Viêm chân răng có mủ uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Viêm chân răng có mủ là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn đã tấn công mạnh mẽ đến vùng nướu, chân răng. Lúc này việc sử dụng thuốc là cần thiết để ức chế và loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Bên cạnh đó người bệnh cần chăm sóc răng miệng đúng cách để hỗ trợ điều trị. Vậy viêm chân răng có mủ uống thuốc gì để nhanh khỏi? Theo dõi câu trả lời trong bài viết sau đây.

Bệnh viêm chân răng có mủ có triệu chứng gì?

Viêm chân răng là bệnh lý về răng miệng thường hay gặp ở tất cả mọi người. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nhiễm sẽ nghiêm trọng hơn với sự hình thành mủ. Tình trạng này được gọi là viêm chân răng có mủ với nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Viêm chân răng có mủ với nhiều triệu chứng nghiêm trọng
Viêm chân răng có mủ với nhiều triệu chứng nghiêm trọng

Các triệu chứng khi bị viêm chân răng có mủ:

  • Đau ở phần nướu răng, nướu bị sưng đỏ do bị vi khuẩn tấn công. Chân răng và thân răng có thể bị lung lay.
  • Sốt cao, sốt kéo dài do viêm nhiễm khiến tế bào bạch cầu hoạt động mạnh hơn.
  • Cảm giác đắng miệng do các ổ mủ gây ra.
  • Khi nhai hoặc khi dùng tay ấn vào nướu răng sẽ có cảm giác đau nhức.
  • Chảy máu chân răng càng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Viêm chân răng có mủ uống thuốc gì?

Dấu hiệu có mủ cho thấy tình trạng viêm nhiễm đã đến mức báo động. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ khiến tổn thương lan rộng, khiến tuỷ răng và chân răng bị ảnh hưởng. Lúc này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp giảm triệu chứng và kiểm soát viêm, bao gồm:

Thuốc kháng sinh

Tác dụng của thuốc kháng sinh là tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm chân răng. Đặc biệt là vi khuẩn P. Gingivalis trong khoang miệng có liên quan đến viêm nha chu.

Thuốc kháng sinh giúp ức chế và loại bỏ vi khuẩn
Thuốc kháng sinh giúp ức chế và loại bỏ vi khuẩn

Các loại thuốc kháng sinh thường dùng bao gồm:

  • Penicillin: Được chỉ định với các trường hợp viêm chân răng mức độ trung bình trở lên. Liều dùng là 500 miligam(mg)/8 giờ hoặc 1.000 miligam(mg)/12 giờ
  • Erythromycin: Tác dụng của Erythromycin tương tự như Penicillin và được chỉ định với bệnh nhân dị ứng với Penicillin.
  • Clindamycin: Clindamycin có tác dụng với nhiều chủng vi khuẩn khác nhau, bao gồm vi khuẩn trong khoang miệng. Tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng, thông thường là 300 mg hoặc 600 mg mỗi 8 giờ.
  • Azithromycin: Trong trường hợp bệnh nhân dị ứng với penicillin, bác sĩ có thể kê đơn thuốc Azithromycin để thay thế.
  • Tetracycline: Tetracycline là thuốc kháng sinh có tác dụng ngăn ngừa viêm loét ở nướu răng, hạn chế chảy máu chân răng. Ngoài ức chế vi khuẩn thì Tetracycline còn giúp giảm đau nhức hiệu quả.

Thuốc giảm đau

Một trong số các câu trả lời cho viêm chân răng có mủ uống thuốc gì chính là thuốc giảm đau. Đau đớn là triệu chứng khó chịu mà bệnh nhân viêm chân răng phải chịu đựng. Điều này khiến họ cảm thấy khó khăn khi ăn, uống và vệ sinh răng miệng. Vì vậy, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau để bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.

Acetaminophen là thuốc giảm đau phổ biến
Acetaminophen là thuốc giảm đau phổ biến

Một số thuốc giảm đau phổ biến:

  • Acetaminophen: Các loại thuốc Acetaminophen được bào chế dưới nhiều dạng với hàm lượng khác nhau, có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Thuốc phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau và ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên phụ nữ mang thai hoặc người có cơ địa nhạy cảm với thuốc có thể bị buồn nôn sau khi uống.
  • Ibuprofen: Ibuprofen là thuốc giảm đau được dùng điều trị cho nhiều loại trường hợp đau khác nhau, trong đó có đau do viêm nướu. Ibuprofen được bào chế dưới nhiều dạng khác như như viên nén, viên nang, siro. Thuốc được đánh giá lành tính, tuy nhiên bệnh nhân suy thận, hen suyễn hoặc viêm loét dạ dày cần thận trọng khi dùng.

Thuốc gây tê tại chỗ

Các loại thuốc gây tê tại chỗ như Lidocaine và Prilocaine có tác dụng gây tê cục bộ. Dưới tác động của thuốc, bệnh nhân sẽ mất cảm giác ở nướu răng đang bị tổn thương.

Lưu ý không tự ý sử dụng thuốc gây tê để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Một số tác dụng phụ thường gặp như: gây tê nướu, buồn nôn, nướu răng bị sưng,…

Thuốc kháng viêm non-steroid

Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid có tác dụng kiểm soát, ngăn ngừa viêm loét lan rộng. Bên cạnh đó, thuốc kháng viêm còn có tác dụng giảm triệu chứng sưng đau, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng thuốc kháng viêm cho người có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng.

Thuốc kháng viêm giúp hạn chế viêm nhiễm
Thuốc kháng viêm giúp hạn chế viêm nhiễm

Thuốc Corticosteroid

Corticosteroid cũng là đáp án cho câu hỏi viêm chân răng có mủ uống thuốc gì? Thuốc Corticosteroid chứa các hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng sinh và giảm đau. Do đó, thuốc giúp loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng và cải thiện bệnh đáng kể. Thuốc giúp hỗ trợ điều trị viêm chân răng có mủ nhanh chóng. Người bệnh cần tuân thủ liều lượng cho bác sĩ kê đơn, không tự ý tăng liều.

Các lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm chân răng có mủ

Mỗi loại thuốc đều có hiệu quả và rủi ro khi sử dụng khác nhau. Vì vậy bệnh nhân không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Thay vào đó, người bệnh nên đến nha khoa uy tín để thăm khám và được bác sĩ kê đơn thuốc cần dùng.

Cần báo bác sĩ nếu bị dị ứng khi dùng thuốc
Cần báo bác sĩ nếu bị dị ứng khi dùng thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Dị ứng: Nếu gặp phải tình trạng dị ứng khi sử dụng thuốc, bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng giải quyết tiếp theo.
  • Đối với trẻ em: Việc sử dụng thuốc cho trẻ em và thiếu niên dưới 18 tuổi cần hết sức cẩn trọng. Nguyên nhân là một số thành phần của thuốc có thể tác động đến sự phát triển bình thường của cơ thể.
  • Đối với người lớn tuổi: Đây là nhóm đối tượng thường mắc các bệnh lý khác như viêm dạ dày, thận, tim, gan,.. Vì vậy bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khoẻ của mình. Nếu có bất thường trong quá trình điều trị cần liên hệ bác sĩ ngay lập tức.
  • Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú: Một số thành phần có trong thuốc điều trị viêm chân răng có thể ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh. Do đó cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Phụ nữ có thai không nên sử dụng thuốc kháng viêm tùy ý
Phụ nữ có thai không nên sử dụng thuốc kháng viêm tùy ý

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng khi bị viêm chân răng có mủ

Bên cạnh sử dụng thuốc thì bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng đúng cách. Điều này vừa giúp hỗ trợ quá trình điều trị, vừa ngăn ngừa bệnh lý tái phát trở lại.

Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày

Bệnh nhân cần đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Thời gian đánh răng phù hợp nhất là 2 – 3 phút mỗi lần để loại bỏ mảng bám còn tồn đọng. Nên dùng bàn chải có lông mềm để tránh làm tổn thương đến nướu răng.

Nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày khi bị viêm chân răng có mủ
Nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày khi bị viêm chân răng có mủ

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn, phòng tránh vết loét lan rộng. Vì vậy sau khi đánh răng hoặc sau khi ăn, bệnh nhân nên súc miệng bằng nước muối. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại thảo dược để làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa mùi hôi.

Nên súc miệng bằng nước muối sau khi ăn
Nên súc miệng bằng nước muối sau khi ăn

Dùng chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa là loại chỉ dùng để vệ sinh răng miệng, làm sạch đến từng kẽ răng. Theo khuyến cáo của nha sĩ, bệnh nhân viêm chân răng cần dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để loại bỏ thức ăn thừa còn bám trên răng.

Qua bài viết trên, Nha khoa Đại Nam mong rằng đã giúp giải đáp được phần nào câu hỏi viêm chân răng có mủ uống thuốc gì. Một lần nữa xin nhắc lại là bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc dùng tại nhà khi gặp phải bệnh lý này. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ Hotline 096 4444 999 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết
    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop