Niềng răng uống nước bị ê buốt là do đâu? Cách khắc phục hiệu quả theo Bác sĩ nha khoa
Niềng răng là giải pháp hiệu quả để có hàm răng như ý. Niềng răng không làm ảnh hưởng đến cấu trúc hay sức khỏe răng miệng. Xong cũng có một số vài trường hợp xảy ra tình trạng ê buốt, thậm chí ngay cả khi uống nước. Vậy tại sao niềng răng uống nước bị ê buốt? Đây là biểu hiện của tình trạng răng nhạy cảm, chúng dễ nhận biết khi bạn tiếp xúc với các thức ăn nóng lạnh, chua, thậm chí là với nước uống bình thường.
Bài viết sau của Nha Khoa Đại Nam sẽ giúp bạn có thêm thông tin về nguyên nhân và những gợi ý hữu ích để giảm bớt tình trạng ê buốt khi niềng răng.
Nguyên nhân niềng răng bị buốt khi uống nước
Do răng chưa kịp thích ứng
Niềng răng bị ê buốt khi uống nước có thể nguyên nhân là do răng chưa kịp thích nghi với những khí cụ niềng. Đối với người đeo niềng, đặt mắc cài lên răng hoặc kéo dây cung theo lịch trình của Bác sĩ có thể gây khó chịu. Sự dịch chuyển này khiến răng nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt, thậm chí là bị buốt ngay khi uống nước. May mắn là loại ê buốt này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Chúng sẽ nhanh chóng kết thúc, khi răng và nướu bắt đầu thích ứng với quá trình dịch chuyển, bạn sẽ không còn cảm thấy ê buốt nữa.
Mặc dù các loại niềng răng mắc cài, đặc biệt là niềng răng mắc cài kim loại có thể gây một số nhạy cảm nhỏ trên răng. Nhưng điều này là hết sức bình thường, chúng không gây khó chịu quá mức và không xảy ra liên tục. Nếu tình trạng ê buốt tiếp diễn nhiều ngày, bạn hãy thử tìm hiểu về những nguyên nhân khác.
Răng bị mắc các bệnh lý
Một số bệnh lý như sâu răng, viêm nướu cũng khiến răng trở nên ê buốt, nhạy cảm khi uống nước, ăn uống. Các bệnh lý này có thể xuất hiện trước đó mà Bác sĩ chưa điều trị. Hoặc nếu bạn vệ sinh răng miệng không tốt, chúng có thể xuất hiện trong quá trình niềng răng. Sâu răng khiến lớp men răng bị phá hủy, ngà răng lộ răng bên ngoài gây ê buốt. Bệnh viêm nướu khiến nướu bị tụt, hở chân răng cũng khiến răng nhạy cảm hơn mức bình thường.
Chải răng sai cách
Đánh răng nhiều hơn 3 lần/ ngày là nguyên nhân phổ biến gây ê buốt răng khi ăn uống. Trong quá trình niềng răng, bạn khó vệ sinh răng hơn thông thường. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng việc chải răng nhiều lần để làm sạch. Tác động quá nhiều lên men răng, có thể khiến chúng bị mòn và yếu đi. Hơn nữa, nếu chải răng được thực hiện sai cách sẽ gây ảnh hưởng xấu đến răng. Lực tác động mạnh, chải răng sai chiều có thể làm tụt nướu, càng khiến răng dễ bị buốt hơn khi niềng.
Ăn thực phẩm khiến răng nhạy cảm
Các thực phẩm chứa nhiều axit và đường như nước ngọt, trái cây có vị chua, rượu, cà phê, kẹo, bánh ngọt… có thể khiến gia tăng tình trạng ê buốt cho răng. Ngoài ra, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh từ thực phẩm cũng tác động lên men răng khiến chúng nhạy cảm hơn bình thường.
Răng lung lay khi niềng có nguy hiểm không?
Khắc phục tình trạng uống nước bị buốt khi niềng răng
Tùy theo nguyên nhân, bạn cần có những cách khắc phục phù hợp. Nếu tình trạng bị ê buốt khi uống nước là do niềng răng, bạn có thể dùng thuốc giảm ê buốt theo đơn của Bác sĩ. Hoặc hãy thử pha nước muối và ngậm chúng nhiều lần trong ngày. Nước muối ấm pha loãng để giúp răng dễ chịu hơn, rất hiệu quả trong việc giảm ê buốt. Khi tình trạng răng ê buốt nhiều ngày mà chưa hết thì hãy liên hệ ngay với Bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra và có những điều trị kịp thời cho bạn.
Nếu tình trạng răng bị các bệnh lý khiến chúng ê buốt, Bác sĩ sẽ thực hiện điều trị. Trám răng sâu, điều trị viêm nướu… Để răng và nướu luôn được khỏe mạnh, giúp quá trình niềng răng được hiệu quả hơn, tránh tình trạng bị buốt.
Bạn hãy làm sạch xung quanh mắc cài bằng các dụng cụ hữu ích như máy tăm nước, bàn chải kẽ răng, bàn chải điện… Nếu các mảng bám không được làm sạch, chúng có thể gây mòn men răng, ê buốt đường viền nướu khi uống nước…Chải răng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha, sẽ làm giảm đáng kể tình trạng mòn men răng và giữ cho răng chắc khỏe.
Nếu tình trạng ê buốt khi niềng răng của bạn, là do chải răng quá nhiều hoặc do lông bàn chải cứng. Bạn hãy đổi bàn chải đánh răng khác mềm mại hơn. Và chuyển qua súc miệng, dùng máy tăm nước thay vì chải răng quá nhiều lần, vừa giúp loại bỏ vi khuẩn mà lại không ảnh hưởng men răng.
Một giải pháp an toàn khác để giảm thiểu uống nước bị ê buốt răng khi niềng, là sử dụng kem đánh răng chuyên dụng. Hiện nay, có nhiều loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm khác nhau trên thị trường. Nha Khoa Đại Nam khuyên bạn nên thử tìm loại phù hợp nhất với mình. Chúng sẽ giúp điều trị cơn ê buốt vô cùng hiệu quả đấy.
Hướng dẫn sử dụng máy tăm nước làm sạch răng khi niềng
Trong quá trình niềng răng, bạn được Bác sĩ dặn nên hạn chế các thức ăn cứng, giòn và dễ dính răng. Hãy tránh các thực phẩm trên và thay vào đó là các thực phẩm mềm. Bạn cũng cần tránh thực phẩm chứa nhiều axit và đường. Tăng cường ăn rau xanh và trái cây giàu vitamin và chất xơ. Bổ sung đủ chất đặc biệt là canxi và fluor, giúp răng luôn chắc khỏe.
Tại Nha Khoa Đại Nam, niềng răng trong suốt Invisalign là một giải pháp thay thế tuyệt vời cho những người bị ê buốt răng. Đây là một hệ thống niềng răng tháo lắp, sử dụng chất tạo hình silicon theo tiêu chuẩn quốc tế, giúp răng sẽ dịch chuyển dần theo thời gian. Sự phát triển của vi khuẩn thường xảy ra khi tiếp xúc với các mắc cài truyền thống. Người niềng invisalign có khả năng giữ vệ sinh răng tốt hơn nhiều. Răng của bạn sẽ không bị vi khuẩn tấn công, không gây kích ứng và làm giảm khả năng ê buốt khi uống nước do niềng răng.
Liên hệ ngay hotline Nha Khoa Đại Nam 096 4444 999 để được giải đáp mọi thắc mắc.
Bài viết liên quan
-
Hình ảnh trước và sau khi niềng răng tại nha khoa Đại Nam
Niềng răng không chỉ thay đổi vị trí răng mà còn tác động đến các […]
-
Miệng móm cười sao cho đẹp? Cách khắc phục tình trạng này
Miệng móm cười sao cho đẹp? Đây là một vấn đề đang được nhiều người […]
-
Răng hô cười sao cho đẹp – Những mẹo giúp cho nụ cười của bạn trở nên duyên dáng
Nụ cười rạng rỡ không chỉ mang lại sự tự tin mà còn là chìa […]
-
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ TẠI NHA KHOA ĐẠI NAM
Niềng răng là phương pháp hiệu quả để cải thiện các vấn đề như răng […]
-
Các loại niềng răng mắc cài tại Nha khoa Đại Nam
Niềng răng mắc cài là giải pháp niềng răng truyền thống nhưng mang lại hiệu […]
-
Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không? Chi phí bao nhiêu?
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu niềng răng khểnh có phải nhổ […]