Mặt lệch thì nhai bên nào? Niềng răng có giúp mặt hết không?
Tình trạng mặt bị lệch mất cân đối là vấn đề rất phổ biến, hầu hết tất cả chúng ta không một ai có gương mặt hoàn hảo tuyệt đối. Những người bị khuyết điểm mặt lệch rõ rệt thường mất tự tin và e ngại trước đám đông. Những nguyên nhân gây nên mặt lệch? Mặt lệch thì nhai bên nào? Vật niềng răng có giúp mặt hết lệch không? Cùng theo dõi bài viết sau của Nha khoa Đại Nam bạn sẽ có câu trả lời.
Như thế nào là mặt lệch?
Mặt lệch là khuôn mặt không có sự cân đối, đặc biệt là từ giữa mặt trở xuống dưới. Hầu như tất cả mọi người đều sẽ có một vài điểm bất cân đối trên khuôn mặt, điều hoàn toàn bình thường và không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, có một vài trường hợp người bị lệch mặt nhận thấy rõ rệt, khiến gương mặt trở nên mất thẩm mỹ và thiếu tự tin khi giao tiếp. Chúng ta có thể tự kiểm tra xem mặt mình có lệch hay không, bằng cách đơn giản là soi gương hay chụp ảnh và xem lại. Nếu không điều trị sớm tình trạng lệch mặt thì có thể dẫn tới nhiều vấn đề như:
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: khi mặt bị lệch, phát triển không cân đối sẽ gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ. Gây cảm giác ngại ngùng khi giao tiếp.
- Việc ăn nhai khó khăn: Nếu bạn bị lệch mặt do lệch hàm, thì có thể ăn nhai khó khăn, ăn ngủ không ngon, bị đau nhức cả hàm. Nguyên nhân là do không tương quan giữa 2 hàm, tạo ra những điểm cộm, cấn gây cản trở sự di chuyển của xương hàm trong khi ăn uống.
- Gây nên một số bệnh lý như: Cơ hàm bị lệch sẽ phải làm việc nhiều hơn, do đó răng sẽ nhanh mòn, men răng dễ mỏng hơn, dẫn đến sâu răng hay viêm tủy, hoặc viêm khớp thái dương hàm…
Mặt lệch thì nhai bên nào?
Nếu lệch mặt là do thói quen nhai một bên, mặt lệch bên trái thì bạn nên nhai nhiều hơn bên răng hàm phía bên phải một chút và ngược lại. Dần dần tập nhai đều hai hàm xương hàm một cách kiên trì để khuôn mặt trở về vị trí cân xứng hơn. Vì vậy, nhai bằng cả hai bên hàm sẽ có lợi cho việc duy trì răng miệng khỏe mạnh.
Động tác nhai có tính chất tự làm sạch, hành động này sẽ tiết ra nhiều nước bọt hơn khi nhai giúp làm sạch khoang miệng. Nếu bạn chỉ nhai một bên thì bên hàm không hoạt động, sẽ có nguy cơ bám nhiều mảng bám hoặc cao răng hơn.
Nhai thức ăn một bên sẽ khiến răng hàm phía bên đó bị mòn nhanh hơn, mất sự cân đối giữa bên hàm trái và bên hàm phải. Phía răng hoạt động nhai nhiều dễ bị tổn thương hơn và ảnh hưởng khớp thái dương hàm.
Niềng răng xong có bị chạy lại không? | Niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt không?
Một số nguyên nhân gây nên tình trạng mặt lệch
Bệnh lý do cơ khiến mặt bị lệch
Đây là tình trạng do liệt dây thần kinh số 7 hoặc chấn thương do bỏng gây co kéo cơ dẫn đến tình trạng mặt lệch…
Lệch mặt do xương hàm
khuôn mặt không cân xứng do chấn thương, hoặc trong giai đoạn phát triển xương có vấn đề, dẫn đến xương hàm một bên có sự phát triển quá phát hơn nên bất đối xứng trên gương mặt.
Lệch mặt do răng
Lệch mặt do bị mất tương xứng về kích thước dọc, tức là hai bên của khuôn mặt sẽ có tình trạng một bên dài một bên ngắn. Bên dài sẽ có cơ giãn ra tạo hình dạng mặt hơi Vline, một bên dạng hình vuông do cơ bị co lại. Kích thước hai bên hàm chủ yếu là do răng quy định, nên trong quá trình phát triển do cái răng mọc bên cao bên thấp, thì gây nên tình trạng lệch do răng.
Lệch mặt do tật nhỏ nửa mặt
Do di truyền hoặc không di truyền, nếu do di truyền thường di truyền trên gen trội tỉ lệ 50% bị bệnh. Cũng có giả thiết cho rằng do quá trình cung cấp máu một bên bị thiếu nên mặt bị bất cân xứng.
Mặt lệch do vẹo cổ
Đây là tình trạng đầu bị nghiêng sang một bên và cằm nghiêng sang hướng ngược lại. Tình trạng này có thể do bẩm sinh hoặc do bệnh lý bởi tình trạng khối u, nang, nhiễm khuẩn, hoặc tiêu lồi cầu…
Mặt lệch do khớp cắn
Đây là vấn đề liên quan đến sai lệch khớp cắn với các đặc điểm đặc trưng như: hàm dưới lệch sang một bên là biểu hiện là cằm lệch so với đường giữa của mặt. Gây nên ảnh hưởng khớp thái dương hàm, rất nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các vấn đề lệch mặt do khớp cắn.
Nguyên nhân do mức cân bằng khớp cắn giữa bên phải và bên trái không thăng bằng. Khớp cắn một bên cao, một bên thấp hơn giống như hàm dưới lệch sang bên có khớp cắn thấp hơn.
Lệch mặt do một số thói quen
Thói quen nằm sấp khi ngủ hoặc úp mặt vào gối, và chống cằm, hút thuốc… và ăn nhai một bên trong một thời gian dài sẽ dẫn đến gương mặt mất cân đối khiến mặt lệch sang một bên.
Lệch mặt do chấn thương
Chấn thương trên khuôn mặt của bạn trong thời thơ ấu hoặc khi trưởng thành có thể gây ra tình trạng không đối xứng. Những chấn thương như gãy mũi hoặc vết cắt sâu có thể khiến khuôn mặt bạn trông không cân xứng.
Lệch mặt do biến chứng hậu phẫu thuật thẩm mỹ
Đây cũng là một nguyên nhân khá nhức nhối trong ngành làm đẹp. Ngày nay có rất nhiều spa thẩm mỹ chui, tự xưng bác sĩ thẩm mỹ để làm đẹp cho khách hàng. Các bác sĩ tự xưng này tay nghề còn non yếu, thiếu chuyên môn, nhưng mạnh tay phẫu thuật cho khách hàng gây ra những hậu quả lệch mặt, lệch sống mũi, lệch môi…
Mặt lệch do lão hóa
Khi bạn già đi, sự bất đối xứng trên khuôn mặt sẽ tăng lên, đây là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa. Mặc dù, xương của bạn ngừng phát triển ở tuổi dậy thì, nhưng sụn của bạn vẫn tiếp tục phát triển khi bạn già đi. Điều này có nghĩa là tai và mũi của bạn phát triển và thay đổi khi bạn già đi có thể gây ra sự bất đối xứng.
Niềng răng có giúp mặt hết lệch không?
Niềng răng có thể khắc phục được một số nguyên nhân gây mặt lệch, xem chi tiết ngay bên dưới:
Lệch mặt do khớp cắn dưới có thể niềng răng để cải thiện
Với hàm dưới, các răng dưới cùng nằm trước các răng trên, điều này làm cho hàm dưới chìa ra ngoài. Khi niềng răng sẽ chỉnh sửa sự mất cân đối giữa hàm trên và hàm dưới, khoảng cách cách răng và hàm gặp nhau. Nửa dưới của khuôn mặt của bạn sẽ trông mềm mại và cân đối hơn rất nhiều. Trong trường hợp này, khuôn mặt của bạn trước và sau khi niềng răng có thể trông khác nhau rõ rệt.
Niềng răng chữa trị lệch mặt do răng xô lệch
Khi răng trên chìa ra phía trước quá xa so với răng dưới sẽ tạo ra cằm “yếu ớt” và má hóp. Niềng răng sẽ giúp các cung răng đến với nhau một cách chính xác và sắp xếp khớp cắn tạo ra một khuôn mặt cân đối và đường viền hàm chắc khỏe hơn, không bị lệch.
Vết cắn hở cũng được điều trị nhờ niềng răng
Khi bạn có một vết cắn hở, các răng cửa hoàn toàn không dính vào nhau. Khi bạn cố gắng mím môi lại, bạn phải kéo căng chúng để vừa khít với răng.
Điều này làm cho khuôn mặt có hình dạng dài, lệch và gây ra các vấn đề lớn về ăn uống. Đối với trường hợp này niềng răng sẽ làm cho các răng cửa tiếp xúc, cải thiện nụ cười và chức năng của bạn, thậm chí mang lại đôi má lúm mà bạn hằng mơ ước.
Các vấn đề sai lệch mặt khác
Bất kỳ loại sai lệch nào trên gương mặt, bao gồm cả tình trạng móm, răng khấp khểnh,..đều có thể làm cho hình dạng hoặc đặc điểm khuôn mặt của bạn bị lệch đi. Việc nắn chỉnh các răng mang lại cho bạn một nụ cười khỏe đẹp, tạo nên sự hài hòa với các đường nét còn lại trên khuôn mặt.
Tuy phương pháp niềng răng có thể cải thiện được tình trạng mặt lệch. Nhưng không phải tình trạng nào cũng có thể sử dụng phương pháp niềng răng để điều chỉnh. Bạn cần phải đến bác sĩ thăm khám, tư vấn để có một phương án điều trị phù hợp nhất.
Rất mong những thông tin mà Nha Khoa Đại Nam chia sẻ ở bài viết trên sẽ giải đáp những băn khoăn về niềng răng có giúp mặt hết lệch không. Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề mặt lệch hoặc cần tư vấn thêm về các tình trạng khác về răng miệng. Hãy liên hệ Hotline 096 4444 999 để được chuyên viên tư vấn miễn phí.
Bài viết liên quan
-
Hình ảnh trước và sau khi niềng răng tại nha khoa Đại Nam
Niềng răng không chỉ thay đổi vị trí răng mà còn tác động đến các […]
-
Miệng móm cười sao cho đẹp? Cách khắc phục tình trạng này
Miệng móm cười sao cho đẹp? Đây là một vấn đề đang được nhiều người […]
-
Răng hô cười sao cho đẹp – Những mẹo giúp cho nụ cười của bạn trở nên duyên dáng
Nụ cười rạng rỡ không chỉ mang lại sự tự tin mà còn là chìa […]
-
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ TẠI NHA KHOA ĐẠI NAM
Niềng răng là phương pháp hiệu quả để cải thiện các vấn đề như răng […]
-
Các loại niềng răng mắc cài tại Nha khoa Đại Nam
Niềng răng mắc cài là giải pháp niềng răng truyền thống nhưng mang lại hiệu […]
-
Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không? Chi phí bao nhiêu?
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu niềng răng khểnh có phải nhổ […]