Nguyên nhân và giải pháp hạn chế răng yếu, lung lay, ê buốt sau khi sinh
Cùng với đau lưng, nhức mỏi, rạn da bụng, tăng cân, thâm nách thì răng cũng là một bộ phận trên cơ thể người mẹ bị ảnh hưởng. Không còn xa lạ gì với tình trạng răng các mẹ bỉm sau sinh như: sinh xong răng yếu, đẻ xong răng bị lung lay, ê buốt răng sau sinh.
Các mẹ bầu khi mang thai hay nói đùa rằng: sinh một đứa con sẽ mất một chiếc răng, nhưng quả thật cũng có những tình trạng răng bị rụng sau sinh. Và cũng rất nhiều thai phụ nghĩ rằng trong quá trình mang thai con sẽ lấy đi canxi từ răng của mẹ để hình thành xương của chúng, nên răng của mẹ sẽ yếu đi.
Vậy những suy nghĩ trên của các mẹ bầu có đúng không? Cùng Nha Khoa Đại Nam tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các tình trạng răng ê buốt, yếu, lung lay của các mẹ sau sinh nhé.
Răng yếu, ê buốt, lung lay sau sinh có phải do con lấy canxi từ răng của mẹ không?
Canxi là khoáng chất phong phú nhất trong cơ thể con người, và 99% lượng canxi này được lưu trữ trong xương và răng. Em bé đang phát triển cần một lượng canxi đáng kể, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba khi khung xương đang hình thành.
Để đạt được điều này các mẹ bầu cần tăng lượng canxi hấp thụ từ thức ăn được ăn vào. Và quan trọng nhất là lấy một phần canxi từ bộ xương của mẹ, để cung cấp cho bộ xương của thai nhi. Hàm lượng khoáng chất trong xương của phụ nữ giảm chỉ từ 1 đến 4% trong suốt thai kỳ mà thôi. Phần lớn lượng canxi còn lại được chuyển sang thai nhi.
Mặc khác, lại có những suy nghĩ cho rằng canxi từ răng của người mẹ có thể bị thẩm thấu trong quá trình mang thai. Bằng cách tương tự như hấp thụ xương của mẹ, để giúp cho sự phát triển của thai nhi đang phát triển.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho rằng con lấy canxi từ răng của mẹ để hình thành khung xương là không đúng. Hàm lượng canxi trong răng của phụ nữ mang thai không bị giảm như nhiều lời đồn đoán.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng yếu, lung lay, ê buốt sau sinh
Chưa chú trọng việc vệ sinh răng miệng
Một nguyên nhân có thể dẫn hiện tượng răng bị lung lay, yếu, ê buốt sau sinh đến từ sự gia tăng của estrogen và progesterone. Hai loại Hormon sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của một số vi khuẩn trong miệng, dễ dẫn đến viêm nha chu, răng lung lay.
Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách dẫn đến việc hình thành một lượng lớn vi khuẩn tích tụ và tạo vôi răng, khiến nướu bị sung huyết và sưng tấy, sâu răng dẫn đến lỏng lẻo ê buốt. Các mẹ sau sinh, ngoài răng sẽ bị yếu đi, lung lay, ê buốt còn dễ bị sâu răng và hôi miệng nếu không chú trọng việc vệ sinh răng miệng.
Tình trạng thiếu hụt canxi sau sinh
Thiếu hụt canxi trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến răng lung lay, yếu hoặc rụng răng sau khi sinh con. Theo các nghiên cứu cho thấy những bà mẹ mới cho con bú sau khi sinh con mất trung bình khoảng 300 mg canxi mỗi ngày, mức độ estrogen của họ thấp và mức độ prolactin cao.
Lúc này, khả năng tái tạo canxi của xương ở mức thấp, canxi tiết vào sữa là sử dụng nguồn dự trữ canxi của chính mẹ. Nếu không được bổ sung canxi kịp thời thì tình trạng đẻ xong răng bị lung lay, sinh xong răng yếu, ê buốt răng sau sinh.
Các biện pháp giúp răng chắc khỏe hơn sau sinh
Chú trọng việc vệ sinh răng miệng
Sau khi sinh, sức khoẻ của người mẹ suy yếu nghiêm trọng, nên cần nhanh chóng bổ sung năng lượng và dinh dưỡng. Mẹ bỉm không chỉ ăn nhiều bữa trong thời gian ở cữ và ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như: cá khô, đậu, các sản phẩm từ sữa.
Thực phẩm từ sữa không chỉ là sản phẩm giàu canxi, mà có thể ức chế vi khuẩn bài tiết chất chua, tạo thành hiệu lực bảo vệ an toàn.
Nguyên nhân gây hôi miệng là gì?
Sức khỏe răng miệng của phụ nữ sau sinh cực kỳ nhạy cảm và rất dễ bị vi khuẩn tấn công trong giai đoạn này. Sau sinh đánh răng chỉ mỗi sáng ngủ dậy và trước khi đi ngủ thôi là chưa đủ, cần phải đánh răng sạch sẽ ngay sau mỗi bữa ăn để loại bỏ thức ăn còn sót trong miệng.
Sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn các mảng thức ăn bám lại kẽ răng. Phụ nữ sau sinh cần phải sử dụng bàn chải có sợi chải mềm mại để tránh làm tổn thương nướu, ngâm bàn chải đánh răng trước khi vệ sinh răn. Trong khoảng 1 tuần sau sinh các mẹ nên đánh răng bằng nước ấm để tránh tình trạng ê buốt răng.
Đặc biệt, việc vệ sinh răng miệng trong ba ngày đầu sau sinh vô cùng quan trọng. Sử dụng phương pháp đánh răng bằng ngón tay có thể kích hoạt lưu thông các ổ răng, làm chắc răng và ngăn chặn răng lung lay. Bằng cách quấn gạc vào 2 đến 3 ngón tay và thêm một ít kem đánh răng và súc miệng nhẹ nhàng với nước ấm.
Ngoài ra, các bà mẹ sau sinh nên hình thành thói quen thay bàn chải đánh răng thường xuyên. Do bàn chải đánh răng sử dụng lâu ngày sẽ ký sinh một số lượng lớn vi khuẩn, vi khuẩn xâm nhập vào nướu làm hỏng lớp màng bảo vệ của răng, làm răng yếu và lung lay.
Bổ sung thêm canxi, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác
Răng lung lay, yếu đi, ê buốt sau sinh cần có quá trình điều trị lâu dài. Nên chú ý nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể lực. Cần bổ sung canxi và phốt pho cho mẹ sau sinh để giúp răng chắc khỏe hơn. Cần lưu ý canxi rất dễ gây táo bón, khi lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi nên lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi có chứa sorbitol.
Sorbitol có tác dụng làm thư giãn, xoa dịu dạ dày và có thể làm tăng áp lực thẩm thấu trong khoang ruột. Sorbitol có trong canxi có thể làm tăng tích tụ nước, làm cho ruột giãn nở và có thể điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột, giúp làm mềm phân trong ruột, và thúc đẩy đại tiện.
Các mẹ bỉm sữa cũng nên ăn thêm đậu hoặc các sản phẩm từ đậu nành mỗi ngày. Nếu bạn ăn khoảng 100 gam các sản phẩm từ đậu nành, bạn có thể nhận được 100 mg canxi. Đồng thời, các mẹ cũng có thể ăn một ít phô mai, tôm khô, mè hoặc vừng, bông cải xanh, cải xoăn tùy theo sở thích để đảm bảo lượng canxi.
Ngoài ra, mẹ bỉm sau sinh cũng có thể ra ngoài trời phơi nắng cũng sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi mật độ xương và tăng độ cứng cho xương.
Ngoài ra các phụ nữ sau sinh cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Khuyến khích ăn thức ăn hầm mềm không dai cứng. Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê…và hạn chế tối đa ăn đồ ngọt.
Các mẹ bỉm sau sinh nên ăn nhiều trái cây rau xanh có chứa vitamin A, vitamin C, vitamin K…như cam, bưởi, phô mai, sữa chua, khoai lang, chuối, cải thìa, súp lơ…để răng chắc khỏe.
Thực hiện phương pháp khởi động nhẹ cho răng miệng
Phụ nữ sau sinh có thể thường xuyên thực hiện một số bài tập gõ răng để cải thiện lưu thông máu cho nướu và làm chắc răng như: mím nhẹ môi, và gõ nhẹ răng cửa hàm trên và hàm dưới 9 lần, sau đó gõ nhẹ sang răng hàm của cả hàm trên và hàm dưới 9 lần để giúp răng chắc khỏe hơn.
Thăm khám kiểm tra răng thường xuyên
Tình trạng răng miệng lung lay, yếu trầm trọng sau sinh các mẹ bỉm nên đến bác sĩ để thăm khám và có hướng giải quyết phù hợp để tránh tình trạng mất răng dẫn đến tiêu xương. Tuy nhiên nếu răng không gặp vấn đề gì các mẹ sau sinh cũng nên đến bác sĩ để kiểm tra răng miệng để tránh các bệnh lý tiềm ẩn của răng miệng.
Qua bài viết trên của Nha Khoa Đại Nam, hy vọng sẽ giúp ích cho các phụ nữ sau sinh trong các vấn đề răng lung lay, yếu đi. Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề răng miệng của mẹ bỉm sau sinh, hoặc các vấn đề nha khoa khác, liên hệ Hotline 096 4444 999 để được chuyên viên tư vấn miễn phí.
Bài viết liên quan
-
Hàn răng xong bị buốt | Nguyên nhân do đâu
Những cơn đau nhức này xảy ra khi bị tác động nhiều yếu tố tạo […]
-
RĂNG VẨU LÀ GÌ? CÁCH CHỮA RĂNG VẨU HIỆU QUẢ
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Răng […]
-
Răng hô là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả
Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn thường gặp, gây ảnh hưởng đến […]
-
GIÁ CẠO VÔI RĂNG CẬP NHẬT MỚI NHẤT TẠI TPHCM
Vôi răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, mà còn là nguyên […]
-
Bài tập giảm hô hàm trên hiệu quả, thực hiện tại nhà
Hô hàm trên là một tình trạng sai lệch khớp cắn ảnh hưởng thẩm mỹ […]
-
Vì sao nhiều việt kiều về nước làm răng sứ tại Nha khoa Đại Nam?
Nha khoa Đại Nam là địa chỉ quen thuộc và đáng tin cậy của hàng […]