Vì sao răng trẻ bị đen và cách khắc phục răng đen cho bé

Vì sao răng trẻ bị đen và cách khắc phục răng đen cho bé

Răng trẻ bị đen là tình trạng thường gặp ở nhiều bé, thậm chí xuất hiện ngay khi trẻ vừa mọc răng sữa. Tình trạng này có thể do tác động bên ngoài, hoặc có thể là biểu hiện của các bệnh lý răng miệng tiềm ẩn. Do đó, phụ huynh nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao răng trẻ bị đen, cũng như cách khắc phục chân răng trẻ bị đen hiệu quả.

Các dấu hiệu nhận biết răng trẻ bị đen

Khi răng hay chân răng trẻ bị đen, ba mẹ có thể nhận biết dựa vào các dấu hiệu dưới đây:

  • Xuất hiện đốm đen hoặc mảng nâu đậm trên bề mặt răng
  • Răng chuyển màu dần từ trắng ngà sang vàng nâu, rồi đến đen
  • Khi sờ vào bề mặt răng, có thể cảm nhận được răng bị sần sùi, có lỗ nhỏ li ti
  • Trẻ than đau, ê buốt khi ăn uống, hơi thở có mùi hôi nhẹ khi mảng bám tích tụ vùng răng bị đen.
Be mat rang cua tre xuat hien dom den hoac mang nau dam
Bề mặt răng của trẻ xuất hiện đốm đen hoặc mảng nâu đậm

Tại sao răng trẻ bị đen

Vì sao răng trẻ bị đen là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, dưới đây là 5 nguyên nhân làm răng trẻ bị xỉn đen, cũng như nướu răng trẻ bị đen:

Men răng bị yếu khiến răng trẻ bị đen

Men răng là lớp màn mỏng bao bọc bên ngoài răng của trẻ, khi men răng yếu và nhạy cảm, chất lượng kém có thể do di truyền từ người thân. Men răng yếu, phát triển không tốt dẫn đến hiện tượng răng trẻ xỉn màu, hình thành các đốm đen.

Men răng yếu sẽ làm răng dễ bị sứt mẻ, gãy vỡ khiến vi khuẩn tấn công gây sâu răng, và nhiều bệnh lý về răng miệng làm răng trẻ bị ngả đen, ố màu.

Men rang bi yeu khien rang tre bi den
Men răng bị yếu khiến răng trẻ bị đen

Thói quen ăn uống không khoa học làm răng trẻ bị ố đen

Trẻ em thường yêu thích các đồ ăn ngọt như: bánh kẹo, nước ngọt có ga, thực phẩm chứa nhiều tinh bột… nhưng đây chính là nguyên nhân hàng đầu làm răng bé bị mảng bám đen. Những thực phẩm này thường dễ tích tụ trên các kẽ răng, tạo ra các mảng bám làm răng trẻ bị xỉn màu, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập. Làm ảnh hưởng đến men răng, gây sâu răng dẫn đến răng trẻ bị đen.

Tre an nhieu do ngot lam anh huong den men rang
Trẻ ăn nhiều đồ ngọt làm ảnh hưởng đến men răng

Thiếu chất làm răng bé bị lấm tấm đen

Thiếu chất làm răng không thể khỏe mạnh, men răng không chắc khỏe, màu sắc răng trẻ em bị ố đen. Đặc biệt, canxi và flour là thành phần quan trọng giúp răng chắc khỏe, nếu thiếu đi các chất này men răng sẽ không được hình thành và phát triển chắc khỏe. Men răng khỏe mạnh có khả năng bảo vệ cho răng trẻ, giúp răng trắng sáng, cứng chắc và làm giảm nguy cơ răng trẻ con bị ố đen.

Bên cạnh đó khi thiếu vitamin C, vitamin D cũng khiến răng trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công, kém chắc khỏe, làm tăng nguy cơ răng trẻ bị đen.

Răng trẻ bị đen do nhiễm kháng sinh

Kháng sinh đặc biệt là nhóm thuốc tetracycline làm biến màu răng, làm giảm khả năng sinh sản men răng, khiến nướu răng trẻ bị đen, xỉn màu. Phụ nữ khi mang thai và trẻ dưới 8 tuổi, nếu sử dụng nhiều kháng sinh sẽ làm răng trẻ chuyển màu xám đen.

Nhiem khang sinh cung khien rang tre bi den
Nhiễm kháng sinh là một trong những nguyên nhân khiến răng trẻ bị đen

Thói quen vệ sinh răng miệng kém

Phụ huynh có thể không chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ, nên dễ gây ra tình trạng chân răng trẻ bị đen. Một phần cũng do trẻ em thường không thích chải răng, thậm chí chúng thường nuốt luôn cả kem đánh răng. Vì vậy, rất khó để hình thành thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ.

Đặc biệt trong giai đoạn đầu, răng của trẻ rất dễ hình thành các mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khiến răng trẻ bị ố đen, nhiễm màu. Do đó, các bật phụ huynh cần lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp cho trẻ, để hình thành thói quen chải răng ngay từ nhỏ.

Răng trẻ bị đen có ảnh hưởng gì không?

Răng trẻ bị đen không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe răng miệng.

  • Giảm tính thẩm mỹ: Răng bị đen có thể khiến trẻ tự ti, ngại giao tiếp, đặc biệt là khi đến trường hay tiếp xúc với bạn bè.
  • Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai: Khi răng bị tổn thương, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn, dễ làm trẻ bị biếng ăn, chậm tăng cân.
  • Gây đau nhức, khó chịu: Răng bị sâu, đen có thể dẫn đến ê buốt, đau nhức, khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn: Nếu không khắc phục sớm, vi khuẩn từ răng sâu có thể lan rộng, ảnh hưởng đến nướu, tủy răng, thậm chí làm hỏng mầm răng vĩnh viễn bên dưới răng sữa.

Cách khắc phục răng trẻ bị đen hiệu quả

Răng trẻ bị đen lâu ngày khiến răng bị mủn, yếu dần, dễ bị sứt mẻ và gãy vỡ. Do đó, bố mẹ cần nhanh chóng tìm ra cách khắc phục, để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con.

Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng khoa học cho trẻ

Đối với trẻ nhỏ 1 tuổi, bạn nên sử dụng các băng gạc thấm nước muối sinh lý hoặc nước ấm. Sau đó dùng ngón trỏ rơ lưỡi, làm sạch bề mặt răng, nướu, khoang miệng nhẹ nhàng cho trẻ. Đặc biệt, các bật phụ huynh nên vệ sinh cho con khi con mới bú sữa, hoặc ăn dặm xong, để ngăn chặn tốt tình trạng răng trẻ bị đen.

Đối với trẻ em được 2 tuổi trở lên, khi răng sữa đã mọc đầy đủ, các bật phụ huynh nên rèn luyện cho con thói quen tự chải răng, để làm sạch và ngăn ngừa mảng bám gây đen răng trẻ. Để con tự hình thành thói quen này, phụ huynh tham khảo 5 cách giúp trẻ siêng đánh răng hơn.

Duy tri thoi quen cham soc rang mieng khoa hoc
Duy trì thói quen răng miệng khoa học là cách khắc phục hiệu quả

Tạo thực đơn ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Để hạn chế răng trẻ bị đen, cha mẹ cần xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt nên chú ý đến các dưỡng chất quan trọng như canxi, fluor, vitamin C và vitamin D…  những chất giúp men răng chắc khỏe, ngăn ngừa răng bị xỉn màu đen.

  • Tăng cường thực phẩm giàu canxi: Nên cho trẻ ăn các loại hạt như hạt chia, vừng mè, các loại đậu… không chỉ giàu canxi mà còn chứa protein và chất béo tốt. Ngoài ra, các thực phẩm như phô mai, sữa chua, trứng, cá hồi, cá mòi cũng rất tốt cho răng.
  • Bổ sung fluor tự nhiên: Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp fluor và ngăn ngừa sâu răng. Đồng thời, duy trì chế độ ăn cân đối, sẽ giúp cơ thể trẻ hấp thụ fluor từ thực phẩm một cách tự nhiên. Những thực phẩm giàu fluor gồm khoai tây, khoai lang, tôm, cua, nho khô, cá thu, cá trích
  • Bổ sung rau củ và trái cây: Rau xanh và trái cây tươi giúp cung cấp nhiều vitamin thiết yếu, đặc biệt là vitamin C, tăng sức đề kháng cho nướu và răng, giảm nguy cơ vi khuẩn tấn công gây đen răng.
Tang cuong bo sung thuc pham giau canxi cho tre
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi cho trẻ

Khám răng định kỳ tại Nha Khoa Đại Nam

Khám răng miệng định kỳ không chỉ quan trọng đối với người lớn, mà còn đặc biệt cần thiết cho trẻ nhỏ. Với trẻ từ 4–5 tuổi trở lên, phụ huynh nên đưa bé đến nha khoa kiểm tra ít nhất 6 tháng/lần. Việc thăm khám định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, đặc biệt là tình trạng răng bị đen do sâu răng.

Nếu không được điều trị kịp thời, răng sữa bị sâu đen hoặc mất sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này. Trẻ có thể gặp phải tình trạng răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai khi trưởng thành. Do đó, khám răng định kỳ chính là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ ngay từ những năm đầu đời.

Vì sao răng trẻ bị đen và cách khắc phục răng đen cho bé
Hệ thống Nha khoa Đại Nam và các con số ấn tượng

Tại Nha Khoa Đại Nam, trẻ sẽ được thăm khám trong môi trường thân thiện, với đội ngũ bác sĩ tận tâm và thiết bị hiện đại, giúp quá trình kiểm tra trở nên nhẹ nhàng, không gây áp lực tâm lý cho bé.Răng trẻ bị đen không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề răng miệng. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách, xây dựng chế độ ăn uống khoa học và đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ.

Mọi thắc mắc hãy liên hệ ngay Hotline 0379 889 577 để được hỗ trợ miễn phí.

Đăng ký tư vấn

    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop