Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng là giai đoạn nào? Cách cải thiện
Niềng răng là quá trình lâu dài và bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Vậy khoảng thời gian nào được xem là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng? Vì sao niềng răng xong vẫn xấu? Câu trả lời sẽ được Nha Khoa Đại Nam giải đáp trong bài viết sau đây.
Các giai đoạn trong quá trình niềng răng
Niềng răng là kỹ thuật nha khoa giúp cải thiện các khuyết điểm của răng như: hô, móm, lệch lạc,… Để biết đâu là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng, trước tiên bạn cần tìm hiểu về các giai đoạn trong quá trình niềng. Điều này giúp bạn chuẩn bị tinh thần sẵn sàng trước khi niềng.
Giai đoạn tiền chỉnh nha
Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát, chụp phim X-quang, lấy dấu răng,… để xác định mức độ lệch lạc của răng. Từ dữ liệu này, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ niềng phù hợp nhất.
Sau khi thống nhất phương pháp niềng, bác sĩ sẽ gắn hệ thống dây cung, mắc cài lên răng, nhằm làm giãn các dây chằng xung quanh răng. Đối với phương pháp này, khí cụ niềng sẽ được gắn cố định trong suốt quá trình niềng. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt thun tách kẽ để tạo khoảng cách giữa các răng.
Giai đoạn dàn đều răng
Ở bước này, bác sĩ sẽ thay mắc cài trước đây bằng mắc cài và dây cung có kích thước lớn hơn, giúp xoay trục răng và làm phẳng cung răng. Giai đoạn này thường sẽ kéo dài 2 – 4 tháng để trục răng thẳng hàng hơn.
Nếu không đủ khoảng trống để răng dịch chuyển, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ một vài răng. Thường răng được nhổ sẽ là răng số 4 hoặc răng khôn tùy theo tình trạng răng.
Giai đoạn đóng khoảng
Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình niềng răng, quyết định đến hiệu quả niềng sau này. Ở bước này, bác sĩ sẽ kéo răng nanh hoặc răng cửa để lấp đầy khoảng trống sau khi nhổ răng.
Có thể hình dung đóng khoảng là kỹ thuật kéo lùi răng trước ra sau (đối với răng hô, vẩu) và kéo răng sau ra trước (đối với răng móm), nhằm sắp xếp lại vị trí răng trên cung hàm.
Giai đoạn chỉnh khớp cắn
Sau giai đoạn đóng khoảng thì răng đã có thay đổi đáng kể, tuy nhiên vẫn còn lệch khớp cắn nhẹ. Vì vậy, bác sĩ sẽ can thiệp để nắn chỉnh hàm trên và hàm dưới cân xứng với nhau, đảm bảo chức năng ăn nhai. Lúc này răng đã khá đều và chỉ cần một chút nữa thôi là bạn sẽ được tháo niềng.
Giai đoạn định hình và tháo niềng
Trong khoảng thời gian này, răng sẽ được định hình và tiếp tục dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Khi răng đã về đúng chỗ, khớp cắn chuẩn và đạt đến độ thẩm mỹ cao nhất thì bác sĩ sẽ tháo niềng. Đây chính là thời khắc hạnh phúc nhất, đánh dấu hành trình niềng răng cơ bản hoàn thành.
Tùy theo tình trạng răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn đeo hàm duy trì để ổn định răng. Thời gian đeo hàm duy trì sẽ giảm dần, sau đó sẽ loại bỏ hẳn.
Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng là giai đoạn nào?
Thời gian niềng răng dao động từ 12 – 24 tháng với nhiều giai đoạn khác nhau. Vậy đâu là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng? Trên thực tế, việc xác định giai đoạn xấu nhất là tuỳ vào tình trạng cụ thể của từng người, nên không thể khẳng định chắc chắn.
Tuy nhiên, đa số “đồng niềng” đều đồng ý rằng giai đoạn xấu nhất khi niềng răng là 3 tháng đầu tiên. Lúc này, răng vẫn còn lệch lạc, khấp khểnh,… lại có thêm mắc cài nên nhìn bị nhô hơn trước.
Ngoài ra, vài ngày đầu sau khi niềng bạn chưa thích nghi với sự xuất hiện của mắc cài nên khó khăn trong ăn uống. Việc ăn không đủ chất có thể gây sụt cân, góp má, khiến khuôn mặt thiếu sức sống hơn bình thường. Điều này cũng khiến vẻ ngoài của bạn kém sắc hơn đáng kể.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp cần phải nhổ răng, khoảng trống giữa các răng khiến bạn không thoải mái khi cười. Vì vậy, đây được coi là giai đoạn thử thách lớn nhất trong quá trình niềng răng.
>>> Đăng ký tư vấn và thăm khám MIỄN PHÍ cùng Bác sĩ Lê Thu Hà – Chuyên gia chỉnh nha hơn 10 năm kinh nghiệm
Làm cách nào để vượt qua giai đoạn xấu nhất khi niềng răng?
Để giúp bạn vượt qua giai đoạn xấu nhất khi niềng răng một cách dễ dàng, chúng tôi gợi ý bạn một số lưu ý sau:
- Chế độ ăn uống khoa học, đủ chất: Giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng, tránh tình trạng sụt cân, hóp má. Lưu ý là nên chọn thức ăn mềm, dễ nhai như súp, cháo,…
- Sử dụng sáp nha khoa: Sáp nha khoa chính là bạn đồng hành không thể thiếu nếu bạn niềng răng mắc cài. Sử dụng sáp nha khoa bôi vào các cạnh sắc giúp giảm ma sát, hạn chế đau nhức và tổn thương mô mềm trong khoang miệng.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn: Trong quá trình niềng, bạn sẽ cần đến nha khoa định kỳ để bác sĩ kiểm tra và chỉnh lực siết. Ngoài ra, bất kỳ khi nào nếu gặp các vấn đề phát sinh như mắc cài bung, tuột,…thì bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái: Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng này chỉ là tạm thời và sẽ chắc chắn bạn sẽ vượt qua trong thời gian ngắn. Do đó, bạn hãy bình tĩnh và lạc quan trong giai đoạn này.
Vì sao có trường hợp niềng răng xong vẫn xấu?
Mục đích của niềng răng là giúp bạn sở hữu hàm răng đều đặn và nụ cười đẹp hơn. Tuy nhiên ở một vài trường hợp, sau khi niềng răng không có nhiều thay đổi. Vậy nguyên nhân nào niềng răng xong vẫn xấu?
Bác sĩ ít kinh nghiệm
Trình độ, tay nghề của bác sĩ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả niềng răng. Bác sĩ là người sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ niềng và kiểm soát quá trình dịch chuyển của răng. Vì vậy, nếu bác sĩ non tay nghề, kinh nghiệm ít thì khả năng niềng xong vẫn xấu là có thể xảy ra.
Công nghệ chỉnh nha chưa hiện đại
Công nghệ chỉnh nha cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả niềng. Với các nha khoa niềng răng uy tín, thiết bị hiện đại thì quá trình thăm khám và chẩn đoán sẽ được tối ưu. Ngược lại, các nha khoa thăm khám sơ sài, không chụp phim đầy đủ thì rất khó phân tích và dự đoán hướng dịch chuyển của răng.
Chế độ chăm sóc khi niềng răng
Bên cạnh yếu tố bác sĩ và công nghệ thì hiệu quả niềng răng còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc răng miệng của bạn. Các trường hợp sau đây có thể ảnh hưởng đến kết quả niềng răng:
- Không tái khám đúng hẹn để điều chỉnh lực siết của khí cụ niềng. Khiến răng không dịch chuyển theo như lộ trình, thậm chí còn lệch lạc hơn trước.
- Thường xuyên ăn những thực phẩm dai, cứng, nóng, lạnh, dễ khiến mắc cài bị bung tuột. Điều này khiến quá trình niềng bị gián đoạn và ít hiệu quả hơn.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến thức ăn, mảng bám bị kẹt giữa những kẽ răng, mắc cài, dẫn tới sâu răng, nhiễm trùng lợi, tụt chân răng,… khiến cho răng lung lay cũng như lệch lạc hơn.
- Sau khi tháo niềng, khách hàng không đeo hàm duy trì theo đúng hướng dẫn. Răng lúc này chưa đủ cứng chắc nên dễ dàng bị xô lệch bởi thức ăn và một số tác nhân khác.
Niềng răng xong vẫn xấu phải làm sao?
Nếu sau khi niềng, răng yếu hơn hoặc không được như ý muốn thì bạn cần bình tĩnh để tìm cách khắc phục. Lúc này, bạn nên đến nha khoa để được kiểm tra.
Tuỳ vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp:
- Nếu gặp phải các vấn đề như tụt lợi, lộ chân răng khi niềng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và đưa ra hướng khắc phục.
- Nếu cơ sở nha khoa không đủ yêu cầu thì bạn nên tìm đến nha khoa uy tín, bác sĩ giỏi và thiết bị hiện đại.
- Lựa chọn phương pháp niềng phù hợp với tình trạng răng. Nếu răng bị hô do răng và xương hàm, cần phải kết hợp phẫu thuật hàm để cải thiện.
- Nếu tái niềng răng, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và vệ sinh răng miệng đúng cách. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sớm nhất.
- Đeo hàm duy trì đủ thời gian sau khi tháo niềng để tránh hiện tượng răng bị xô lệch và chạy về vị trí cũ.
Mỗi giai đoạn niềng răng, bạn sẽ thấy hàm răng của mình thay đổi theo hướng tích cực hơn. Đây cũng là động lực để bạn vượt qua hành trình niềng một cách thuận lợi. Vì vậy, đừng lo lắng về giai đoạn xấu nhất khi niềng răng, bởi đây chỉ là tạm thời và bạn sẽ nhanh chóng vượt qua giai đoạn này.
Liên hệ HOTLINE 096 4444 999 để được chuyên gia tư vấn niềng răng miễn phí!
Bài viết liên quan
-
Hình ảnh trước và sau khi niềng răng tại nha khoa Đại Nam
Niềng răng không chỉ thay đổi vị trí răng mà còn tác động đến các […]
-
Miệng móm cười sao cho đẹp? Cách khắc phục tình trạng này
Miệng móm cười sao cho đẹp? Đây là một vấn đề đang được nhiều người […]
-
Răng hô cười sao cho đẹp – Những mẹo giúp cho nụ cười của bạn trở nên duyên dáng
Nụ cười rạng rỡ không chỉ mang lại sự tự tin mà còn là chìa […]
-
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ TẠI NHA KHOA ĐẠI NAM
Niềng răng là phương pháp hiệu quả để cải thiện các vấn đề như răng […]
-
Các loại niềng răng mắc cài tại Nha khoa Đại Nam
Niềng răng mắc cài là giải pháp niềng răng truyền thống nhưng mang lại hiệu […]
-
Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không? Chi phí bao nhiêu?
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu niềng răng khểnh có phải nhổ […]