Hướng dẫn tập Mewing mũi cao hiệu quả bạn nên biết

Tập Mewing mũi cao là phương pháp được nhiều người áp dụng. Đây là động tác đơn giản, dễ thực hiện, giúp gương mặt thanh thoát hơn sau một thời gian tập luyện. Cùng Nha Khoa Đại Nam tìm hiểu các bước tập đúng cách trong bài viết dưới đây.

Tập Mewing có giúp mũi cao hơn không?

Tập Mewing mũi cao hơn hay không là từ khóa được nhiều người tìm kiếm. Theo một số người tư vấn thì phương pháp này sẽ giúp sống mũi được đẩy cao hơn, vì vậy khuôn mặt thanh thoát hơn.

Phương pháp này được nghiên cứu bởi bác sĩ John Mew, sau đó được con trai ông là Bác sĩ Mike Mew phổ biến rộng rãi. Tuy chưa có nhiều bằng chứng khoa học về hiệu quả phương pháp này, nhưng rất nhiều người đã tập và nhận thấy sự thay đổi rõ rệt.

Theo chia sẻ từ Bác sĩ Mew, hiệu quả mũi cao hơn khi tập Mewing là do hàm dưới được nâng trên. Phần hàm trên hướng lên trên và được đẩy về phía trước. Do đó sống mũi sẽ cao hơn so với vị trí ban đầu. Sự thay đổi này sẽ giúp góc nghiêng cuốn hút, khuôn mặt có chiều sâu hơn. 

Tập Mewing có thể giúp mũi cao hơn
Tập Mewing có thể giúp mũi cao hơn

Ngoài ra, tập luyện theo phương pháp Mewing thường xuyên còn giúp đường hô hấp mở rộng hơn. Vì vậy sẽ cải thiện đáng kể tình trạng viêm xoang và các bệnh lý về hô hấp khác. Trên thực tế, Mewing không tác động đến cấu trúc xương của bạn. Hiệu quả này hoàn toàn có được nhờ tác động cơ năng, vì vậy đảm bảo an toàn khi tập luyện.

Tóm lại, tập luyện Mewing đúng đúng có thể giúp mũi bạn trông cao hơn, gương mặt trở nên thanh toasnt hơn. Ngoài ra, phương pháp còn giúp cải thiện các bệnh lý về đường mũi như viêm mũi, viêm xoang, polyp mũi xoang.

Các bước tập Mewing mũi cao đúng cách

Như đã đề cập, tập Mewing có tác dụng giúp sống mũi cao hơn sau một thời gian. Vì vậy, hiện có rất nhiều bạn trẻ tìm hiểu về phương pháp này. Khi tập, vị trí đặt lưỡi là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất, ảnh hưởng đến kết quả.Bạn có thể tham khảo các bước tập Mewing mũi cao dưới đây:

  • Bước 1: Bắt đầu với tư thế thả lỏng cơ thể, lưng thẳng, cột sống cổ thẳng. Sau đó ngậm miệng lại từ từ.
  • Bước 2: Di chuyển đầu lưỡi và thân lưỡi lên trên sao cho đầu lưỡi cách chân răng khoảng 1cm. 
  • Bước 3: Áp sát toàn bộ đầu lưỡi và cuống lưỡi lên vòm miệng phía trên. Lúc này, 2 môi khép lại, răng trên và răng dưới chạm nhẹ, không nghiến răng.
  • Bước 4: Giữ nguyên vị trí này trong vài phút. Khi đã quen dần với động tác này, bạn có thể thực hiện liên tục 20 30 phút, thậm chí là cả ngày.

Lưu ý: Trong toàn bộ quá trình tập Mewing, bạn phải thở bằng mũi. Nếu bạn thở bằng miệng, hiệu quả của bài tập sẽ không được phát huy, thậm chí có thể phản tác dụng. 

Luôn thở bằng mũi trong suốt quá trình tập Mewing mũi cao
Luôn thở bằng mũi trong suốt quá trình tập Mewing mũi cao

Cần tập Mewing mũi cao trong thời gian bao lâu?

Trên đây là các bước để tập luyện Mewing giúp mũi trong cao hơn, gương mặt thanh thoát hơn. Vậy thời gian tập luyện bao lâu là đủ? Theo một số chia sẻ, bạn nên tập trong khoảng 20 – 30 phút mỗi ngàyduy trì ít nhất 5 ngày/tuần. Khi đã quen với động tác này, bạn sẽ tăng dần thời gian tập luyện hơn. Lúc này, việc đặt lưỡi lên vòm miệng đã là thói quen, vì vậy bạn có thể thực hiện bất kỳ thời gian nào. Cần tập trung vào các bước để đảm bảo tập đúng cách.

Các lỗi cần tránh khi tập Mewing giúp mũi cao hơn

Tập mewing được đánh giá là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, rất nhiều người mắc lỗi trong quá trình tập. Điều này có ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt theo hướng không tốt.Sau đây là một số lỗi mà bạn cần tránh:

Đặt sai tư thế lưỡi 

Đặt lưỡi đúng vị trí được xem là “linh hồn” của bài tập Mewing. Đối với người mới bắt đầu, đây cũng là một động tác dễ tập sai. Đặc biệt là khi bạn chưa tìm hiểu kỹ, chỉ đọc sơ qua rồi thực hành ngay.Lỗi sai thường gặp nhất là lưỡi chạm lên vòm họng hoặc các răng cửa ở hàm trên. Điều này khiến lực không thể tác động lên xương hàm nên không đảm bảo hiệu quả. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người tập thời gian dài nhưng không thấy sự khác biệt.

Đặt lưỡi đúng vị trí là rất quan trọng khi tập
Đặt lưỡi đúng vị trí là rất quan trọng khi tập

Thở qua đường miệng

Thở bằng miệng là thói quen xấu gây ảnh hưởng đến kết quả tập Mewing. Trong các trường hợp, việc thở bằng miệng có thể tác động đến cấu trúc xương, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Cụ thể, thở bằng miệng lâu dài có thể làm thay đổi cấu trúc xương hàm, cung hàm và vòm họng.

Vì vậy gương mặt cũng có thể biến dạng theo hướng không mong muốn.Vì vậy, bạn cần tránh lỗi thở bằng miệng trong quá trình tập Mewing. Thay vào đó, hãy luôn luôn thở bằng mũi, giúp đẩy xương hàm về phía trước và nâng cao mũi.

Thiếu kiên trì khi tập luyện

Tập Mewing hoàn toàn không xâm lấn, vì vậy cần phải có thời gian dài. Thông thường, bạn phải tập thường xuyên trong nhiều tháng thì mới có sự khác biệt. Do đó, nếu chỉ tập vài ngày thì chắc chắn kết quả sẽ bằng 0. Vì vậy, kiên nhẫn là điều cần thiết khi luyện tập. Bạn không nên nôn nóng vì đây là cả quá trình, thay vào đó bạn nên chụp ảnh theo từng giai đoạn 1-2 tháng để kiểm tra. 

Tác động quá nhiều lực lên 2 hàm

Một trong các lỗi sai thường gặp khi tập Mewing là dùng quá nhiều lực. Biểu hiện là việc nghiến chặt răng trong quá trình tập. Điều này khiến hai xương hàm phải chịu áp lực lớn. Vì vậy, bạn cần thả lỏng trong quá trình tập luyện, lưỡi đặt đúng vị trí.

Tập Mewing nâng mũi sai cách dẫn đến các tác hại nào?

Mewing tuy dễ tập nhưng nếu không tìm hiểu kỹ, bạn rất dễ tập sai động tác. Đặc biệt là nếu bạn tập sai trong thời gian dài có thể dẫn đến một số tác hại như:

  • Đau mỏi cơ hàm, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Tình trạng đau ở lưỡi cũng khiến việc phát âm, giao tiếp bị ảnh hưởng.
  • Khi nuốt vào có cảm giác bị mắc kẹt dị vật trong họng, tạo nên cảm giác khó chịu, buồn nôn.
  • Nếu tập Mewing sai kỹ thuật một thời gian dài có thể dẫn đến lệch mặt. Khiến mũi không đạt được hiệu quả cao hơn mà khiến mặt bị lệch. Lúc này, phải có can thiệp chỉnh hình mới có thể cải thiện được.
  • Khiến vùng dưới cằm yếu hơn do lực tác động không đều lên cấu trúc mặt. 
Cần tập đúng kỹ thuật để nhận thấy sự thay đổi
Cần tập đúng kỹ thuật để nhận thấy sự thay đổi

Những ai không nên tập Mewing để nâng mũi?

Không phải bất kỳ ai cũng có thể tập Mewing để cải thiện các khuyết điểm. Dưới đây là các nhóm đối tượng chống chỉ định đối với phương pháp này:

Khớp cắn sâu do xương

Tình trạng khớp cắn sâu do xương với biểu hiện là răng cửa hàm trên trùm toàn bộ xuống răng hàm dưới. Để cải thiện, cần có sự can thiệp từ khí cụ chỉnh nha hoặc phẫu thuật hàm. Đối với trường hợp này, việc tập Mewing sẽ không đảm bảo kết quả, thậm chí có thể khiến tình trạng thêm phức tạp.

Đang trong giai đoạn niềng răng

Khi niềng răng, lực từ khí cụ nha khoa sẽ tác động để giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Lúc này, bác sĩ đã kiểm tra và có kế hoạch niềng chính xác, đảm bảo hiệu quả. Việc tập Mewing có thể làm ảnh hưởng đến kết quả niềng, khiến quá trình kéo dài hơn.

Không nên tập Mewing khi đang niềng răng
Không nên tập Mewing khi đang niềng răng

Răng mọc chen chúc

Nguyên nhân răng mọc chen chúc thường là do hình thể răng bị lệch chuẩn, quá to hoặc quá nhỏ, răng ở hai hàm bất đối xứng. Bên cạnh đó, tình trạng lệch trục răng cũng khiến răng mọc không đúng vị trí. Đối với trường hợp này, tập Mewing sẽ không thể cải thiện vì phương pháp này hoàn toàn không tác động đến cấu trúc cung hàm. Thay vào đó, bạn nên tìm đến chuyên gia để được tư vấn biện pháp hiệu quả.

Trên đây là các bước tập Mewing mũi cao, giúp gương mặt cuốn hút hơn sau một thời gian luyện tập. Chúc các bạn sớm sở hữu chiếc mũi ưng ý,hài hoà với khuôn mặt.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy Liên hệ HOTLINE 096 4444 999 để được tư vấn từ chuyên gia!

Đánh giá bài viết
    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop