý trước khi tiến hành nâng xoang
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, bệnh về đường hô hấp 
  • Bệnh nhân mắc chứng khó đông 
  • Bệnh nhân sử dụng chất kích thích rượu bia, thuốc lá, ma túy…

Trong các trường hợp trên, Bác sĩ có thể tiến hành điều trị bệnh lý, kiểm soát tình trạng sức khỏe, chuẩn bị giải pháp ứng biến tốt nhất mới có thể thực hiện nâng xoang cho bệnh nhân.

Răng trên Implant có những loại nào?

Nâng xoang hàm giá bao nhiêu?

Dịch vụ Giá (VNĐ) Đơn vị
Nâng xoang kín 6.850.000 1 răng
Nâng xoang hở 13.700.000 1 răng

Hy vọng bài viết sau của Nha Khoa Đại Nam đã giúp bạn tìm hiểu nâng xoang kín và nâng xoang hở. Tùy theo tình trạng Bác sĩ sẽ có những chỉ định thích hợp, chuẩn bị tốt cho quá trình cấy ghép Implant.

Mọi thắc mắc về nâng xoang kín và nâng xoang hở vui lòng liên hệ Hotline 096 4444 999 để được tư vấn miễn phí.

Đăng ký tư vấn

Đánh giá bài viết
    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop