Các loại khí cụ niềng răng tháo lắp phổ biến hiện nay
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sắp xếp lại các răng hô, móm, mọc lệch cho thẳng đẹp như mong muốn của khách hàng. Bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ niềng răng tháo lắp để điều chỉnh răng về đúng vị trí. Cùng Nha khoa Đại Nam tìm hiểu về khí cụ niềng răng trong bài viết dưới đây.
Khí cụ niềng răng là gì?
Khí cụ niềng răng là các dụng cụ nha khoa được các bác sĩ sử dụng trong suốt quá trình niềng răng của khách hàng. Hiện nay trong ngành nha có rất nhiều khí cụ niềng răng, mỗi loại sẽ đảm nhiệm chức năng hỗ trợ khác nhau. Khí cụ niềng răng được chia thành 2 loại chính: khí cụ niềng răng tháo lắp và khí cụ niềng răng cố định.
Tác dụng của khí cụ niềng răng
Tác dụng của khí cụ niềng răng là hỗ trợ giúp cho hiệu quả thẩm mỹ cao, ngăn chặn được các bệnh lý răng miệng do răng mọc sai lệch. Cụ thể tác dụng của những khí cụ niềng răng được kể đến như sau:
- Thu hẹp kẽ hở giữa các răng.
- Chỉnh cho thân răng thẳng đều.
- Cải thiện chức năng nhai và giao tiếp.
- Cải thiện sức khỏe răng miệng.
- Điều chỉnh dứt điểm tình trạng sai khớp cắn.
Các loại khí cụ niềng răng tháo lắp
Khí cụ niềng răng tháo lắp có thể tháo lắp ra được, tùy theo nhu cầu niềng răng của mỗi người. Dưới đây là những loại khí cụ niềng răng có thể tháo lắp:
Khay niềng trong suốt
Khay niềng trong suốt là khí cụ chủ yếu của quá trình niềng răng không mắc cài. Khay niềng này được thiết kế từ vật liệu trong suốt. Quá trình niềng răng không còn sử dụng mắc cài để hỗ trợ sự dịch chuyển của răng nữa, thay vào đó là bộ khay được làm bằng nhựa. Có khả năng đàn hồi tác động lên răng, đưa răng dịch chuyển đến vị trí mong muốn để răng trở nên đều và đẹp hơn.
Vật liệu để chế tác khay niềng đã được kiểm nghiệm lành tính và an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt là không gây phản ứng trong khoang miệng. Khi sử dụng khay niềng trong suốt, bạn có thể tránh được việc mắc cài có thể làm xước và tổn thương các mô mềm.
Attachment
Attachment được gọi là các nút đặt lực, nút chặn hay nút chặn mấu niềng. Nút đặt lực này có kích thước nhỏ, dao động trong khoảng 1mm đến 4mm, hình dạng thường là hình vuông, hình chữ nhật, được vát chéo để không bị lộ.
Các Attachment thường có màu giống với màu răng và được gắn trực tiếp lên răng để điều chỉnh sự dịch chuyển của răng. Tác dụng của các nút này là giúp giữ cho khay niềng bám chắc và không bị tuột ra khỏi răng. Giúp đảm bảo thẩm mỹ khi đeo khay niềng và tối ưu hiệu quả sau niềng.
Hàm duy trì trong suốt
Hàm duy trì là vật liệu không thể thiếu của những người niềng răng, dù là niềng răng mắc cài hay niềng răng trong suốt. Khi kết thúc quá trình niềng răng, hàm duy trì giúp cố định răng và ngăn cho răng dịch chuyển trở lại vị trí cũ hay sang vị trí không mong muốn.
Các loại khí cụ niềng răng cố định
Bên cạnh những loại khí cụ niềng răng tháo lắp dành cho trường hợp niềng răng không mắc cài. Còn đối với trường hợp niềng răng mắc cài thì sẽ có những loại khí cụ niềng răng riêng biệt, đây là khí cụ niềng răng cố định.
Dây cung
Dây cung cũng là một dụng cụ không thể thiếu trong quá trình niềng răng mắc cài. Dây cung có tác dụng tạo nên lực để di chuyển răng theo định hướng của mắc cài. Có nhiều loại dây cung khác nhau được sử dụng trong niềng răng, làm từ nhiều chất liệu sắt không gỉ như: nickel – Titanium (Ni-Ti).
Chất liệu chế tác nên dây cung thích hợp với môi trường ẩm ướt trong khoang miệng. Sau khi thực hiện gắn mắc cài bác sĩ sẽ tiến hành đi dây cung, các dây cung này sẽ được đặt vào các khe của mắc cài và cố định bằng dây thun hoặc dây thép.
Khi khách lựa chọn niềng răng bằng mắc cài tự buộc thì phần dây cung sẽ trượt tự động vào trong các rãnh mắc cài. Vì vậy các bác sĩ sẽ không cần phải can thiệp quá nhiều.
Thun tách kẽ
Thun tách kẽ là khí cụ niềng răng tháo lắp không thể thiếu trong việc hỗ trợ niềng răng quá trình niềng răng. Thun tách kẽ là những vòng tròn nhỏ bằng được chế tác từ cao su, chúng có tác dụng tạo khoảng cách giữa 2 kẽ răng với nhau. Trong thời gian mang thun tách kẽ thì bạn nên hạn chế ăn uống đồ quá cứng, vì điều này có thể sẽ làm rơi thun ra ngoài.
Thời gian mang thun tách kẽ là trước khi đeo mắc cài khoảng một tuần và ở răng hàm dưới. Khoảng 1 đến 2 tuần sau, bác sĩ sẽ lấy thun tách kẽ ra và thay vào đó là hai chiếc khâu kim loại. Khâu sẽ được gắn ở vị trí răng số 6 và được cố định tại đó trong suốt quá trình niềng răng.
Hệ thống mắc cài
Niềng răng là phương pháp phục hình răng hô, móm, lệch lạc bởi vì phương pháp này sử dụng hệ thống mắc cài. Chúng có tác dụng cố định các dây cung khi tạo lực giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn theo phác đồ điều trị.
Mắc cài có tác dụng dịch chuyển răng về vị trí mong muốn và cố định răng tại vị trí đó. Sau thời gian đeo mắc cài khoảng 18 – 24 tháng, răng bạn sẽ đều và đẹp.
Lực kéo điều chỉnh lên dây cung và mắc cài khá ổn định và có tính thường xuyên nên phương pháp niềng răng mắc cài sẽ sắp xếp răng mọc lệch lạc, hô, móm… trở về đúng vị trí, nhanh chóng và hiệu quả.
Tìm hiểu thêm về niềng răng thông qua bài viết sau đây: NIỀNG RĂNG LÀ GÌ? | THỜI GIAN NIỀNG TRONG BAO LÂU? | BẢNG GIÁ NIỀNG 2024
Minivis, hook và khâu trong niềng răng
Ngoài các khí cụ trên thì còn có các khí cụ niềng răng khác như hook được gắn trực tiếp vào dây cung. Hook thường được gắn ở răng nanh hay các răng cối nhỏ và trên khâu (band) hay mắc cài (bracket) của răng cối lớn.
Minivis cũng là một khí cụ niềng răng quen thuộc với người niềng răng. Đây là điểm neo chặn tuyệt đối giúp di chuyển khối răng trước lùi ra sau khiến khớp cắn của bạn chuẩn hơn.
Khí cụ nong hàm
Khi niềng răng, trong vài trường hợp cần hạn chế việc nhổ răng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng khí cụ nong hàm. Thông thường, trước khi niềng răng, bác sĩ sẽ tạo trên cung hàm các khoảng trống vừa để có thể đẩy các răng về đúng vị trí. Vì nếu không đủ khoảng trống, các răng sẽ không có đủ chỗ để dịch chuyển cũng như khó mà sắp xếp lại các răng theo mong muốn của bác sĩ và khách hàng.
Hàm duy trì kim loại
Hàm duy trì được thiết kế và chế tạo phù hợp, vừa khít với đặc điểm của từng hàm răng của khách hàng sau khi tháo niềng răng. Hàm duy trì có chức năng giữ cho răng chắc và ổn định sau khi niềng, răng không di chuyển về như tình trạng ban đầu.
Sáp nha khoa
Sáp nha khoa là vật dụng khá quen thuộc đối với những người niềng răng mắc cài trong giai đoạn đầu tiên. Công dụng của sáp nha khoa là ngăn việc mắc cài cọ xát mô mềm khiến lưỡi, má trong, nướu bị trầy xước. Sáp nha khoa được bôi vào bề mặt những khí cụ hoặc kẽ răng để hạn chế đau nhức, ê buốt và khó chịu.
Nha khoa Đại Nam – Nha khoa sở hữu đầy đủ các loại khí cụ niềng răng chất lượng cao
Nha khoa Đại Nam được biết đến là hệ thống nha khoa lớn nhất cả nước, có hơn 30 chi nhánh cùng với kinh nghiệm hơn 20 năm trong ngành nha. Bạn đang cần tìm một địa chỉ niềng răng uy tín thì có thể tham khảo Nha khoa Đại Nam.
Tại đây, có đầy đủ các loại khí cụ niềng răng chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi lựa chọn phương pháp niềng răng tháo lắp. Bên cạnh đó, Nha khoa Đại Nam còn có hệ thống máy móc hiện đại chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho khách hàng.
Ngoài ra, tại Nha khoa Đại Nam còn có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và có thời gian đi tu nghiệp ở các nước châu Âu. Đảm bảo khách hàng sẽ được áp dụng những công nghệ niềng răng mới và hiện đại nhất.
Trên đây là những thông tin về khí cụ niềng răng và Nha khoa Đại Nam cung cấp đến khách hàng. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 0964 444 999 để được tư vấn miễn phí.
Bài viết liên quan
-
Hình ảnh trước và sau khi niềng răng tại nha khoa Đại Nam
Niềng răng không chỉ thay đổi vị trí răng mà còn tác động đến các […]
-
Miệng móm cười sao cho đẹp? Cách khắc phục tình trạng này
Miệng móm cười sao cho đẹp? Đây là một vấn đề đang được nhiều người […]
-
Răng hô cười sao cho đẹp – Những mẹo giúp cho nụ cười của bạn trở nên duyên dáng
Nụ cười rạng rỡ không chỉ mang lại sự tự tin mà còn là chìa […]
-
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ TẠI NHA KHOA ĐẠI NAM
Niềng răng là phương pháp hiệu quả để cải thiện các vấn đề như răng […]
-
Các loại niềng răng mắc cài tại Nha khoa Đại Nam
Niềng răng mắc cài là giải pháp niềng răng truyền thống nhưng mang lại hiệu […]
-
Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không? Chi phí bao nhiêu?
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu niềng răng khểnh có phải nhổ […]