Răng sữa là gì? Hướng dẫn chăm sóc răng sữa đúng cách cho bé

Răng sữa là gì? Hướng dẫn chăm sóc răng sữa đúng cách cho bé

Nhiều quan điểm cho rằng, răng sữa trẻ em không cần phải chăm sóc kỹ, vì chúng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Trên thực tế, răng sữa có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe răng miệng của trẻ sau này. Hãy theo dõi bài viết sau của Nha khoa Đại Nam, để tìm hiểu đầy đủ các thông tin về răng sữa, cũng như chế độ chăm sóc răng sữa đúng cách cho trẻ.

Răng sữa trẻ em là gì?

Răng sữa là răng đã phát triển bên trong xương hàm khi trẻ còn trong bụng mẹ, răng sữa còn được gọi là răng tạm thời. Đây là những chiếc răng đầu tiên mọc khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Răng sữa không tồn tại cả đời như răng vĩnh viễn, chúng sẽ dần mất đi và thay thế bởi răng vĩnh viễn, khoảng từ năm lên 6 tuổi.

Răng sữa trẻ em thường được phát triển từ trong bụng mẹ
Răng sữa trẻ em thường được phát triển từ trong bụng mẹ

Răng sữa là những răng nào? 

Có nhiều phụ huynh chưa biết rõ răng sữa là những răng nào, thì răng sữa có tổng cộng khoảng 20 chiếc cả hàm trên và dưới, bao gồm răng cối, răng nanh và răng cửa, không bao gồm răng hàm. Dưới đây là các giai đoạn hình thành và phát triển từ răng sữa đến răng vĩnh viễn ở trẻ em:

  • Khoảng 6 tháng tuổi: Răng cửa ở giữa sẽ mọc đầu tiên bao gồm 2 chiếc hàm trên và 2 chiếc hàm dưới.
  • Khoảng 15 tháng tuổi: Trẻ sẽ mọc thêm 2 chiếc răng kế cạnh các răng cửa đã mọc trước đó. Như vậy, ở giai đoạn này trẻ có tổng cộng 8 răng.
  • Khoảng 19 tháng tuổi: Những chiếc răng cối, răng hàm đầu tiên sẽ bắt đầu mọc để bé có thể nghiền nát thức ăn. Phụ huynh nên lưu ý những chiếc răng hàm này không phải sữa mà là răng vĩnh viễn, do đó chúng cần được chăm sóc đúng cách để không bị sâu.
  • Khoảng 23 tháng tuổi: Trong khoảng thời gian này, các răng nanh (răng khểnh) của trẻ sẽ được mọc. Răng nanh làm nhiệm vụ cắn xé thức ăn dễ dàng hơn.

Chức năng của răng sữa là gì?

Dưới đây là những chức năng quan trọng của răng sữa trẻ em cho sự phát triển sau này:

  • Giúp trẻ ăn nhai và phát triển: Sự phát triển trong những năm đầu đời rất quan trọng với mọi đứa trẻ. Răng sữa hỗ trợ trẻ ăn nhai tốt hơn, hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng. Từ đó, cơ thể trẻ có thể phát triển toàn diện hơn về thể chất lẫn trí óc.
  • Định hình vị trí răng vĩnh viễn: Răng vĩnh viễn mọc sau răng sữa, do đó răng sữa có chức năng định hình vị trí trước cho răng vĩnh viễn. Khi răng sữa thay đúng lúc thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên đúng vị trí đều đẹp hơn. Ngược lại, nếu răng sữa của bé bị mủn, răng sữa bị đen, hư hỏng không nhổ kịp thời răng vĩnh viễn sẽ mọc lệch gây lồi sĩ, lệch lạc.
  • Hỗ trợ trẻ trong phát âm rõ ràng hơn: Răng làm nhiệm vụ rất quan trọng trong giao tiếp. Thời điểm khi trẻ bắt đầu học nói, răng làm nhiệm vụ hỗ trợ điều phối âm khí để trẻ phát âm tốt hơn.
  • Giúp xương hàm phát triển: Trong quá trình trẻ ăn nhai, xương hàm cùng lúc được vận động, nhờ đó xương hàm cũng được phát triển theo. Xương hàm phát triển để đủ chỗ cho răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc lên.
Răng sữa giúp trẻ em phát âm chuẩn chỉnh hơn
Răng sữa giúp trẻ em phát âm chuẩn chỉnh hơn

Răng sữa có thay hết không?

Răng sữa có thay hết không là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh.  Răng sữa trẻ em sẽ thay hết bởi răng vĩnh viễn, thông thường quá trình thay răng này diễn ra từ khoảng độ 6 tuổi đến 12 tuổi, có thể kéo dài từ 2 năm đến 3 năm. Răng sữa sẽ dần dần bị lung lay và suy yếu, sau đó sẽ bị mất và răng vĩnh viễn mới sẽ mọc lên tại vị trí đó. Lưu ý trong giai đoạn này không nên nhổ răng sữa quá sớm, hãy chờ tự nhiên để không gây đau đớn và ảnh hưởng đến hàm răng của trẻ.

Tuy nhiên, nếu có bất kỳ vấn đề răng miệng nào xảy ra, nên tham khảo ý kiến và hướng dẫn từ bác sĩ nha khoa để đảm bảo sức khỏe, sự phát triển răng miệng của trẻ.

Răng sữa sẽ được thay thế khi trẻ bắt đầu tuổi dậy thì
Răng sữa sẽ được thay thế khi trẻ bắt đầu tuổi dậy thì

Răng sữa có tủy không?

Nhiều phụ huynh thắc mắc rằng, răng sữa có thay hết bằng răng vĩnh viễn, thì răng sữa có tủy không. Trên thực tế, răng sữa cũng có tủy răng như răng vĩnh viễn, tủy răng của chiếc răng này đóng vai trò nuôi dưỡng, dẫn truyền cảm giác kích thích từ bên ngoài cho thân răng, giúp răng được chắc khỏe và bảo vệ cho răng.

Vì vậy, nếu trẻ có dấu hiệu đau nhức hay khó chịu về răng, răng sữa bị đen hay răng sữa của bé bị mủn, sâu răng… thì có nguy cơ trẻ đã bị viêm tủy răng. Phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ điều trị kịp thời, tránh việc răng sữa bị chết tủy gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn trong tương lai.

Tất cả răng sữa trẻ em hoàn toàn đều có tủy
Tất cả răng sữa trẻ em hoàn toàn đều có tủy

Răng sữa mọc lệch có sao không? 

Việc răng sữa mọc lệch ở trẻ em không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không khắc phục sớm sẽ để lại những ảnh hưởng như:

  • Giảm chức năng nghiền nát thức ăn: Khi răng sữa mọc lệch, sẽ khiến các khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới mất cân đối làm trẻ khó cắn, cũng như nhai thức ăn, dẫn đến trẻ thiếu chất, chậm lớn.
  • Ảnh hưởng đến phát âm: Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng răng sữa mọc lệch có thể ảnh hưởng đến phát âm, khiến trẻ dễ nói ngọng thậm chí chậm nói.
  • Dễ mắc các bệnh lý răng miệng: Trẻ có răng sữa mọc lệch, dễ khiến thức ăn bám sâu và khó vệ sinh, nếu phụ huynh không vệ sinh răng miệng cho bé kỹ thì vi khuẩn sẽ tích tụ gây sâu răng, răng sữa bị đen, răng sữa của bé bị xỉn màu…
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng sữa mọc lệch, mọc lộn xộn vừa là điểm trừ trên khuôn mặt, vừa khiến trẻ thiếu tự tin khi cười nói, lâu dần ảnh hưởng tâm lý và sự phát triển của trẻ.
Răng sữa mọc sai lệch vị trí làm ảnh hưởng tới răng hàm của trẻ
Răng sữa mọc sai lệch vị trí làm ảnh hưởng tới răng hàm của trẻ

Răng sữa của bé bị xỉn màu phải làm sao?

Răng sữa trẻ em thường có màu trắng nhạt. Nếu men răng của trẻ có chất lượng kém hoặc không phát triển tốt, sẽ khiến răng sữa của bé bị xỉn màu, răng sữa bị đen… Để răng của trẻ phát triển chắc khỏe và trắng sáng, thì cần cung cấp cho trẻ vitamin, khoáng chất như flour, vitamin D, canxi… giúp bảo vệ men răng. Việc thiếu dưỡng chất sẽ khiến cho răng sữa trẻ em ngày một suy yếu, dẫn tới răng sữa của bé bị xỉn màu.

Ngoài ra, bệnh lý như sâu răng, răng sữa bị đen, vệ sinh răng miệng không đúng cách… cũng là một trong các nguyên nhân khiến răng sữa của bé bị xỉn màu, không còn trắng sáng. Nếu như, các vấn đề trên ở mức độ nghiêm trọng, sẽ có nguy cơ rụng răng sữa sớm, khiến răng vĩnh viễn mọc về sau dễ bị sai lệch, ảnh hưởng xấu đến khớp cắn cả hai hàm.

Răng sữa có thể bị xỉn màu do men răng của trẻ kém chất lượng
Răng sữa có thể bị xỉn màu do men răng của trẻ kém chất lượng

Cách xử lý răng sữa của bé bị mủn

Răng sữa của bé bị mủn, bị mòn cần được điều trị sớm để khắc phục, cũng như ngăn chặn tình trạng tiếp tục tiến triển. Việc điều trị mòn răng sữa trẻ em phụ thuộc vào mức độ mòn của răng. Phụ huynh nên đưa bé đến bác sĩ nha khoa sớm để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Trong trường hợp răng sữa của bé bị mủn nhẹ, phụ huynh có thể điều trị tại nhà bằng cách dùng kem đánh răng chứa fluor, giúp tái khoáng men và ngà răng, hoặc súc miệng bằng nước… Ngoài ra không nên cho bé bú bình khi ngủ, vì có thể hình thành mảng bám và phá hủy răng sữa trẻ em. Nếu trẻ khó ngủ, có thể cho trẻ ngậm núm vú giả. Đặc biệt là phải uống nước súc miệng sau khi ăn và uống sữa, nhằm giúp làm sạch răng miệng, tránh vi khuẩn phát triển.

Dùng kem đánh răng có chứa Fluor giúp bảo vệ răng trẻ không bị bào mòn
Dùng kem đánh răng có chứa Fluor giúp bảo vệ răng trẻ không bị bào mòn

Phụ huynh có thể hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể dùng khăn ướt hay khăn mềm, bàn chải đánh răng lông mềm để làm sạch răng của bé. Từ 18 tháng tuổi nên học cách đánh răng nhẹ nhàng 2 lần mỗi ngày,  cùng kem đánh răng chứa fluor. Nên thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần, đối với những bé bị sâu răng, răng sữa bị đen hay răng sữa của bé bị mủn thì nên thăm khám thường xuyên hơn để theo dõi.

Những ảnh hưởng khi răng sữa không được chăm sóc

Răng sữa thường có men răng mỏng hơn răng vĩnh viễn, do đó chúng rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng. Sâu răng là bệnh lý phổ biến mà các bé thường gặp phải. Sâu răng rất dễ lây lan sang các răng kế cạnh, đặc biệt là răng hàm vĩnh viễn mọc trong giai đoạn 19 tháng tuổi mà chúng ta vừa tìm hiểu bên trên. Do đó, các bậc phụ huynh phải đặc biệt chú ý điều này.

Nhiều phụ huynh thường cho rằng răng sữa sẽ thay thế bằng răng vĩnh viễn nên không quan tâm đến vấn đề chăm sóc răng sữa cho trẻ.Tuy nhiên, trên thực tế có những chiếc răng hàm đã mọc cùng lúc với răng sữa. Khi răng sữa không được chăm sóc đồng nghĩa với việc một vài chiếc răng hàm cũng không được chăm sóc tốt. Như vậy, nguy cơ răng hàm bị sâu là rất cao, răng hàm mất đi không thể mọc lại được nữa.

Những ảnh hưởng khi răng sữa không được chăm sóc
Những ảnh hưởng khi răng sữa không được chăm sóc

Hơn nữa, khi răng sữa bị sâu, sún sẽ gây đau nhức cho trẻ. Răng sâu không nhổ đúng lúc sẽ chiếm chỗ của răng vĩnh viễn làm chúng mọc không đúng vị trí. Điều này gây nên hiện tượng răng mọc lệch lạc, ảnh hưởng thẩm mỹ về sau. Do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý giúp trẻ chăm sóc răng sữa ngay từ những năm tháng đầu đời.

Sâu răng trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Hướng dẫn chăm sóc răng sữa đúng cách cho trẻ

Nha Khoa Đại Nam xin đưa ra một số hướng dẫn chăm sóc và vệ sinh răng sữa trẻ em đúng cách dưới đây:

Chăm sóc răng sữa theo độ tuổi

  • Đối với trẻ chưa mọc răng: Giai đoạn này trẻ chưa có răng, tuy nhiên mẹ cũng cần vệ sinh miệng và lưỡi sạch cho con để nướu răng được khỏe mạnh. Dùng bông gạc mềm mại thấm nước loãng và lau miệng cho con sau khi bú sữa xong.
  • Đối với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi: Khi này răng sẽ đã bắt đầu mọc dần, ban đầu mẹ cũng dùng băng gạc để vệ sinh các răng và nướu cho con. Sau khoảng 15 tháng đến 24 tháng, khi răng đã mọc nhiều hơn, mẹ có thể dùng bàn chải lông mềm để chải răng cho bé. Lưu ý bạn cần chải răng nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho răng miệng của con.
  • Đối với trẻ trên 2 tuổi: Đối với trẻ trên 2 tuổi khi bé đã có thể hiểu và bắt chước theo những hành động của người lớn, bạn sẽ tập cho trẻ tự chải răng mỗi ngày. Lưu ý chọn loại bàn chải và kem đánh răng phù hợp với con. Nên chọn kem có mùi hương dễ chịu, tránh các loại kem đánh răng quá cay dành cho người lớn.
Thường xuyên đánh răng giúp bảo vệ răng miệng của trẻ tránh tác hại của vi khuẩn
Thường xuyên đánh răng giúp bảo vệ răng miệng của trẻ tránh tác hại của vi khuẩn

Những lưu ý khi chăm sóc răng sữa cho bé

  • Hạn chế các thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt… đồ ăn ngọt rất dễ hình thành mảng bám gây sâu răng.
  • Không để trẻ nhai các thức ăn cứng như kẹo, nước đá, xương sụn… vì men răng sữa rất yếu, sẽ rất dễ bị sứt mẻ tổn thương răng con.
  • Tăng cường ăn rau xanh, các loại trái cây giàu vitamin và chất xơ để giúp làm sạch các mảng bám vi khuẩn một cách tự nhiên.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để răng được chắc khỏe, đặc biệt là canxi và fluor có trong trứng, hải sản, sữa và nho khô…
  • Dẫn con đi khám răng tại nha khoa uy tín, định kỳ 6 tháng/ lần kịp thời phát hiện các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, vôi răng
  • Theo dõi trình tự thay răng và nhổ răng sữa đúng lúc để răng vĩnh viễn được mọc đúng vị trí đều đẹp hơn.
Bổ sung nhiều loại thức ăn có chứa nhiều Vitamin tăng  sức khỏe cho răng miệng của trẻ
Bổ sung nhiều loại thức ăn có chứa nhiều Vitamin tăng sức khỏe cho răng miệng của trẻ

Thứ tự mọc răng và cách chăm sóc răng mới mọc cho trẻ

Thói quen lúc bé sẽ theo con đến khi trưởng thành. Các bậc phụ huynh cần hướng dẫn và tạo cho con thói quen chăm sóc răng sữa ngay từ nhỏ. Nha Khoa Đại Nam tin chắc rằng, những chia sẻ về những kiến thức răng sữa đã giúp cho các bậc phụ huynh hiểu và biết thêm nhiều cách chăm sóc răng sữa cho trẻ được tốt nhất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo Hotline 096 4444 999 để được tư vấn miễn phí.

Đăng ký tư vấn

Đánh giá bài viết
    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    14 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Diễn viên hài Chí Tài chọn Nha Khoa Đại Nam để làm răng và cho nhiều nhận xét bất ngờ:
    https://www.youtube.com/watch?v=jCwgPz89eSM
    Nghệ Sĩ Ưu Tú Hạnh Thúy dành nhiều lời khen sau khi cấy Implant tại Nha khoa Đại Nam:
    https://www.youtube.com/watch?v=h3AqHBJwnps
    Diễn viên Ngân Quỳnh bất ngờ đến Nha Khoa Đại Nam cấy Implant và phục hình răng sứ:
    https://www.youtube.com/watch?v=RZAKVTvku60
    Hé lộ lý do Việt Kiều về nước làm răng đều chọn Nha Khoa Đại Nam:
    https://www.youtube.com/watch?v=E4cx4i69USI
    Showbiz Việt tin tưởng chọn Nha Khoa Đại Nam kiến tạo nụ cười:
    https://www.youtube.com/watch?v=35sbnKv3voU

    Số điện thoại
    964444999
    Quỳnh Phượng

    Bé nhà e rất sợ nhổ răng, mỗi lần đưa bé đi khám chưa nhổ là đã khóc thét lên rồi. vậy mà khi đến đây, bé k còn la khóc nữa, vì các bác sĩ và phụ tá cực kỳ vui tính, nc vs bé, rồi nhẹ nhàng thực hiện thao tác nhổ. nhổ xog bé cũng k khóc mà còn cười đùa vs bác sĩ nữa. tôi và ng nhà sẽ ủng hộ nha khoa Đại Nam.

    Số điện thoại
    9644444999

    Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm, tin tưởng và sử dụng dịch vụ của Nha Khoa. Cần hỗ trợ thông tin tư vấn gì xin vui lòng liên hệ hotline 0964444999 để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

    Ngọc Anh

    bs cho e hẹn lịch khám răng sâu cho bé.

    Số điện thoại
    964444999
    Hồ Ngọc Tiên Trung

    Chào bạn! chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ và hỗ trợ bạn hẹn lịch. Trân trọng.

    Đình Phong

    dk lịch khám tư vấn giúp e

    Số điện thoại
    964444999

    Chào bạn! chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ và hỗ trợ bạn hẹn lịch. Trân trọng.

    Ngọc Diệp

    cho e hẹn lịch khám răng cho bé nhà e vs bác sĩ.

    Số điện thoại
    964444999

    Chào bạn! chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ và hỗ trợ bạn hẹn lịch. Trân trọng.

    Thảo Mai

    đăng ký lịch hẹn giúp e vs

    Số điện thoại
    964444999
    Hồ Ngọc Tiên Trung

    Chào bạn! chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ và hỗ trợ bạn hẹn lịch. Trân trọng.

    Anh Dũng

    Nhổ răng cho bé hết phí bao nhiêu vậy?

    Hồ Ngọc Tiên Trung

    Chào bạn, nhổ răng sữa cho bé tại nha khoa Đại Nam hoàn toàn miễn phí.

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop