Có phải đeo hàm duy trì cả đời không? Thời gian đeo trong bao lâu?

Có phải đeo hàm duy trì cả đời không là thắc mắc chung của nhiều người sau khi tháo niềng. Thực tế, đeo hàm duy trì là bước quan trọng giúp răng ổn định, tránh xô lệch trở lại. Tuy nhiên, việc có phải đeo hàm duy trì cả đời không còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng răng mỗi người. Đọc ngay bài viết của Nha khoa Đại Nam để có câu trả lời rõ hơn về câu hỏi trên nhé!
Hàm duy trì là gì?
Hàm duy trì là khí cụ được chỉ định sử dụng sau khi tháo niềng răng, nhằm giữ cho răng ổn định tại vị trí mới. Đây là giai đoạn quan trọng để ngăn hiện tượng răng dịch chuyển trở lại vị trí cũ. Hàm duy trì được thiết kế riêng theo khuôn miệng và khớp cắn của từng người, đảm bảo ôm sát vào răng, giúp giữ chắc chân răng, nhất là khi ăn nhai hoặc hoạt động cơ hàm.

Tại sao phải đeo hàm duy trì?
Sau khi tháo niềng, cấu trúc răng và mô nha chu vẫn chưa hoàn toàn ổn định. Lúc này, nếu không đeo hàm duy trì, răng có thể dịch chuyển về vị trí cũ do sự đàn hồi của dây chằng quanh chân răng. Đồng thời, sau thời gian dài chịu lực kéo chỉnh nha, xương hàm và mô nướu cần thêm thời gian để thích nghi với vị trí mới.
Hàm duy trì sẽ giúp cố định răng, hỗ trợ các mô xung quanh phục hồi, đồng thời giảm thiểu tác động từ lực nhai và các hoạt động thường ngày. Thời gian đeo hàm duy trì thường kéo dài từ 6–12 tháng, hoặc đeo theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả lâu dài của quá trình niềng răng.

Có phải đeo hàm duy trì cả đời không?
Nhiều người sau khi tháo niềng thắc mắc có phải đeo hàm duy trì cả đời không, thì thời gian đeo hàm duy trì sẽ phụ thuộc vào mức độ sai lệch ban đầu, độ ổn định của răng sau niềng và chỉ định cụ thể từ bác sĩ.
Thông thường, bạn sẽ cần đeo hàm duy trì liên tục cả ngày và đêm trong 12 tháng đầu tiên, để đảm bảo răng ổn định chắc chắn trong xương hàm. Từ năm thứ hai trở đi, bạn có thể chuyển sang đeo hàm vào ban đêm. Khi răng đã ổn định hoàn toàn, việc đeo hàm có thể giãn cách ra khoảng 2–3 đêm/tuần. Với một số trường hợp có nguy cơ chạy răng cao, bác sĩ có thể chỉ định đeo duy trì ban đêm trong nhiều năm, thậm chí là trọn đời như một biện pháp phòng ngừa.
Vì vậy, nếu bạn đã dành nhiều thời gian và chi phí cho quá trình niềng răng, hãy chuẩn bị tâm lý để kiên trì đeo hàm duy trì theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đây là bước cuối cùng, nhưng quyết định thành công bền vững của toàn bộ quá trình chỉnh nha.

Phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?
Tùy vào mức độ sai lệch ban đầu và khả năng thích nghi của răng sau chỉnh nha, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian đeo loại hàm duy trì phù hợp, như hàm tháo lắp, hàm cố định hoặc kết hợp cả hai.
Trong năm đầu tiên sau khi niềng, bác sĩ thường sẽ yêu cầu đeo hàm duy trì liên tục ít nhất 20 – 22 giờ/ngày, sau đó có thể giảm dần thời gian đeo tùy vào đánh giá của bác sĩ. Nếu bỏ qua giai đoạn quan trọng này, bạn có thể phải điều trị lại từ đầu, tốn kém thêm thời gian và chi phí.
Sau quá trình niềng, răng, nướu, dây chằng nha chu và xương hàm vẫn chưa ổn định hoàn toàn, cũng như cần thời gian để thích nghi với vị trí mới. Vì vậy, việc đeo hàm duy trì sau niềng răng là bắt buộc và không thể bỏ qua. Trong trường hợp khí cụ bị hỏng, gãy hoặc lạc mất, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và thay mới kịp thời.
Đối với hàm duy trì tháo lắp
- 3–6 tháng đầu: Đây là giai đoạn răng chưa ổn định nên cần đeo hàm duy trì ít nhất 22 giờ/ngày, chỉ tháo ra khi ăn và vệ sinh răng miệng.
- Từ 6 tháng đến 2 năm: Khi răng đã bắt đầu ổn định, bạn có thể chuyển sang đeo hàm vào ban đêm khi ngủ.
- Từ năm thứ 3 trở đi: Giai đoạn này, bạn có thể giảm tần suất đeo, duy trì 2–3 buổi/tuần. Tuy nhiên, vẫn nên duy trì thói quen này để ngăn ngừa răng dịch chuyển về vị trí cũ, đặc biệt là với người từng có tình trạng răng sai lệch nhiều.
Đối với hàm duy trì cố định
Hàm duy trì cố định thường có thể được gắn cố định trong nhiều năm, hoặc vĩnh viễn theo chỉ định của bác sĩ, để giữ răng luôn ở đúng vị trí. Phương pháp này phù hợp với những người có nguy cơ chạy răng cao, hoặc không muốn đeo hàm duy trì tháo lắp mỗi ngày.

Các loại hàm duy trì phổ biến
Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, việc lựa chọn loại hàm duy trì phù hợp đóng vai trò quan trọng, để duy trì hiệu quả chỉnh nha. Hiện nay, có 3 loại khí cụ duy trì phổ biến được bác sĩ khuyên dùng:
Hàm duy trì tháo lắp
Hàm duy trì tháo lắp có nhiệm vụ duy trì kết quả chỉnh nha, hạn chế răng xô lệch trở lại. Loại hàm này thường được làm từ dây kim loại cứng chắc, kết hợp với phần nền nhựa ôm sát cung răng. Phần dây kim loại được thiết kế như một cung tròn, nằm phía trước các răng cửa, có khả năng giữ răng cố định ở vị trí ổn định.
Mặc dù không được đánh giá cao về tính thẩm mỹ so với hàm duy trì trong suốt, nhưng hàm duy trì tháo lắp lại có ưu điểm ở khả năng cố định răng chắc chắn, dễ tháo lắp và dễ vệ sinh. Chính vì vậy, nhiều người lựa chọn đeo hàm vào ban đêm, vừa đảm bảo hiệu quả duy trì độ ổn định của răng, vừa không ảnh hưởng trong sinh hoạt ban ngày.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả bạn cần tuân thủ thời gian đeo hàm theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, nên bảo quản và vệ sinh hàm duy trì đúng cách, để tránh vi khuẩn tích tụ, gây hại cho răng miệng.

Hàm duy trì trong suốt
Hàm duy trì trong suốt có chức năng chính là cố định vị trí răng đã được tinh chỉnh, ngăn ngừa tình trạng răng chạy lại vị trí cũ. Loại hàm này được chế tạo từ nhựa y tế trong suốt, có hình dáng ôm sát toàn bộ hàm răng và gần như không thể nhìn thấy khi đeo. Nhờ thiết kế thẩm mỹ và tiện dụng, hàm duy trì trong suốt được rất nhiều người ưa chuộng.
Ngoài ra, thời gian đeo hàm duy trì trong suốt cũng linh hoạt hơn các khí cụ khác, thường chỉ từ 8 đến 10 tiếng mỗi ngày và đeo chủ yếu vào ban đêm. Giúp người dùng thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày với khả năng tháo lắp linh hoạt. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần tuân thủ thời gian đeo theo chỉ định của bác sĩ.

Hàm duy trì cố định mặt trong
Hàm duy trì cố định mặt trong được gắn trực tiếp ở mặt trong của các răng cửa bằng dây thép chuyên dụng. Dây này thường có hình dạng thẳng hoặc xoắn, được gắn cố định bằng vật liệu composite nha khoa. Với thiết kế ôm sát mặt trong răng, khí cụ này gần như không thể nhìn thấy, đảm bảo tính thẩm mỹ và không gây cản trở trong giao tiếp.
Loại hàm duy trì này có khả năng giữ răng ổn định lâu dài, tuy nhiên do được gắn cố định, người đeo cần đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh răng miệng, sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch hiệu quả hơn. Trong trường hợp hàm bị bung hoặc lỏng, tuyệt đối không nên tự ý tháo gỡ, mà cần đến nha khoa để bác sĩ xử lý đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn.

Xem thêm: Niềng răng là gì? Thời gian niềng trong bao lâu? Bảng giá 2025
Đeo hàm duy trì có đau không?
Việc đeo hàm duy trì hầu như không gây đau nhức, hoặc khó chịu. Bởi vì lúc này răng đã được dịch chuyển đúng vị trí như mong muốn, hàm duy trì chỉ giữ ổn định răng, không tạo lực kéo hoặc nắn chỉnh mạnh.
Nếu chọn hàm duy trì tháo lắp hoặc trong suốt, thường sẽ tạo cảm giác êm ái, dễ chịu, có thể tháo ra khi cần thiết. Nên tiện lợi hơn so với hàm duy trì cố định được gắn vào mặt trong của răng, có thể gây cảm giác hơi vướng nhẹ ở lưỡi, nhưng cũng không gây đau nếu được gắn đúng kỹ thuật.

Giá hàm duy trì bao nhiêu tiền?
Giá hàm duy trì sẽ phụ thuộc vào từng loại khí cụ và chính sách giá của mỗi nha khoa. Trên thị trường hiện nay, mức giá cho các loại hàm duy trì dao động từ 1 triệu đến 6 triệu đồng.
Tại Nha khoa Đại Nam, sau khi hoàn tất quá trình niềng răng, khách hàng sẽ được tặng hàm duy trì trong suốt miễn phí. Đây là chính sách hỗ trợ giúp khách hàng an tâm hơn, khi đồng hành cùng Đại Nam trong quá trình chỉnh nha.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu lựa chọn loại khí cụ duy trì khác, phù hợp hơn với tình trạng răng hoặc thẩm mỹ cá nhân, hãy tham khảo bảng giá dưới đây:
HÀM DUY TRÌ | ĐƠN VỊ | GIÁ TIỀN |
Khí cụ duy trì kết quả chỉnh nha tháo lắp (Hawley) | 1 hàm | 2.000.000 |
Máng duy trì chỉnh nha | 1 hàm | 2.000.000 |
Hàm Hawley duy trì chỉnh nha | 1 hàm | 2.000.000 |
Khung duy trì kết quả chỉnh nha tháo lắp | 2 hàm | 2.000.000 |
Khung duy trì kết quả chỉnh nha cố định | 2 hàm | 2.000.000 |
Hướng dẫn vệ sinh hàm duy trì đúng cách
Để đảm bảo hàm duy trì luôn sạch sẽ, bạn cần biết cách vệ sinh đúng cách mỗi ngày. Dưới đây là hướng dẫn vệ sinh hàm duy trì đơn giản, hiệu quả mà bạn nên thực hiện đều đặn tại nhà.
- Bước 1: Rửa khí cụ bằng nước ấm.
- Bước 2: Dùng bàn chải nhẹ nhàng vệ sinh khí cụ với kem đánh răng.
- Bước 3: Dùng bông tăm làm sạch các khe nhỏ.
- Bước 4: Ngâm khí cụ trong dung dịch chuyên dụng 5–10 phút.
- Bước 5: Lau khô và cất vào hộp đựng.

Đối với hàm cố định, hãy dùng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ hoặc máy tăm nước vệ sinh hằng ngày. Ngoài ra nên tái khám định kỳ, để bác sĩ kiểm tra và làm sạch chuyên sâu.Tóm lại, việc có phải đeo hàm duy trì cả đời không sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của từng người và chỉ định cụ thể từ bác sĩ chỉnh nha. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ hotline 0379 889 577 để được Nha Khoa Đại Nam tư vấn miễn phí!
Bài viết liên quan
-
Răng lung lay khi niềng có sao không? Nguyên nhân và Cách khắc phục
Tình trạng phổ biến của những bạn đang niềng răng chính là răng bị lung […]
-
Cách cải thiện mặt lệch hiệu quả – Nha khoa Đại Nam
Mất cân đối khuôn mặt là một trong những tình trạng khá phổ biến hiện […]
-
Niềng Invisalign có hiệu quả không? Nha khoa Đại Nam
“Niềng răng Invisalign có hiệu quả không ?” là câu hỏi của những người lần […]
-
NIỀNG RĂNG INVISALIGN LÀ GÌ? GIÁ BAO NHIÊU? NHA KHOA ĐẠI NAM
Niềng răng Invisalign là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất hiện nay, nhờ vào […]
-
ĐẶT THUN TÁCH KẼ ĐỂ LÀM GÌ? CÓ ĐAU KHÔNG? THỜI GIAN BAO LÂU?
Thun tách kẽ là một bước chuẩn bị quan trọng trước khi gắn mắc cài […]
-
Niềng răng cho trẻ 12 tuổi có được không? Niềng loại nào tốt?
Niềng răng cho trẻ 12 tuổi là phương pháp điều trị thẩm mỹ răng hiệu […]