Hàm giả tháo lắp là gì? Loại nào tốt và bảng giá chi tiết

Làm răng giả tháo lắp toàn hàm hiện đang được rất nhiều khách hàng bị mất răng lựa chọn. Hàm răng giả tháo lắp là một trong những giải pháp trồng răng an toàn và tiết kiệm chi phí. Mất răng toàn hàm có thể gây ra rất nhiều hệ quả như gương mặt sẽ bị lão hóa, mất chức năng ăn nhai, việc phát âm cũng không rõ không chính xác,… Răng giả tháo lắp cũng có rất nhiều loại, tính chất và độ bền khác nhau. Vậy răng giả tháo lắp có loại nào tốt nhất và những ưu, nhược điểm của hàm tháo lắp là gì?

Hàm tháo lắp là gì?

Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hình răng bị mất được nhiều người lựa chọn

Hàm giả tháo lắp là một phương pháp làm răng giả tối ưu, sử dụng trong phòng khám nhằm phục hình răng bị mất. Hàm răng giả tháo lắp có tính thẩm mỹ cao, phục hồi được khả năng ăn nhai sau khi răng đã mất.

Hàm giả tháo lắp có cấu tạo gồm 2 phần chính là khung răng và nền hàm (lợi giả) hoặc một hàm khung.

Khung răng có thể được làm bằng nhiều loại chất liệu khác nhau như: nhựa, kim loại,… tính tới thời điểm hiện tại có 3 loại răng tháo lắp: khung titan, nhựa dẻo và khung sắt. Nó được thiết kế để ôm khít vào cung hàm thật của người bệnh, có tác dụng nâng đỡ, tạo hình. Các hàm này có nhiệm vụ nâng đỡ cho răng giả, răng giả thì có hai loại là răng sứ và răng nhựa.

Hàm giả tháo lắp được sử dụng khi mất một vài răng hoặc mất răng toàn phần. Khi mất một vài răng sẽ sử dụng hàm tháo lắp bán phần, mất răng toàn hàm sẽ sử dụng hàm tháo lắp toàn bộ.

Các loại hàm giải tháo lắp

Hàm tháo lắp nhựa cứng

Đối với những trường hợp mà bạn mất nhiều răng hoặc mất hết răng (cũng có thể dùng cho răng đã mất bán phần) thì sẽ dùng hàm tháo lắp nhựa cứng. Tất cả đều sử dụng bằng nhựa, hàm giả này tựa vào lợi (niêm mạc) trong miệng, lực nhai sẽ tác động trực tiếp từ lợi đến xương hàm.

Hàm bán phần là có các răng giả thay thế vào một hoặc 1 số răng mất, lấp đầy vị trí mất răng giúp khả năng ăn nhai tốt hơn và có thể phòng ngừa sự di chuyển các răng lân cận.

Hàm khung kim loại

Hàm khung kim loại được lựa chọn thực hiện với trường hợp mất răng bán phần. Làm răng giả bằng khung kim loại nên khá là chắc chắn, tựa lên mặt nhai của các răng thật nên khả năng lực nhai cũng lan truyền qua các răng thật. Kích thước nhỏ gọn hơn nên sẽ giảm khó chịu cho người bệnh.

Hàm nhựa dẻo

Được làm bằng nhựa dẻo, nhẹ và nhỏ gọn nên tính thẩm mỹ cao, dễ thích nghi hơn với khung hàm. Nhưng với hàm dẻo thường được khuyên dùng trong thời gian đang cấy ghép implant. Hàm nhựa dẻo dễ biến dạng do tính chất dẻo, bên cạnh đó có thể bị thái hóa do ngấm nhiều nước bọt, dẫn đến thúc đẩy quá trình tiêu xương hàm nhanh hơn bình thường.

Tìm hiểu các phương pháp trồng răng giả và chi phí của từng loại

Ưu nhược điểm của trồng răng giả tháo lắp

Răng tháo lắp với nhiều ưu điểm
Răng tháo lắp với nhiều ưu điểm

Ưu điểm

Tiết kiệm chi phí

Răng giả tháo lắp là một phương pháp có mức chi phí thấp hơn các phương pháp làm phục hình răng hiện đại như: làm cầu răng sứ, trồng răng implant. Do vậy đây là giải pháp cho người cao tuổi hoặc người bệnh chưa có điều kiện được ưa chuộng nhất hiện nay.

Chất liệu an toàn, lành tính

Hàm răng được chế tạo làm từ titan, sứ cao cấp hay nhựa Nha khoa. Phần hàm được là bằng nhựa chuyên dụng, an toàn và lành tính với cơ thể. Đặc biệt những loại vật liệu này, đều đã được qua kiểm định an toàn, không gây kích ứng da hoặc phản ứng phụ.

Đảm bảo tính thẩm mỹ

Hàm giả tháo lắp giúp cải thiện, phục hồi được tính thẩm mỹ khi mất răng. Lấp đầy khoảng trống khi mất răng, răng giả có hình dạng tự nhiên như răng thật.

Duy trì khả năng ăn nhai khá tốt

Hàm răng giả tháo lắp lắp cho khả năng ăn nhai thoải mái như một chiếc răng thật. Sở hữu một hàm răng giả giúp bạn tăng lực nhai tác động lên cung hàm, giúp ăn ngon miệng hơn.

Dễ dàng vệ sinh

Dùng răng giả tháo lắp dễ dàng thực hiện đánh răng vệ sinh chăm sóc, bằng những thao tác đơn giản. Việc này giúp phòng tránh và giảm bớt một số bệnh răng miệng.

Tìm hiểu cách vệ sinh hàm giả tháo lắp

Nhược điểm

Sức nhai không tốt

Khi dùng răng giả tháo lắp sức nhai không thể tốt bằng răng thật, nên cần kiêng một số loại thức ăn cứng, quá dai và dẻo… Về lâu dài nhược điểm này sẽ rất dễ dẫn đến tổn thương nướu và làm hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng do ăn nhai không kỹ.

Gây khó chịu và bất tiện trong quá trình sử dụng

Một số hàm giả tháo lắp bán phần có thể không chỉ khá lỏng lẻo, gây vướng víu trong miệng. Các móc kim loại dễ rơi rớt ra sau một giai đoạn sử dụng. Nếu không biết cách bảo quản tốt hàm rất dễ bị vỡ, biến dạng gây mất thẩm mỹ. Phương pháp này còn đòi hỏi khách hàng cần phải vệ sinh kỹ lưỡng hàm giả để đảm bảo tuổi thọ của răng giả tốt hơn.

Hậu quả sau khi sử dụng lâu dài

Khách hàng phải đối diện với những nguy cơ mà không có khả năng ngăn chặn như tình trạng tiêu xương hàm. Lúc này, gương mặt Khách hàng sẽ có dấu hiệu lão hóa rõ nhất ở quanh vùng miệng. Đồng thời nếu hàm không khít với phần nướu, thức ăn sẽ dễ bị vướng vào nên hơi thở của khách hàng cũng sẽ xuất hiện những mùi hôi miệng.

Thời gian sử dụng thấp

Tuổi thọ sử dụng của phương pháp hàm giả tháo lắp này rất thấp, trung bình sau khoảng 3 đến 5 năm. Vì xương hàm dần tiêu biến, khiến hàm giả nong rộng không còn bám chặt vào nướu, gây trật khỏi nướu, làm cấn đau nướu ảnh hưởng đến ăn nhai. Lúc này khách hàng cần phải thay mới sản phẩm bằng cách phục hình thay một hàm giả mới lại từ đầu.

Tránh những nhược điểm của hàm giả tháo lắp, phương pháp trồng răng implant được rất nhiều người lựa chọn, bởi những ưu điểm nổi trội của phương pháp này mang lại.

Dịch vụ Nha khoa tổng quát tại Đại Nam: Nhổ răngCạo vôi răngĐiều trị tủyTrám răngbệnh nha chuTẩy trắng răngĐiều trị cười hở lợiViêm nướuCầu răng sứ

Quy trình làm răng giả tháo lắp

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên đội ngũ bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành khám toàn bộ tình trạng răng của bệnh nhân và vị trí răng bị mất cần phục hình. Chụp X-Quang kiểm tra mật độ và chiều cao xương hàm sau đó sẽ tư vấn cho bệnh nhân. Đồng thời, bác sĩ sẽ có những lưu ý cụ thể về tình trạng sức khỏe răng miệng của mình và ưu nhược điểm của hàm giả tháo lắp, đưa ra phương pháp liệu trình điều trị cho khách hàng nắm rõ.

Bước 2: Lấy dấu hàm

Đội ngũ bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm, đo khung hàm giữa các răng và vị trí chỗ trống răng. Sau đó, gửi qua Labo cho các kỹ thuật viên phân tích lựa chọn màu răng để phù hợp với những chiếc răng còn lại trên cung hàm và có thể chế tạo đúng mẫu hàm giả tương thích theo yêu cầu của bệnh nhân.

Bước 3:Vệ sinh răng miệng

Trong giai đoạn quan trọng này, Bác sĩ tiến hành khử trùng vệ sinh vùng răng miệng, cạo vôi răng của bệnh nhân, để bảo đảm hàm răng giả tháo lắp trong khuôn miệng sạch nhất, giúp không bị nhiễm khuẩn thì tiến hành gắn hàm tháo lắp vào.

Bước 4: Lắp hàm giả & hướng dẫn sử dụng hàm

Cuối cùng bác sĩ tiến hành lắp hàm giả tháo lắp sẽ được thử nghiệm để kiểm tra điều chỉnh cho chính xác độ tương thích và thoải mái cho khách hàng. Sau khi lắp thành công bác sĩ hướng dẫn cách sử dụng cho khách hàng và cách tự chăm sóc hàm răng giả trong quá trình sử dụng sinh hoạt và cho phù hợp để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Bảng chi phí làm hàm giả tháo lắp tại Nha khoa Đại Nam

BẢNG GIÁ PHỤC HÌNH THÁO LẮP
DỊCH VỤ GIÁ DỰ KIẾN ĐƠN VỊ
Tháo lắp nhựa, Composite 300.000 - 500.000 1 răng
Răng sứ tháo lắp 800.000 1 răng
Hàm khung tiêu chuẩn 2.000.000 1 răng
Hàm khung Crom Coban 3.000.000 1 hàm
Hàm dẻo 2.000.000 1 hàm
Vá hàm 500.000 1 lần

Đăng ký tư vấn

Đánh giá bài viết
    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop