Viêm nướu ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Viêm nướu ở trẻ em là tình trạng viêm do vi khuẩn tấn công, khiến bị sưng đỏ, thậm chí chảy máu. Vệ sinh răng miệng sai cách chính là nguyên nhân chính gây ra vấn đề này. Để tìm hiểu kỹ hơn, hãy cùng Nha khoa Đại Nam tham khảo bài viết dưới đây.
Các nguyên nhân gây viêm nướu ở trẻ em
Viêm nướu là bệnh lý răng miệng thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ chưa ý thức được vấn đề vệ sinh răng miệng đúng cách. Cụ thể, có các nguyên nhân gây viêm nướu sau:
- Do mọc răng: Giai đoạn từ 6 – 7 tuổi là khoảng thời gian trẻ bắt đầu thay răng. Khi trẻ mọc răng, thức ăn sẽ dễ tích tụ hơn nên rất dễ gây ra tình trạng viêm nướu.
- Vệ sinh răng miệng sai cách: Thực tế cho thấy nhiều trẻ nhỏ chưa biết cách tự vệ sinh răng miệng. Điều này khiến thức ăn thừa bị tích tụ nhiều nên dễ dẫn đến viêm nhiễm. Ngoài ra, bé chải răng quá mạnh cũng khiến nướu răng bị tổn thương.
- Herpes nguyên phát: Herpes là virus gây ra tình trạng phồng rộp ở môi, nướu,… Đây cũng có thể là nguyên nhân gây viêm nướu ở trẻ em mà phụ huynh không nên bỏ qua.
- Bị nấm miệng: Nấm miệng (tưa lưỡi) là bệnh lý do nấm Candida gây ra. Thông thường nấm này sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên đối với bé có sức đề kháng kém sẽ dẫn đến viêm nhiễm.
- Do thói quen ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu chất có thể tăng nguy cơ bị viêm nướu ở trẻ nhỏ.
Dấu hiệu viêm nướu ở trẻ em
Theo các bác sĩ tại Nha khoa Đại Nam, tuỳ theo mức độ viêm nướu răng mà có các dấu hiệu khác nhau, theo từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Lúc này viêm nhiễm vừa mới bắt đầu nên các dấu hiệu là không rõ ràng. Quan sát kỹ, quý phụ huynh sẽ thấy nướu răng của trẻ sưng đỏ hơn. Khu vực này cũng dễ bị chảy máu khi bé ăn uống hoặc đánh răng.
- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này tình trạng viêm nhiễm đã nặng hơn, các dấu hiệu cũng rõ ràng. Nướu răng sưng đỏ, chảy máu và gây đau rát cho trẻ. Một số trường hợp khu vực má cùng phía với răng bị đau cũng bị sưng to. Tình trạng nhiễm trùng cũng khiến miệng của bé có mùi hôi khó chịu.
Ngoài sưng viêm thì viêm nướu ở trẻ em còn có nhiều dấu hiệu khác như:
- Sốt cao trên 38°C
- Trẻ bị đau họng, biếng ăn
- Hạch bạch huyết xuất hiện ở hai bên cổ
- Đau đầu
- Đau ở khu vực cổ, hàm
- Trẻ khó chịu, hay khóc hơn
Viêm nướu ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm nướu răng ở giai đoạn đầu nếu được chữa trị kịp thời sẽ không để lại ảnh hưởng đáng kể đến răng miệng. Ngược lại nếu viêm nhiễm kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bao gồm:
- Nhiễm trùng lan rộng: Tình trạng viêm nhiễm sẽ nghiêm trọng dần theo thời gian. Vết loét ở nướu răng lan rộng ra các khu vực lân cận kèm theo chảy máu và hình thành mủ. Lúc này bé sẽ cảm thấy rất đau nhức và có thể kèm theo sốt cao.
- Răng lung lay, nguy cơ mất răng: Viêm nhiễm lan rộng khiến các mô nướu hư hỏng và trở nên lỏng lẻo. Tình trạng này kéo dài có thể khiến răng của trẻ lung lay, thậm chí mất răng vĩnh viễn.
- Tiêu xương hàm: Đây là hậu quả nghiêm trọng mà viêm nướu răng ở trẻ em gây ra. Khi vi khuẩn tấn công chân răng và nướu răng, các mô ở khu vực này như dây chằng, xương ổ răng sẽ bị tổn thương. Nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng tiêu xương hàm.
Hình ảnh viêm nướu răng ở trẻ em
Tình trạng viêm nướu răng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý răng miệng khác. Các hình ảnh viêm nướu ở trẻ em sau đây sẽ giúp Quý phụ huynh hình dung rõ hơn về vấn đề này.
Phương pháp điều trị viêm nướu răng ở trẻ em
Có nhiều cách để can thiệp, hỗ trợ điều trị viêm nướu răng ở trẻ em. Bao gồm các biện pháp hỗ trợ tại nhà và điều trị theo y học hiện đại. Cụ thể như sau:
Điều trị các biện pháp dân gian tại nhà
Các biện pháp điều trị viêm nướu ở trẻ em tại nhà chủ yếu giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Bao gồm các cách phổ biến sau đây:
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có công dụng kháng viêm và sát trùng mạnh mẽ. Vì vậy phụ huynh nên cho bé dùng nước muối loãng súc miệng sau khi ăn để nhanh chóng khỏi bệnh.
- Súc miệng bằng tinh dầu sả pha loãng: Tinh dầu sả vừa giúp làm sạch, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, vừa giúp ngăn ngừa mùi hôi miệng hiệu quả. Ba mẹ có thể dùng 2 – 3 giọt tinh dầu sả pha với nước ấm, sau đó cho bé súc miệng bằng loại nước này.
Điều trị bằng y học hiện đại
Cách hiệu quả nhất để điều trị viêm nướu răng ở trẻ em chính là đưa bé đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Tại đây, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đánh giá chính xác mức độ viêm, từ đó có phương án điều trị hợp lý.
Ở giai đoạn sớm, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ cao răng và mảng bám để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng sau khi ăn uống.
Nếu viêm nướu răng đã chuyển qua giai đoạn nặng hơn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để hỗ trợ điều trị:
- Kamistad: Đây là thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức để bé cảm thấy dễ chịu hơn. Thuốc được bào chế dưới dạng gel bôi nên rất dễ sử dụng. Trước tiên ba mẹ cần vệ sinh sạch vùng khoang miệng, lau khô và bôi thuốc lên vùng nướu răng đang bị viêm 3 lần mỗi ngày.
- Ceelin: Ceelin giúp bổ sung vitamin C có tác dụng hạn chế tình trạng chảy máu chân răng và tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Sử dụng xanh Methylen: Dung dịch xanh Methylen giúp sát trùng, kiểm soát tình trạng viêm nướu răng ở trẻ.
Nha khoa Đại Nam – Địa chỉ khám và điều trị viêm nướu ở trẻ em uy tín
Hiện nay có rất nhiều địa chỉ khám răng trẻ em. Điều này cũng khiến các bậc phụ huynh bối rối trong việc lựa chọn. Nha khoa Đại Nam là nha khoa chuyên tiếp nhận khám và điều trị các bệnh lý răng miệng ở trẻ, trong đó có viêm nướu răng.
Nha khoa Đại Nam với cơ sở vật chất khang trang cùng thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo vô trùng để phòng tránh nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm nhiều năm, thấu hiểu tâm lý trẻ em.
Bên cạnh chất lượng khám, điều trị thì dịch vụ chuyên nghiệp cũng là yếu tố giúp Đại Nam được khách hàng đánh giá cao. Tại đây, các nhân viên sẽ hỗ trợ nhiệt tình, giải đáp mọi thắc mắc. Chỉ tiết kiệm thời gian, khách hàng có thể đặt lịch hẹn với bác sĩ qua tổng đài miễn phí.
Trên đây là một số thông tin tư vấn liên quan đến bệnh viêm nướu ở trẻ em. Nếu bạn có thắc mắc, hãy liên hệ HOTLINE: 096 4444 999 để được tư vấn trực tiếp về các vấn đề liên quan đến răng miệng.
Bài viết liên quan
-
Răng sữa bị sâu – Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị hiệu quả
Răng sữa bị sâu là vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến ở trẻ […]
-
Bật mí 15 mẹo giúp bé giảm đau khi mọc răng vô cùng hiệu quả và dễ thực hiện
Việc mọc răng là bình thường, nhưng là một trải nghiệm không hề yêu thích […]
-
Mọc răng ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ cần nắm rõ
Trong quá trình phát triển và trưởng thành của bé, mọc răng ở giai đoạn […]
-
Nguyên nhân trẻ nghiến răng, cách điều trị hiệu quả
Các bậc phụ huynh hiện nay luôn lo ngại về tình trạng trẻ nghiến răng. […]
-
Hướng dẫn đánh răng đúng cách cho trẻ theo từng bước cụ thể
Có thể thấy, rất nhiều bậc phụ huynh vẫn còn chủ quan trong việc tập […]
-
Trẻ bị sưng lợi có mủ nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị ra sao cho hiệu quả?
Sưng lợi có mủ là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Vậy trẻ […]