Răng khôn là răng số mấy? Răng khôn có nên nhổ hay không?

Răng khôn (có được gọi là răng số 8), đây là các răng sẽ mọc vào độ tuổi trưởng thành. Nhiều người thắc mắc về chức năng của chúng cũng như việc có nên nhổ răng khôn hay không. Cùng Nha khoa Đại Nam tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Răng khôn là gì? Răng khôn là răng số mấy?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, đây là chiếc răng cuối cùng mọc trên cung hàm. Thông thường, răng khôn sẽ bắt đầu mọc vào giai đoạn từ 17 – 25 tuổi. Có rất nhiều tranh cãi liên quan đến chức năng của răng khôn. Bên cạnh đó là các phiến phức mà những chiếc răng này có thể mang lại khi mọc. 

Răng khôn là răng số 8 trên cung hàm
Răng khôn là răng số 8 trên cung hàm

Một người có bao nhiêu răng khôn? 

Có phải một người trưởng thành sẽ có đủ 28 chiếc răng? Thực tế là 32 vì có thêm 4 chiếc răng khôn, 2 chiếc hàm trên và 2 chiếc hàm dưới. Chúng sẽ mọc lên tại các vị trí trong cùng của hàm, vì thế không có chức năng ăn nhai cũng không có chức năng đảm bảo về thẩm mỹ. 

Răng khôn có tác dụng gì không? 

Răng khôn mọc rất muộn ở độ tuổi trưởng thành và mọc ở phía trong cùng của cung hàm mỗi người. Vì thế nên chúng không đóng góp gì vào chức năng ăn nhai và vì ở trong góc khuất nên không ảnh hưởng gì đến thẩm mỹ. 

Răng khôn không đóng góp chức năng ăn nhai
Răng khôn không đóng góp chức năng ăn nhai

Những dấu hiệu nhận biết răng khôn đang mọc

Đây là những chiếc răng cuối cùng mọc sâu phía trong hàm nên khó có thể nhận biết khi chúng đang mọc. Nếu xảy ra hiện tượng mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen lấn thì việc nhận biết càng trở nên khó khăn hơn. Mặc dù vậy, khi mọc răng khôn sẽ xuất hiện những dấu hiệu phổ biến để chúng ta có thể nhận biết. 

Khó chịu và đau nhức ở hàm

Đầu tiên là cảm giác đau âm ỉ đến đau nhức dữ dội tại vị trí trong cùng của hàm, ngay tại vị trí mọc răng khôn. Khi mọc nhiều răng khôn một lúc, cảm giác đau sẽ trải dài khắp xương hàm, tại mọi vị trí đều có cảm giác đau nhức khó chịu. 

Cảm giác khó chịu và đau nhức chủ yếu do các nguyên nhân dưới đây: 

  • Răng khôn không đủ chỗ mọc lên: Vì răng khôn mọc ngay thời điểm các răng khác và xương hàm đã ổn định nên sẽ không đủ chỗ cho răng khôn. Vì thế chúng sẽ phải chen lấn để mọc lên dẫn đến tình trạng mọc lệch, mọc xiên, mọc xâm lấn răng hàm bên cạnh. Tình trạng này là nguyên nhân chính của những cơn đau nhức và khó chịu. 
  • Nhiễm trùng: Khi răng khôn nhú lên khỏi nướu, vi khuẩn có thể xâm nhập và tấn công gây nhiễm trùng tại vị trí đang mọc lên. 
  • U nang: Răng khôn mọc ngầm có thể gây nên tình trạng u nang. Kéo dài vấn đề này sẽ khiến cho các răng xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.
Răng khôn mọc lệch sẽ khiến người bệnh đau nhức
Răng khôn mọc lệch sẽ khiến người bệnh đau nhức

Khớp hàm bị cứng lại 

Vào giai đoạn mọc răng khôn, bạn có thể cảm nhận được xương hàm trở nên cứng hơn, cử động hàm sẽ khó khăn hơn. Vì thế, vấn đề ăn uống và giao tiếp sẽ gặp trở ngại, nếu cố gắng ăn nhai và nói chuyện có thể khiến cho cơn đau gia tăng. 

Sốt khi mọc răng khôn 

Sốt là dấu hiệu phổ biến khi mọc răng khôn thường xuất hiện ở nhiều người. Tình trạng sưng nướu và đau nhức có thể khiến bạn mệt mỏi, thậm chí là sốt nhẹ. Đây là triệu chứng bình thường, nên bạn không cần quá lo lắng. 

Tuy nhiên, sốt có thể là phản ứng của cơ thế đối với những tác nhân gây nhiễm trùng. Nếu sốt cao và kéo dài bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Mọc răng khôn có thể gây sốt
Mọc răng khôn có thể gây sốt

Sưng nướu

Khi răng khôn mọc lên sẽ khiến nướu bị kích ứng, có thể xuất hiện tình trạng sưng và tấy đỏ. Điều này khiến có quá trình ăn uống của bạn gặp khó khăn, nướu sẽ bị đau nhức khi tiếp xúc thức ăn. 

Ngoài ra, việc răng khôn mọc ngầm dưới nướu sẽ dễ khiến nướu bị nhiễm trùng. Vi khuẩn sẽ tấn công nướu gây viêm nhiễm nếu việc vệ sinh răng miệng không được thực hiện đầy đủ và đúng cách. 

Nổi đốm trắng sau răng hàm 

Khi nhìn vào sâu trong hàm, sẽ thấy đốm trắng nổi lên, đó có thể là đỉnh của chiếc răng khôn đang mọc. Đây có lẽ là dấu hiệu rõ rệt nhất của răng số 8 khi mọc. 

Sưng và đau ở vùng má

Vùng má bị sưng và đau là dấu hiệu của mọc răng khôn hàm trên. Má sẽ bị sưng to hơn bình thường, đi kèm với đó là cảm giác đau nhức khó chịu khi cử động xương hàm. Thậm chỉ còn xảy ra tình trạng trầy xước và chảy máu khi răng khôn mọc lệch đâm ra ngoài má.

Mọc răng khôn sẽ khiến vùng má bị sưng và đau nhức
Mọc răng khôn sẽ khiến vùng má bị sưng và đau nhức

Việc ăn nhai gặp khó khăn

Đây là dấu hiệu phổ biến khi răng khôn mọc lệch. Xương hàm bị cứng lại, nướu bị sưng và đau nhức sẽ khiến cho việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Việc tác động lực nhai lên những vị trí bị sưng sẽ khiến cho cơn đau trở nên dữ dội hơn, thậm chí là gây chảy máu nướu.

Cơn đau răng có thể khiến bạn chán ăn, bỏ bữa, điều này làm cho sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Mọc răng khôn khiến người bệnh chán ăn vì những cơn đau
Mọc răng khôn khiến người bệnh chán ăn vì những cơn đau

Xuất hiện mủ ngay vị trí mọc răng

Đây là dấu hiệu khá nghiêm trọng khi răng khôn mọc lên. Tại vị trí trong cùng của hàm xuất hiện mủ là sự cảnh báo của việc nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công. Khi thấy xuất hiện tình trạng này, Nha khoa Đại Nam khuyên bạn nên đi thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm khác.

Hơi thở có mùi khó chịu

Thức ăn sẽ mắc kẹt tại vị trí răng khôn đang mọc lên. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì dễ khiến cho hơi thở có mùi khó chịu. Vì răng số 8 mọc ở vị trí trong cùng của hàm nên rất khó để thấy và vệ sinh. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ gây hôi miệng. Điều này sẽ làm bạn thấy tự ti khi giao tiếp với người khác. 

Vi khuẩn khiến cho hơi thở có mùi khó chịu
Vi khuẩn khiến cho hơi thở có mùi khó chịu

Các dấu hiệu khác

Trên đây là những dấu hiệu khá phổ biến mà nhiều người gặp phải khi mọc răng khôn. Ngoài ra còn có thể gặp những triệu chứng dưới đây: 

  • Đau nhức các vùng khác: Răng khôn mọc ngầm dưới nướu hoặc mọc lệch có thể dẫn đến sự tích tụ áp lực lên các dây thần kinh và gây đau đầu, đau mắt, đau tai…
  • Nghẹt mũi, đau xoang: Chân răng số 8 ở hàm trên có thể tác động đến các dây xoang gây đau xoang, nghẹt mũi, nhức đầu,…

Tại sao răng số 8 thường hay mọc lệch? 

Nguyên nhân tại sao răng số 8 thường hay mọc lệch cũng là vấn đề nhiều người thắc mắc. Khi ở độ tuổi trưởng thành, xương hàm đã phát triển hoàn thiện và các răng trên cung hàm đã mọc lên ổn định. Do không đủ chỗ nên răng khôn thường chen lấn để mọc, điều này dẫn đến tình trạng răng số 8 mọc lệch.

Vì mọc sau cùng nên cung hàm không còn chỗ cho răng khôn
Vì mọc sau cùng nên cung hàm không còn chỗ cho răng khôn

Những tổn thương do răng khôn mọc lệch gây ra

Bởi vì không mọc lên bình thường như những chiếc răng khác mà phải mọc chen lấn, nên răng số 8 mọc lệch sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho răng miệng. Cụ thể như sau:

Răng khôn mọc lệch làm sâu răng

Răng khôn mọc lệch ngầm gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng tại chỗ và sức khỏe toàn thân của người bệnh. Răng khôn mọc lệch ngầm thường làm hỏng răng bên cạnh. Khe hở giữa răng số 8 mọc lệch và răng số 7 gây nhét thức ăn và làm sâu răng.

Vì khó vệ sinh nên răng khôn dễ bị sâu
Vì khó vệ sinh nên răng khôn dễ bị sâu

Viêm nhiễm tại chỗ do răng khôn mọc lệch

Là trường hợp hay gặp nhất, sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn tại chỗ răng khôn mọc lệch gây viêm tổ chức quanh thân răng. Bệnh nhân thấy đau, hôi miệng, sưng nề vùng lợi răng khôn, có thể thấy có mủ chảy ra, khó há miệng. Những viêm nhiễm này sẽ tái đi tái lại nhiều lần, những lần tái phát sau sẽ càng nặng nề hơn.

Trong một số trường hợp không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ lan rộng sang các khu vực khác như mang tai, má, xuống cổ, viêm xương, viêm màng trong tim, nhiễm trùng máu… 

Vị trí mọc răng khôn dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm
Vị trí mọc răng khôn dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm

Răng khôn mọc lệch gây tổn thương răng số 7

Răng khôn mọc lệch ngầm thường làm hỏng răng bên cạnh. Khe hở giữa răng khôn mọc lệch và răng số 7 gây dắt thức ăn và làm sâu răng. Khi răng khôn ép vào răng bên cạnh sẽ làm tiêu một phần thân và chân răng này, đồng thời tiêu xương ở mặt xa của răng số 7.

Tổn thương này có thể âm thầm kéo dài trong nhiều năm nếu bệnh nhân không đi khám và có thể không thể giữ lại được răng số 7. Trong khi đó, răng số 7 hay còn gọi là răng hàm lớn thứ hai là một trong những răng giữ chức năng ăn nhai quan trọng nhất trên cung hàm.

Gây u, nang xương hàm khi răng khôn mọc lệch

Những nhiễm trùng mạn tính quanh thân răng, những tổ chức của túi răng còn sót lại do quá trình mọc lên không hoàn chỉnh của răng khôn là nguyên nhân để hình thành lên những khối u xương hàm như nang thân răng,…

Với kỹ thuật tiên tiến ngày nay, các bác sĩ có thể dễ dàng loại bỏ những răng mọc ngầm một cách nhẹ nhàng mà không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân. Nên khi các bạn gặp trường hợp này, các bạn hãy chọn cho mình phòng nha uy tín để được tư vấn và điều trị triệt để nhất.

Có nên nhổ răng số 8 hay không?

Nhiều người phân vân rằng có thực sự nên nhổ răng khôn hay không? Theo Bác sĩ Nha khoa Đại Nam, những trường hợp dưới đây bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 8: 

  • Mọc lệch có gây biến chứng đau nhức, nhiễm trùng và gây ảnh hưởng đến những răng bên cạnh. 
  • Chưa gây biến chứng nhưng có khe hở với răng bên cạnh tạo điều kiện cho thức ăn giắt vào và khó làm sạch sẽ sớm dẫn đến sâu răng.
  • Mọc thẳng nhưng hình dáng dị dạng, bất thường.
  • Răng số 8 bị sâu.
  • Chỉ mọc ở 1 hàm, đối diện không có răng sẽ khiến răng khôn trồi ra ảnh hưởng đến nướu của hàm đối diện.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp không cần nhổ răng số 8: 

  • Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không gây tổn thương cho nướu và các răng xung quanh.
  • Người có những bệnh lý khó kiểm soát như tiểu đường, máu khó đông, tim mạch,…
  • Răng khôn liên quan trực tiếp đến các dây thần kinh mà khi phẫu thuật nhổ răng khôn có thể làm ảnh hưởng chúng.

Vậy thắc mắc có nên nhổ răng số 8 hay không đã được trả lời. Tùy vào tình trạng răng khôn và sức khỏe của từng người mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị khác nhau. 

Những người bị bệnh tim mạch không nên nhổ răng khôn
Những người bị bệnh tim mạch không nên nhổ răng khôn

Răng khôn số 8 đang sưng có nhổ được không?

Đối với những trường hợp răng khôn bị sưng, viêm thì sẽ không được nhổ. Khi răng đang bị sưng mà tác động đến răng dễ gây nhiễm trùng, điều này vô cùng nguy hiểm.

Khi răng số 8 có hiện tượng sưng, viêm gây đau nhức, bạn cần đến địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và được Bác sĩ đưa ra hướng xử lý phù hợp. Thông thường Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị hết sưng viêm, sau đó mới chỉ định nhổ.

Điều quan trọng khi nhổ răng khôn là bạn nên lựa chọn Nha khoa tốt, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Nếu thực hiện nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật, sẽ tác động đến dây thần kinh, để lại những hệ quả khôn lường.

Có thể bạn quan tâm: Răng đang đau có nhổ được không

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn, sức khỏe răng miệng nên được chăm sóc một cách chu đáo và hợp lý. Dưới đây là những lưu ý về việc ăn uống sau khi nhổ răng số 8: 

Những thực phẩm nên ăn sau khi nhổ răng số 8

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với sự hồi phục vết thương. Chính vì vậy, sau khi nhổ răng khôn, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống như sau:

  • Trong những ngày đầu nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp để nạp đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể.
  • Ăn đa dạng các loại thịt (bò, gà, lợn…) hay hải sản như tôm, cua, cá… để bổ sung đạm, chất béo và các dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể sau khi nhổ răng.
  • Giai đoạn này nên bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ các loại rau, củ, quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể dùng ở dạng nước ép hoặc chế biến thành món ăn đa dạng khác nhau.
  • Uống đủ nước mỗi ngày là điều rất cần thiết để không gặp phải tình trạng khô miệng. Điều đó có thể dẫn đến rất nhiều vi khuẩn phát triển trong miệng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. 
Nên bổ sung vitamin và khoáng chất sau khi nhổ răng khôn
Nên bổ sung vitamin và khoáng chất sau khi nhổ răng khôn

Những thực phẩm nên kiêng sau khi nhổ răng số 8

Theo bác sĩ Nha khoa Đại Nam, để tránh bị viêm nhiễm và giúp vết thương nhanh lành hơn, thì sau khi nhổ răng số 8, bạn cần chú ý kiêng cữ một số thực phẩm như sau:

  • Nên kiêng những loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Thức ăn nóng hoặc lạnh quá sẽ gây tổn thương đến vị trí nhổ, khiến vết thương lâu lành.
  • Vết thương do nhổ còn mới, bạn cũng cần tránh những loại thực phẩm cứng hoặc dai. Những thực phẩm này cần tác dụng lực và thời gian nhiều hơn, có thể ảnh hưởng lên vết thương.
  • Thực phẩm nhiều đường sẽ làm vết thương lâu lành. Cũng tương tự như vậy, thức ăn quá chua có nhiều axit cũng làm tổn thương vị trí nhổ răng.
  • Không nên uống những thức uống có chất kích thích và thuốc lá.
Sau khi nhổ răng khôn nên hạn chế ăn đồ ngọt
Sau khi nhổ răng khôn nên hạn chế ăn đồ ngọt

Vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng số 8

Sau khi nhổ răng khôn số 8, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách như sau:

  • Uống đủ và đúng liều thuốc theo chỉ định của Bác sĩ. Lưu ý không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của Bác sĩ.
  • Nếu cảm thấy đau và sưng sau khi nhổ, Bạn có thể dùng đá lạnh để chườm tại bên má.
  • Không nên súc miệng bằng nước muối ít nhất là 1 giờ đồng hồ sau khi nhổ răng.
  • Không được sờ vào vết thương sau khi nhổ để tránh nhiễm khuẩn.
  • Khi đánh răng cần tránh vị trí mới nhổ, không làm tổn thương vết nhổ. Vệ sinh bằng nước súc miệng để đảm bảo vi khuẩn được tiêu diệt một cách tối ưu.
  • Không nên tập luyện thể thao, vận động mạnh trong vòng 2 tuần từ khi nhổ răng. Những tác động trong thời gian này dễ tác động lên hàm, vị trí nhổ, gây tác động nên gương mặt.
Chườm đá có thể giúp cho cơn đau thuyên giảm
Chườm đá có thể giúp cho cơn đau thuyên giảm

Trên là một vài thông tin về răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) Nha khoa Đại Nam gửi đến bạn. Nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm thông tin về sức khỏe răng miệng. Liên hệ ngay HOTLINE 0964 444 999 chuyên viên tư vấn sẽ cung cấp thông tin chi tiết đến bạn hoàn toàn miễn phí.

Đăng ký tư vấn

Đánh giá bài viết
Subscribe
Thông báo về
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan

banner chương trình vali
pagetop