Viêm gai lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Viêm gai lưỡi là một tình trạng phổ biến nhưng thường bị xem nhẹ do không gây nguy hiểm nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh có thể mang lại cảm giác khó chịu khi ăn uống và giao tiếp. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa là bước quan trọng để phát hiện và điều trị hiệu quả.
Viêm gai lưỡi là bệnh gì?
Viêm gai lưỡi còn gọi là viêm nhú lưỡi, đây là tình trạng lưỡi bị sưng tấy và thay đổi màu sắc. Kèm theo đó là sự biến mất của các nhú lưỡi khiến bề mặt lưỡi trơn nhẵn. Triệu chứng này kéo dài khiến việc ăn uống khó khăn, việc cảm nhận mùi vị bị hạn chế. Bệnh có thể xuất hiện đột ngột và tái phát nhiều lần nếu không điều trị triệt để.
Viêm gai lưỡi có các dạng nào?
Dựa vào vị trí, hình dạng và kích thước của các mảng sưng mà viêm gai lưỡi được chia thành nhiều dạng khác nhau. Dưới đây là các dạng phổ biến nhất:
- Viêm lưỡi teo: Còn có tên gọi là viêm lưỡi Hunter, đây là tình trạng mất nhiều gai lưỡi khiến lưỡi nhẵn và bóng.
- Viêm lưỡi hình thoi: Vùng lưỡi bị tổn thương có màu đỏ, nhẵn hoặc nổi lên trên bề mặt. Dạng viêm này khiến vùng giữa hoặc sau lưỡi bị tổn thương. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng nấm candida đang phát triển.
- Lưỡi địa lý: Còn gọi là lưỡi bản đổ, đây là tình trạng viêm lưỡi di chuyển gây ra các mảng thiếu nhú và đỏ nhẵn như bản đồ. Đây là vấn đề lành tính nên không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Hội chứng bỏng lưỡi: Còn gọi là viêm lưỡi mãn, có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chiếm tỷ lệ cao là phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh. Khi bệnh, đầu lưỡi và vòm miệng có cảm giác bỏng rát khó chịu.
Cách dấu hiệu viêm gai lưỡi dễ nhận biết
Để phát hiện tình trạng này, có thể dựa vào các dấu hiệu viêm gai lưỡi sau đây:
- Đau rát lưỡi: Cảm giác nóng rát ở lưỡi, nhất là khi ăn uống.
- Sưng tấy: Các gai lưỡi bị viêm sưng đỏ, có thể xuất hiện các mụn nhỏ.
- Ngứa: Cảm giác ngứa ran khó chịu ở bề mặt lưỡi.
- Lưỡi thay đổi màu: Bề mặt lưỡi xuất hiện các mảng màu trắng, đỏ hoặc các vết loét gây đau đớn.
- Mất vị giác: Tình trạng viêm gai lưỡi có thể khiến người bệnh mất hoặc giảm khả năng cảm nhận mùi vị món ăn.
Các nguyên nhân dẫn đến viêm gai lưỡi
Theo chuyên gia sức khoẻ, tình trạng viêm gai lưỡi có thể xuất phát từ các lý do sau:
Thiếu vitamin B12 và acid folic
Thiếu hụt B12 và acid folic là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng viêm gai lưỡi. Lúc này đầu lưỡi sẽ bị sưng đỏ, khiến việc ăn uống và giao tiếp gặp khó khăn.
Bệnh lý răng miệng
Các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nướu,…khiến vi khuẩn hoặc nấm phát triển và tấn công lưỡi, từ đó dẫn đến tình trạng viêm.
Chế độ ăn
Thức ăn cay nóng hoặc các chất kích thích có trong cà phê, rượu bia là tác nhân khiến lưỡi bị kích ứng. Đây cũng là nguyên nhân làm cho bề mặt lưỡi bị viêm.
Căng thẳng
Căng thẳng, stress kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ trầm trọng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể bị suy nhược nên dễ bệnh hơn, trong đó có viêm gai lưỡi.
Nội tiết tố thay đổi
Nội tiết tố thay đổi khiến cơ thể nhạy cảm và dễ kích ứng với sự thay đổi của môi trường. Lúc này bạn sẽ dễ gặp phải các vấn đề răng miệng nói chung và viêm gai lưỡi nói riêng.
Tổn thương vật lý
Các tổn thương vật lý như vô tình cắn lưỡi, bỏng lưỡi, có thể làm lưỡi bị tổn thương. Lúc này vi khuẩn có cơ hội tấn công và gây viêm nhiễm.
Cơ địa
Một số người có cơ địa dị ứng với các thành phần có trong thuốc hoặc thực phẩm. Đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng viêm gai lưỡi xuất hiện và tái đi tái lại nhiều lần.
Bệnh viêm gai lưỡi có nguy hiểm không?
Bệnh viêm gai lưỡi có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nhìn chung thì tình trạng này không gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh có thể tự khỏi trong vài ngày đến vài tuần mà không cần điều trị y tế đặc biệt.
Tuy nhiên, viêm gai lưỡi gây ra nhiều khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Người bệnh thường cảm thấy đau rát, lưỡi nhạy cảm với thức ăn nóng, cay, chua hoặc mặn. Việc nhai, nuốt và nói chuyện cũng có thể trở nên khó khăn, làm giảm chất lượng cuộc sống và tạo cảm giác mệt mỏi.
Để giảm triệu chứng và phòng ngừa tái phát, việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách là rất quan trọng. Bạn nên đánh răng nhẹ nhàng, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn, tránh ăn các thức ăn kích thích và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B.
Nếu tình trạng không cải thiện hoặc có dấu hiệu bất thường, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như: u nhú tế bào, u xơ, u nang, giang mai,…
Viêm gai lưỡi có đau không?
Viêm gai lưỡi thường gây đau rát và cảm giác khó chịu trên bề mặt lưỡi, đặc biệt khi tiếp xúc với thức ăn cay, nóng hoặc có tính acid. Mức độ đau có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào mức độ viêm và nguyên nhân gây bệnh.
Trong một số trường hợp, cơn đau có thể kéo dài và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày như ăn uống hoặc nói chuyện. Nếu tình trạng đau không giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Viêm gai lưỡi có lây không?
Viêm gai lưỡi không phải là bệnh truyền nhiễm, vì vậy nó không lây từ người này sang người khác. Tình trạng này thường xuất phát từ các yếu tố cá nhân như tổn thương cơ học, căng thẳng, thiếu hụt dinh dưỡng, hoặc phản ứng với thức ăn kích thích.
Tuy nhiên, nếu viêm gai lưỡi do nguyên nhân nhiễm trùng như vi khuẩn, nấm, hoặc virus, các tác nhân gây bệnh có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp, nhưng đây là trường hợp hiếm gặp. Việc duy trì vệ sinh răng miệng tốt là cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh.
Cách trị viêm gai lưỡi hiệu quả
Để có cách trị viêm gai lưỡi hiệu quả thì việc tìm ra nguyên nhân chính xác là rất quan trọng. Theo các chuyên gia, tình trạng này sẽ nhanh chóng khắc phục nếu tìm được nguyên nhân gây ra.
Các phương pháp điều trị viêm gai lưỡi bao gồm:
Sử dụng thuốc
Nếu nguyên nhân là do bệnh lý hoặc nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để điều trị. Các loại thuốc kháng sinh, kháng nấm, hoặc kháng virus được sử dụng để loại bỏ các tác nhân gây bệnh tương ứng. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thêm thuốc mỡ corticosteroid để làm dịu các triệu chứng đau và giảm sưng tấy.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Khi thiếu dưỡng chất là yếu tố góp phần gây viêm, đặc biệt trong trường hợp liên quan đến các bệnh lý nền như bệnh celiac, bác sĩ có thể đề xuất điều chỉnh chế độ ăn uống. Việc bổ sung thực phẩm chức năng và thực hiện chế độ ăn cân bằng cũng rất cần thiết trong những trường hợp viêm do thiếu dinh dưỡng.
Tránh yếu tố kích hoạt
Nếu các triệu chứng bùng phát sau khi ăn đồ cay hoặc các loại thực phẩm gây kích ứng, nên hạn chế tiêu thụ chúng một thời gian để lưỡi có cơ hội phục hồi. Đồng thời, việc bỏ thuốc lá hoặc hạn chế rượu bia cũng giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Giữ vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại. Nên đánh răng 2-3 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm cùng kem đánh răng nhẹ nhàng, không gây kích ứng. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng hàng ngày và đừng quên vệ sinh bề mặt lưỡi thường xuyên.
Làm thế nào để phòng ngừa viêm gai lưỡi?
Để phòng ngừa viêm gai lưỡi, bạn cần áp dụng một số biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả sau:
- Thường xuyên đánh răng với bàn chải lông mềm và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
- Dùng nước súc miệng chứa thành phần kháng khuẩn để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
- Duy trì lối sống tích cực, tập thể dục thường xuyên, và tránh căng thẳng kéo dài.
- Tránh rượu bia, thuốc lá vì chúng có thể làm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tăng cường bổ sung rau củ, trái cây, thực phẩm giàu vitamin B12 và acid folic vào bữa ăn hàng ngày.
- Hạn chế thực phẩm nhiều đường, cay nóng hoặc có tính acid để giảm kích ứng lưỡi.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giữ độ ẩm cho niêm mạc lưỡi.
- Thăm khám răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện và xử lý sớm các vấn đề liên quan.
Trên đây là các kiến thức liên quan đến bệnh viêm gai lưỡi, đây là tình trạng thường gặp và được nhiều người quan tâm. Ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên, bạn cần có cách xử lý kịp thời để tránh các ảnh hưởng. Liên hệ Hotline 096 4444 999 để được tư vấn chi tiết!
Bài viết liên quan
-
Đính đá lên răng – Bí quyết thể hiện cá tính và sự tự tin
Bạn đang tìm kiếm phương pháp độc đáo để thể hiện cá tính và tạo […]
-
Có nên nhổ răng số 8 không? Những điều cần lưu ý
Mọc răng số 8 ( răng khôn) là dấu hiệu cho thấy răng hàm của […]
-
Địa chỉ cạo vôi răng uy tín – Chất lượng tại TP.HCM
Cạo vôi răng là phương pháp loại bỏ lớp mảng bám cứng bám trên bề […]
-
Hàn răng xong bị buốt | Nguyên nhân do đâu
Những cơn đau nhức này xảy ra khi bị tác động nhiều yếu tố tạo […]
-
RĂNG VẨU LÀ GÌ? CÁCH CHỮA RĂNG VẨU HIỆU QUẢ
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Răng […]
-
Răng hô là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả
Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn thường gặp, gây ảnh hưởng đến […]