Viêm nướu răng có mủ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm nướu răng có mủ là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn đã tấn công mạnh mẽ đến vùng nướu, chân răng. Lúc này việc điều trị là cần thiết, để ức chế và loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Vậy nguyên nhân gây viêm nướu răng có mủ là gì? Cách trị viêm nướu răng có mủ nào hiệu quả? Hãy theo dõi câu trả lời trong bài viết sau đây.
Viêm nướu răng có mủ là bệnh gì?
Viêm nướu răng có mủ là tình trạng vi khuẩn tấn công vào tủy răng hoặc nướu răng, gây tình trạng nhiễm trùng và hình thành ổ abscess ở khu vực cuống răng, quanh chân răng hoặc vùng lợi. Nếu không được điều trị kịp thời, gây viêm sưng nướu răng có mủ có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng, đồng thời tác động xấu đến sức khỏe toàn thân.

Dấu hiệu viêm nướu răng có mủ
Viêm nướu răng là bệnh lý về răng miệng thường hay gặp ở tất cả mọi người. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết viêm nướu răng có mủ:
- Đau ở phần nướu răng, nướu bị sưng đỏ do bị vi khuẩn tấn công. Chân răng và thân răng có thể bị lung lay.
- Sốt cao, sốt kéo dài do viêm nhiễm khiến tế bào bạch cầu hoạt động mạnh hơn.
- Cảm giác đắng miệng do các ổ mủ gây ra.
- Khi nhai hoặc khi dùng tay ấn vào nướu răng sẽ có cảm giác đau nhức.
- Chảy máu chân răng càng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây viêm nướu răng có mủ
Có hai nguyên nhân chính gây viêm nướu răng có mủ, bao gồm:
Viêm nha chu
Việc vệ sinh răng miệng kém, làm thức ăn bị mắc lại trong các kẽ răng và dưới lợi, hoặc không cạo vôi răng định kỳ có thể gây viêm lợi, thậm chí là viêm nha chu. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy miệng có mùi hôi, lợi dễ chảy máu khi đánh răng hoặc tự chảy máu, đồng thời nướu sẽ sưng đỏ, phì đại và che một phần thân răng. Nếu viêm lợi không được điều trị kịp thời, lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng ở lợi. Khi đó, sẽ xuất hiện viêm sưng nướu răng có mủ gây đau nhức.
Viêm tủy răng
Khi răng bị sâu do chấn thương hoặc do nhiễm trùng từ khu vực quanh răng lâu ngày, khiến vi khuẩn lan xuống vùng cuống răng và ảnh hưởng đến phần tủy bên trong. Vi khuẩn từ lỗ sâu sẽ xâm nhập sâu vào tủy răng, khi lỗ sâu lớn thì tủy răng tiếp xúc trực tiếp với môi trường miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập theo dọc chân răng, lâu dần dẫn đến nhiễm trùng và chết tủy.
Nếu tình trạng viêm tủy răng kéo dài, nhiễm trùng sẽ lan xuống cuống răng và chân răng, tạo nên ổ abscess. Đây là giai đoạn bệnh đã trở nên nghiêm trọng và có thể gây viêm sưng nướu răng có mủ. Ngoài các nguyên nhân đã nêu, một số trường hợp như răng mọc lệch, răng bị chấn thương khớp cắn, sử dụng thuốc, thay đổi nội tiết, tiểu đường hoặc sức đề kháng cơ thể yếu… cũng có thể dẫn đến viêm nướu răng có mủ.
Hình ảnh viêm nướu răng có mủ giúp sớm nhận biết
Dưới đây là một số hình ảnh viêm nướu răng có mủ mà Nha Khoa Đại Nam đã tổng hợp, hy vọng sẽ giúp bạn nhận biết chính xác các dấu hiệu của bệnh lý này.
Cách trị viêm nướu răng có mủ
Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm nướu răng có mủ mà bạn có thể tham khảo:
Cách trị viêm nướu răng có mủ tại nhà
Nếu bạn phát hiện triệu chứng viêm nướu răng có mủ, mà chưa thể đến nha khoa điều trị, thì có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà như:
- Súc miệng bằng nước muối ấm, nước muối sinh lý: Việc súc miệng thường xuyên giúp vệ sinh khoang miệng, diệt khuẩn, giảm đau nhức và giúp giảm viêm hiệu quả.
- Dùng xác trà túi lọc: Sau khi dùng trà, bạn có thể dùng túi lọc trà đắp lên vùng nướu bị sưng, giúp giảm các triệu chứng viêm nướu.
- Sử dụng mật ong: Thoa mật ong lên vùng nướu bị tổn thương, mang đến tác dụng sát khuẩn và giảm cảm giác sưng viêm.
Cách trị viêm nướu răng có mủ tại Nha khoa
Nếu bạn có dấu hiệu nhiễm trùng nướu, tùy vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp như:
- Điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc giảm đau: Kháng sinh sẽ giúp giảm sưng, đau và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Thực hiện các thủ thuật nha khoa: Bác sĩ có thể tiến hành rạch áp xe và loại bỏ vi khuẩn ở nướu. Để xác định nguyên nhân viêm nướu có mủ, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang.
- Phẫu thuật nướu hoặc nhổ răng nếu nhiễm trùng tái phát: Nếu nhiễm trùng tái phát, không thể điều trị bằng phương pháp thông thường, phẫu thuật nướu hoặc nhổ răng có thể cần thiết.
Như vậy, cách trị viêm nướu răng có mủ hiệu quả và an toàn nhất, là thực hiện các biện pháp điều trị chuyên khoa theo chỉ định của bác sĩ.

Viêm nướu răng có mủ uống thuốc gì?
Dấu hiệu có mủ cho thấy tình trạng viêm nhiễm đã đến mức báo động. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ khiến tổn thương lan rộng, khiến tuỷ răng và chân răng bị ảnh hưởng. Lúc này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp giảm triệu chứng và kiểm soát viêm. Lưu ý tuyệt đối không được tự ý mua thuốc sử dụng, khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng sinh
Tác dụng của thuốc kháng sinh là tiêu diệt, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm chân răng. Đặc biệt là vi khuẩn P. Gingivalis trong khoang miệng có liên quan đến viêm nha chu.

Các loại thuốc kháng sinh thường dùng bao gồm:
- Penicillin: Được chỉ định với các trường hợp viêm chân răng mức độ trung bình trở lên. Liều dùng là 500 miligam(mg)/8 giờ hoặc 1.000 miligam(mg)/12 giờ
- Erythromycin: Tác dụng của Erythromycin tương tự như Penicillin, được chỉ định với bệnh nhân dị ứng với Penicillin.
- Clindamycin: Clindamycin có tác dụng với nhiều chủng vi khuẩn khác nhau, bao gồm vi khuẩn trong khoang miệng. Tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng, thông thường là 300 mg hoặc 600 mg mỗi 8 giờ.
- Azithromycin: Trong trường hợp bệnh nhân dị ứng với penicillin, bác sĩ có thể kê đơn thuốc Azithromycin để thay thế.
- Tetracycline: Tetracycline là thuốc kháng sinh có tác dụng ngăn ngừa viêm loét ở nướu răng, hạn chế chảy máu chân răng. Ngoài ức chế vi khuẩn, thì Tetracycline còn giúp giảm đau nhức hiệu quả.
Thuốc giảm đau
Đau đớn là triệu chứng khó chịu mà bệnh nhân viêm nướu phải chịu đựng. Vì vậy, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau để bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Một số thuốc giảm đau phổ biến:
- Acetaminophen: Các loại thuốc Acetaminophen được bào chế với hàm lượng khác nhau, có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Thuốc phù hợp với nhiều đối tượng và ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên phụ nữ mang thai hoặc người có cơ địa nhạy cảm với thuốc, có thể bị buồn nôn sau khi uống.
- Ibuprofen: Ibuprofen là thuốc giảm đau được dùng điều trị cho nhiều loại trường hợp đau khác nhau, trong đó có đau do viêm nướu. Ibuprofen được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như viên nén, viên nang, siro. Thuốc được đánh giá lành tính, tuy nhiên bệnh nhân suy thận, hen suyễn hoặc viêm loét dạ dày cần thận trọng khi dùng.
Thuốc gây tê tại chỗ
Các loại thuốc gây tê tại chỗ như Lidocaine và Prilocaine, có tác dụng gây tê cục bộ. Dưới tác động của thuốc, bệnh nhân sẽ mất cảm giác ở nướu răng đang bị tổn thương.
Lưu ý không được tự ý sử dụng thuốc gây tê, để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Một số tác dụng phụ thường gặp như: gây tê nướu, buồn nôn, nướu răng bị sưng,…
Thuốc kháng viêm non-steroid
Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid có tác dụng kiểm soát, ngăn ngừa viêm loét lan rộng. Bên cạnh đó, thuốc kháng viêm còn có tác dụng giảm triệu chứng sưng đau, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng thuốc kháng viêm cho người có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng.

Thuốc Corticosteroid
Corticosteroid cũng là đáp án cho câu hỏi viêm nướu răng có mủ uống thuốc gì? Thuốc Corticosteroid chứa các hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng sinh và giảm đau. Do đó, thuốc giúp loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Thuốc giúp hỗ trợ điều trị viêm nướu có mủ nhanh chóng. Người bệnh cần tuân thủ liều lượng khi bác sĩ kê đơn, không tự ý tăng liều.
Một số câu hỏi liên quan
Viêm nướu răng có mủ có nguy hiểm không?
Không chỉ gây đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt, viêm nướu răng còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nên bệnh nhân không nên chủ quan.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Viêm kéo dài khiến các mô nướu, dây chằng, cement và xương răng tiêu dần. Điều này sẽ khiến răng lung lay và dẫn đến mất răng.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân: Khi bị viêm nướu răng, lượng vi khuẩn ở khoang miệng luôn ở mức cao. Vi khuẩn này có thể tấn công vào máu gây hại đến các hệ cơ quan trong cơ thể như: hệ tuần hoàn, hệ hô hấp,…
Có nên nặn mủ chân răng khi bị viêm nướu răng?
Việc tạo mủ ở nướu răng khiến người bệnh cảm thấy đau rát và khó chịu. Do đó nhiều người muốn nặn để loại bỏ phần mủ này. Câu hỏi đặt ra là có nên nặn mủ chân răng trong trường hợp này hay không.
Theo lời khuyên từ chuyên gia thì bệnh nhân tuyệt đối không nặn mủ chân răng tại nhà. Lý do là khi nặn mủ sẽ khiến vi khuẩn lây lan và dễ xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng. Như đã đề cập, đây là hệ quả rất nguy hiểm và tác động xấu đến sức khoẻ.
Chữa viêm nướu răng có mủ như thế nào hiệu quả?
Khi có dấu hiệu viêm nướu có mủ, bạn cần đến cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị viêm nướu răng kịp thời. Đây là lúc tình trạng viêm đã trở nên nghiêm trọng nên không thể chậm trễ hơn nữa. Một số phương pháp chữa viêm nướu răng có mủ bao gồm:
Dẫn lưu khối mủ
Nha sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở chân răng để dẫn lưu khối mủ ra ngoài. Sau đó sẽ vệ sinh sạch sẽ giúp vết thương mau lành, giảm thiểu nguy cơ lây lan.
Điều trị tủy bị sưng
Nếu tình trạng viêm nướu có mủ ảnh hưởng đến tủy, nha sĩ sẽ khoan 1 lỗ nhỏ trên răng để loại bỏ tuỷ. Lỗ sâu này sẽ được vệ sinh, sau đó sẽ trám hoặc bọc sứ.
Phẫu thuật loại bỏ dị vật
Nếu nguyên nhân dẫn đến viêm nướu là do dị vật, nha sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ chúng. Sau khi tiểu phẫu, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh để ức chế vi khuẩn phát triển và giúp vết thương nhanh lành hơn.
Nhổ răng
Trường hợp viêm nướu có mủ tiến triển nặng khiến răng lung lay, nha sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến các răng khác. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến tiêu xương và xô lệch hàm răng. Sau khi nhổ, bệnh nhân sẽ phải phục hồi lại răng bằng cách trồng răng sứ hoặc cấy răng Implant.
Các lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm nướu răng có mủ
Mỗi loại thuốc đều có hiệu quả và rủi ro khi sử dụng khác nhau. Vì vậy, bạn không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Thay vào đó, nên đến nha khoa uy tín để thăm khám và được bác sĩ kê đơn thuốc.

Trong quá trình sử dụng thuốc, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Dị ứng: Nếu gặp phải tình trạng dị ứng khi sử dụng thuốc, bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị, để có hướng giải quyết tiếp theo.
- Đối với trẻ em: Việc sử dụng thuốc cho trẻ em và thiếu niên dưới 18 tuổi, cần hết sức cẩn trọng. Nguyên nhân là một số thành phần của thuốc, có thể tác động đến sự phát triển bình thường của cơ thể.
- Đối với người lớn tuổi: Đây là nhóm đối tượng thường mắc các bệnh lý khác như: viêm dạ dày, thận, tim, gan… Vì vậy bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khoẻ của mình. Nếu có bất thường trong quá trình điều trị, cần liên hệ bác sĩ ngay lập tức.
- Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú: Một số thành phần có trong thuốc điều trị, có thể ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh. Do đó cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Cách phòng ngừa viêm nướu răng có mủ
Để phòng ngừa tình trạng viêm sưng nướu răng có mủ, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:
Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày
Cần đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Thời gian đánh răng phù hợp nhất là 2 – 3 phút mỗi lần để loại bỏ mảng bám còn tồn đọng. Nên dùng bàn chải có lông mềm để tránh làm tổn thương đến nướu răng.

Súc miệng bằng nước muối
Nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn, phòng tránh vết loét lan rộng. Vì vậy sau khi đánh răng hoặc sau khi ăn, bệnh nhân nên súc miệng bằng nước muối. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại thảo dược, để làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa mùi hôi.
Dùng chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa là loại chỉ dùng để vệ sinh răng miệng, làm sạch đến từng kẽ răng. Theo khuyến cáo của nha sĩ, bệnh nhân viêm chân răng cần dùng chỉ nha khoa sau khi ăn, để loại bỏ thức ăn thừa còn bám trên răng.Qua bài viết trên, Nha khoa Đại Nam mong rằng đã giúp giải đáp được những thắc mắc về viêm nướu răng có mủ. Tuyệt đối bạn không nên tự ý mua thuốc dùng tại nhà khi gặp phải bệnh lý này.
Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ Hotline 0379 889 577 để được hỗ trợ miễn phí.
Bài viết liên quan
-
TRÁM RĂNG CỬA BỊ SÂU CÓ BỀN KHÔNG? GIÁ BAO NHIÊU?
Trám răng cửa bị sâu là giải pháp phục hồi thẩm mỹ, giúp bảo vệ […]
-
Áp Xe Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công tủy hoặc […]
-
Sâu Răng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến và có thể […]
-
Viêm nướu răng – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa
Viêm nướu răng là tình trạng răng miệng phổ biến, mà nhiều người gặp phải […]
-
Răng số 2 là gì? Mất răng số 2 có niềng được không?
Mất răng hoặc răng mọc lệch có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai […]
-
Nhổ răng số 4 có ảnh hưởng gì không? Nên lưu ý gì? Nha khoa Đại Nam
Răng số 4 đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai và thẩm […]