Sưng nướu răng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Sưng nướu răng là bệnh lý về nướu mà nhiều người mắc phải. Nếu bị sưng nướu kéo dài có thể gây nhiễm trùng khiến bệnh nhân mất răng hàng loạt. Để hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị của bệnh lý này, mời bạn theo dõi bài viết sau của Nha Khoa Đại Nam.
Nướu răng là gì?
Nướu răng hay còn gọi là lợi, đây là một phần quan trọng của cấu trúc miệng. Nướu răng bao gồm mô mềm bao quanh và bảo vệ chân răng, giúp giữ răng cố định trong xương hàm. Chức năng chính của nướu là bảo vệ và hỗ trợ răng, giúp răng thực hiện tốt chức năng ăn nhai.
Sưng nướu răng là như thế nào?
Sưng nướu răng là một trong các biểu hiện của bệnh viêm nướu nha khoa hoặc sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Khi bị sưng nướu sẽ khiến vùng nướu bị đau và gây khó khăn trong ăn nhai. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nếu không được điều trị kịp thời.
Tình trạng sưng nướu răng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở nhiều thời điểm khác nhau. Ở giai đoạn đầu, bệnh rất dễ điều trị và không để lại biến chứng nào. Tuy nhiên nếu sưng lợi răng hàm và có mủ thì việc điều trị kéo dài hơn. Lúc này, bệnh nhân nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, tránh ảnh hưởng đến các răng khác.
Các dấu hiệu khi bị sưng nướu răng
Dấu hiệu khi bị sưng nướu răng có thể khác nhau tùy tình trạng của mỗi người. Trong đó có các triệu chứng cơ bản sau:
- Nướu răng sưng phồng, có màu đỏ thẫm hoặc đỏ đậm khác với màu nướu bình thường.
- Lấy tay chạm vào nướu thấy mềm, độ đàn hồi kém.
- Sưng nướu răng làm mô nướu bị tụt, không bám sát vào răng, lộ chân răng dài hơn. Đôi khi còn thấy kẽ hở giữa viền nướu với chân răng.
- Gây đau nhức khi chạm nhẹ như đánh răng, ăn nhai, tiếp xúc với thức ăn mặn hoặc cay.
- Có thể chảy máu, loét miệng, có mủ trắng, hôi miệng dai dẳng nếu bị sưng lợi răng 1 thời gian dài.
- Dùng tay lắc thấy răng bị lung lay là dấu hiệu nướu lợi răng bạn đang bị sưng chân răng.
- Lợi răng bị sưng làm ê buốt răng khi ăn lạnh, uống nóng, răng nhạy cảm hơn bình thường.
Sưng nướu răng có nguy hiểm không?
Sưng nướu răng không chỉ gây khó chịu trong ăn uống và giao tiếp của bệnh nhân. Tình trạng có thể nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Dưới đây là một số nguy cơ tiềm ẩn:
- Viêm nha chu: Tình trạng viêm nướu không được điều trị có thể tiến triển thành viêm nha chu, gây tổn thương nặng hơn cho nướu và xương hàm. Viêm nha chu có thể dẫn đến mất răng nếu không được điều trị.
- Mất răng: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể làm yếu đi cấu trúc xương hàm và nướu, dẫn đến mất răng.
- Nhiễm trùng lan rộng: Vi khuẩn từ nướu bị viêm có thể lan rộng vào máu và gây nhiễm trùng toàn thân, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nướu răng bị sưng có thể liên quan đến các bệnh lý như bệnh tim mạch, tiểu đường và các vấn đề về hô hấp.
Bệnh nha chu là gì? Cách điều trị bệnh viêm nha chu
Các nguyên nhân gây sưng nướu răng là gì?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng sưng nướu răng. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất:
Sưng nướu răng do viêm nướu
Sưng nướu răng là giai đoạn đầu của bệnh lý viêm nướu, nha chu. Nướu bị kích ứng, phồng rộp bởi các vi khuẩn tấn công. Viêm nướu thường xuất hiện bởi chế độ vệ sinh răng miệng kém, thường xuyên hút thuốc lá, không cạo vôi răng định kỳ.
Sưng nướu răng do bệnh lý răng miệng
Sâu răng nặng khiến vi khuẩn lây lan nhiều hơn, tấn vào nướu gây kích ứng sưng viêm. Nấm men trong miệng có nguy cơ khiến nướu bị nhiễm trùng, các mụn rộp xuất hiện làm sưng nướu răng. Quá trình mọc răng khôn cũng có thể khiến nướu bị kích ứng, tổn thương gây sưng nướu.
Sưng nướu do thay đổi hormone
Thời kỳ kinh nguyệt, dậy thì hoặc mang thai làm bạn thay đổi hormone của cơ thể, khiến răng miệng nhạy cảm và yếu hơn, dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nướu.
Sưng mộng răng là gì? Có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao?
Do sự thiếu hụt dinh dưỡng
Khi cơ thể thiếu các chất khiến chất như vitamin C, K, canxi và magie khiến nướu kém khỏe mạnh. Do đó không tự kháng lại các vi khuẩn, khiến chúng dễ xâm nhập gây viêm nhiễm, sưng.
Mọc răng khôn
Răng khôn, hay còn gọi là răng số 8, là những chiếc răng mọc cuối cùng ở trên cung hàm. Quá trình mọc răng khôn có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng, trong đó có tình trạng bị sưng chân răng.
Răng khôn là gì? Những dấu hiệu răng khôn mọc lệch gây đau nhức
Do tác dụng phụ của thuốc, đang xạ trị hoặc điều trị ung thư
Một số loại thuốc và xạ trị sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết nước bọt ở miệng. Khi miệng bị khô sẽ làm vi khuẩn hoạt động nhiều hơn, dễ dàng khiến bạn bị sưng nướu.
Sưng nướu răng do sử dụng răng sứ, Implant kém chất lượng
Các mão răng kém chất lượng có thể gây dị ứng với nướu, gây sưng nướu răng, nhiễm trùng, lở loét trầm trọng…
Sưng nướu răng có tự hết không?
Sưng nướu răng có tự hết không là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Trong một số trường hợp thì sưng nướu có thể tự hết nếu ở mức độ nhẹ và có tác nhân tạm thời. Lúc này bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn để hỗ trợ.
Nếu triệu chứng sưng nướu răng kéo dài hoặc không giảm đi sau vài ngày, đi kèm với các dấu hiệu khác như đau, đỏ, chảy máu nướu,…thì bạn nên đến các nha khoa để thăm khám nhằm xác định nguyên nhân gây sưng chân răng. Việc chậm trễ trong điều trị có thể gây tác động tiêu cực đến các răng xung quanh. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn.
Sưng nướu răng bao lâu thì khỏi?
Sưng nướu răng bao lâu thì khỏi cũng là nội dung quan trọng. Điều này còn tuỳ theo nguyên nhân gây sưng nướu cũng như mức độ viêm nhiễm. Nếu viêm nhiễm ở mức độ nhẹ thì thời gian điều trị khoảng 5 – 7 ngày. Các biện pháp hỗ trợ như vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng nước súc miệng,… giúp tình trạng này nhanh khỏi hơn.
Tuy nhiên nếu bị sưng nướu mức độ nặng, kèm theo các triệu chứng khác như: chảy máu, có mủ, tụt lợi… thì thời gian điều trị kéo dài hơn. Bệnh nhân cần dùng thuốc theo hướng dẫn của Bác sĩ khi thăm khám để hoàn toàn hồi phục.
Cách trị sưng nướu răng tại nhà hiệu quả
Tình trạng sưng nướu có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của răng, có thể là sưng nướu răng hàm dưới, hàm trên hoặc sưng lợi răng hàm. Để giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh lý này, bạn có thể áp dụng cách trị sưng nướu răng trong cùng tại nhà sau đây:
Súc miệng bằng nước muối
Sử dụng nước muối để súc miệng không chỉ giúp giảm sưng nướu răng mà còn giúp làm sạch và khử trùng miệng một cách hiệu quả. Lý do là trong nước muối có thành phần Natri Clorua, đây là chất có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Pha 1/2 đến 1 thìa cà phê muối vào 1 cốc nước ấm, khuấy đều cho muối tan hết trong nước.
- Bước 2: Hãy súc miệng nhẹ nhàng và đảm bảo dung dịch muối lưu lại trong miệng khoảng 30 giây đến 1 phút trước khi nhổ ra.
- Bước 3: Súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ các cặn bã và muối dư thừa trong miệng.
Dùng nha đam giảm răng bị sưng nướu
Nha đam được biết đến với khả năng làm dịu và giảm sưng hiệu quả, bao gồm cả sưng nướu răng. Do đó sử dụng nha đam là cách hiệu quả để giảm các triệu chứng khó chịu. Đặc biệt là hoạt chất bradykininase hỗ trợ kháng viêm và loại bỏ vi khuẩn rất tốt.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cắt một lát nha đam và lấy gel trong bên trong.
- Bước 2: Cắt nhỏ nha đam, dùng phần nha đam này áp lên vùng nướu bị sưng. Massage nhẹ nhàng để gel thấm vào vùng nướu.
- Bước 3: Mỗi miếng nha đam chỉ dùng khoảng 2-3 phút rồi thay mới. Thực hiện khoảng 20 phút để phát huy hiệu quả tốt nhất.
- Bước 4: Rửa sạch bằng nước ấm sau khi để gel nha đam trong khoảng thời gian đã chỉ định.
Sử dụng nghệ giúp giảm đau
Trong thành phần của nghệ có chứa curcumin (một chất trong củ nghệ thuộc họ Gừng), đây là tinh chất chống viêm và giảm đau tự nhiên. Curcumin là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương và thúc đẩy quá trình lành thương.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trộn 1/2 thìa cà phê bột nghệ với một ít nước ấm hoặc dầu dừa để tạo thành hỗn hợp sệt.
- Bước 2: Thoa hỗn hợp nghệ lên vùng nướu bị sưng và đau. Để hỗn hợp nghệ trên nướu trong khoảng 10-15 phút.
- Bước 3: Rửa miệng lại bằng nước ấm để loại bỏ hỗn hợp nghệ.
Sử dụng gừng giảm sưng nướu răng
Sử dụng gừng cũng là cách điều trị sưng nướu răng tại nhà hiệu quả. Đây là dược liệu tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả. Đặc biệt hoạt chất zingibain có trong gừng giúp loại bỏ vi khuẩn, đồng thời kiểm soát sưng viêm cực tốt.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị vài nhánh gừng tươi, rửa sạch và giã nát gừng.
- Bước 2: Sử dụng gừng để đắp lên vùng nướu bị sưng, giữ nguyên khoảng 15 phút.
- Bước 3: Súc miệng lại với nước sạch.
Ngoài cách trên thì bạn có thể hãm gừng với nước ấm, dùng hỗn hợp này để uống trực tiếp. Khi uống nên uống thật chậm để các tinh chất từ gừng tác dụng lên vùng bị sưng viêm.
Giảm sưng nướu tại nhà với tỏi
Tỏi được dùng để giảm sưng viêm nhờ hoạt chất allicin dồi dào. Đây là chất có tác dụng thải độc, kháng viêm, đồng thời tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Qua đó giảm nhẹ các triệu chứng đau, sưng viêm do viêm nhiễm gây ra.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị vài nhánh tỏi, lột vỏ và rửa sạch với nước
- Bước 2: Nhai trực tiếp tỏi ở vị trí đang bị sưng nướu. Ngậm khoảng 5 phút trước khi súc miệng với nước.
Ngoài ra, bạn có thể giã nát tỏi với một ít nước sạch. Dùng hỗn hợp này để bôi lên vùng nướu răng bị sưng, đợi khoảng 5 phút trước khi súc miệng với nước.
Dùng mật ong trị sưng nướu răng
Mật ong từ lâu đã được dùng để chăm sóc da, trị sốt, trị ho… Ngoài ra, mật ong còn giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ kháng viêm hiệu quả. Do đó, dùng mật ong để trị sưng nướu răng cũng là cách được nhiều người áp dụng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 1 muỗng mật ong nguyên chất
- Bước 2: Dùng tăm bông chấm mật ong và bôi trực tiếp lên vùng nướu bị sưng
- Bước 3: Để yên khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước.
Điều trị sưng nướu răng hiệu quả, nhanh chóng tại nha khoa
Điều trị sưng nướu răng tại nha khoa là rất cần thiết khi bạn gặp phải tình trạng này. Thông qua thăm khám kỹ lưỡng, Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân, mức độ sưng để chỉ định điều trị hiệu quả:
Cạo vôi răng định kỳ
Một trong các nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng là do mảng bám cao răng. Do đó, Bác sĩ luôn khuyên bạn nên cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để chủ động phòng ngừa. Khi cạo vôi răng, Bác sĩ sẽ dùng sóng siêu âm để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng.
Sau khi cạo vôi răng để làm sạch răng miệng, Bác sĩ sẽ thực hiện bôi thuốc điều trị cho các vùng nướu bị viêm nhiễm, giúp chúng phục hồi khỏe mạnh.
Cạo vôi răng là gì? Có đau không và Chi phí hết bao nhiêu tiền?
Sử dụng thuốc điều trị
Sau khi lấy cao răng, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc để bệnh nhân sử dụng. Đây là các loại thuốc có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và thúc đẩy quá trình lành thương. Bên cạnh đó là thuốc giảm đau giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn cần uống đúng liều lượng như đơn để đảm bảo hiệu quả. Lưu ý là tuyệt đối không tự ý mua thêm thuốc nếu chưa có sự hướng dẫn từ Bác sĩ.
Nhổ răng khôn trị sưng nướu răng trong cùng
Bạn nên đến gặp Bác sĩ để thăm khám tình trạng mọc răng khôn làm sưng nướu răng trong cùng. Thông thường nếu nướu trong cùng bị sưng và đau nhiều thì nguy cơ cao răng khôn đã mọc lệch. Bác sĩ có thể sẽ phải đưa ra chỉ định nhổ răng khôn để tránh tình trạng răng mọc ảnh hưởng trầm trọng đến nướu và các răng kế cạnh.
Cách chăm sóc khi bị sưng nướu răng tại nhà
Chăm sóc vệ sinh răng miệng là rất quan trọng, đặc biệt là khi bị sưng nướu răng. Dưới đây là một số nguyên tắc mà bạn cần ghi nhớ:
Sử dụng bàn chải và chỉ nha khoa
Bàn chải và chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây viêm nhiễm. Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 2 phút. Khi đánh răng thao tác cần nhẹ nhàng và đảm bảo chải kỹ các mặt của răng. Việc dùng chỉ nha khoa cũng rất quan trọng, giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp giảm vi khuẩn gây viêm nhiễm, ngăn ngừa hôi miệng và các vấn đề về răng miệng khác. Bạn nên dùng nước súc miệng hoặc nước muối để loại bỏ vi khuẩn. Ngoài ra, hãy thay bàn chải mỗi 3-4 tháng hoặc khi lông bàn chải bị mòn để đảm bảo hiệu quả làm sạch.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả trong việc chăm sóc nướu răng bị sưng. Nước giúp giữ ẩm cho miệng, ngăn ngừa khô miệng và loại bỏ vi khuẩn. Việc duy trì thói quen uống nhiều nước hàng ngày sẽ giúp bạn giảm sưng nướu và duy trì sức khỏe răng miệng tốt. Ngoài ra, uống nhiều nước còn hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn. .
Không dùng chất kích thích
Tránh sử dụng chất kích thích như thuốc lá và rượu là một biện pháp quan trọng để giảm sưng nướu. Hút thuốc làm giảm lưu lượng máu đến nướu, làm cho nướu dễ bị viêm nhiễm và khó lành hơn. Uống rượu có thể làm khô miệng và tăng nguy cơ viêm nướu. Do đó, tránh chất kích thích không chỉ giúp giảm sưng nướu mà còn bảo vệ sức khỏe toàn diện của bạn.
Lời khuyên từ chuyên gia giúp bạn ngăn ngừa sưng nướu
Tình trạng sưng nướu răng tuy không quá nguy hiểm nhưng khiến bạn khó chịu khi ăn uống và giao tiếp. Để chủ động ngăn ngừa tình trạng này, bạn có thể áp dụng các cách dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Một trong những biện pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa sưng nướu là duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách. Hãy sử dụng bàn chải, chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn, nguyên nhân chính gây viêm nhiễm và sưng nướu.
- Lựa chọn kem đánh răng chứa fluoride: Fluoride có tác dụng bảo vệ men răng và ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nướu.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây, sữa…Đồng thời hạn chế đồ uống, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều tinh bột,…
- Tránh hút thuốc lá: Hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây viêm nướu và các vấn đề về răng miệng khác. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn nên tránh hút thuốc.
- Thăm khám nha khoa định kỳ: Thăm khám nha sĩ định kỳ ít nhất hai lần mỗi năm để kiểm tra và làm sạch răng miệng. Điều này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của viêm nướu và đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.
Bài viết trên giúp bạn có thêm thông tin về nguyên nhân và cách điều trị khi bị sưng nướu răng. Để phòng tránh các biến chứng từ tình trạng này thì ngay khi có dấu hiệu, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị. Liên hệ Hotline 096 4444 999 để được tư vấn đặt lịch cùng Bác sĩ!
Bài viết liên quan
-
Hàn răng xong bị buốt | Nguyên nhân do đâu
Những cơn đau nhức này xảy ra khi bị tác động nhiều yếu tố tạo […]
-
RĂNG VẨU LÀ GÌ? CÁCH CHỮA RĂNG VẨU HIỆU QUẢ
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Răng […]
-
Răng hô là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả
Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn thường gặp, gây ảnh hưởng đến […]
-
GIÁ CẠO VÔI RĂNG CẬP NHẬT MỚI NHẤT TẠI TPHCM
Vôi răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, mà còn là nguyên […]
-
Bài tập giảm hô hàm trên hiệu quả, thực hiện tại nhà
Hô hàm trên là một tình trạng sai lệch khớp cắn ảnh hưởng thẩm mỹ […]
-
Vì sao nhiều việt kiều về nước làm răng sứ tại Nha khoa Đại Nam?
Nha khoa Đại Nam là địa chỉ quen thuộc và đáng tin cậy của hàng […]