Tụt lợi khi niềng răng có nguy hiểm không? 

tụt lợi khi niềng răng

Tụt lợi khi niềng răng là một biến chứng có thể xuất hiện trong quá trình niềng răng chỉnh nha. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không và cách khắc phục như thế nào? Hãy đọc ngay bài viết sau đây của Nha khoa Đại Nam để biết cách khắc phục tụt lợi khi niềng răng hiệu quả. 

Niềng răng có bị tụt lợi không?

Tụt lợi khi niềng răng (còn gọi là tụt nướu) là một bệnh lý răng miệng mà nhiều người gặp phải trong quá trình niềng răng. Đây là hiện tượng lộ rõ chân răng cho lợi dịch chuyển sâu vào phía chân răng, hoặc lợi bị tiêu biến.

Thời gian đầu tiên biểu hiện tụt lợi sẽ chưa rõ ràng, có thể khó thấy bằng mắt thường. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến lợi bị tụt nghiêm trọng, lúc này bạn có thể quan sát rõ bằng mắt thường. Dưới đây là những biểu hiện của bệnh lý tụt lợi:

  • Khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng thì răng dễ bị chảy máu.
  • Lợi bị sưng và có màu đỏ thẫm.
  • Phần thân răng dài hơn, phần lợi bị thu hẹp lại hơn trước.
  • Xuất hiện tình trạng hơi thở có mùi khó chịu.
  • Răng có dấu hiệu yếu dần đi, có thể bị lung lay.
  • Răng trở nên nhạy cảm và ê buốt khi tiếp xúc đồ ăn quá nóng, quá lạnh.
Tụt lợi khiến cho răng của bạn trông dài hơn
Tụt lợi khiến cho răng của bạn trông dài hơn

Nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi

Tụt lợi khi niềng răng không phải là bệnh lý tự nhiên mà xuất hiện. Dưới đây là những nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi:

Mảng bám tồn tại trên răng

Mảng bám cứng đầu là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng tụt lợi. Khi niềng răng việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn do các khí cụ niềng răng cản trở. Nên việc các mảng bám thức ăn tồn tại và bám chắc trên răng là điều dễ hiểu. Khi đó, các mảng bám thức ăn sẽ kết tụ lại thành cao răng.

Cao răng chính là điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra viêm nướu. Từ đó nướu răng sẽ bị tụt dần vào sát chân răng.

Cao răng là nguyên nhân gây tụt lợi khi niềng răng
Cao răng là nguyên nhân gây tụt lợi khi niềng răng

Các bệnh lý về răng miệng

Tụt lợi khi niềng răng có thể xuất phát từ các bệnh lý khác liên quan tới răng miệng. Hiện tượng tụt lợi sẽ xảy ra nếu ở thời điểm trước và trong quá trình niềng răng người bệnh không điều trị dứt điểm các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu,… Vì vậy, nếu muốn đạt kết quả niềng răng tốt nhất và tránh nguy cơ bị tụt lợi thì người bệnh cần chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách và đầy đủ.

Sâu răng khiến lợi bị tụt khi niềng răng
Sâu răng khiến lợi bị tụt khi niềng răng

Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Chăm sóc răng miệng sai cách cũng là một trong các nguyên nhân gây nên tình trạng niềng răng tụt lợi. Nếu bạn có thói quen đánh răng với lực mạnh để bàn chải chà xát vào khu vực chân răng khiến chân răng và nướu bị tổn thương.

Khi nướu bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng nướu bị sưng, viêm, thậm chí là chảy máu. Tình trạng này kéo dài làm lợi bị tiêu biến dần. Sau một khoảng thời gian, chân răng sẽ trở nên dài hơn bình thường. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải tình trạng tụt lợi khi niềng răng.

Đánh răng quá mạnh sẽ khiến nướu bị tổn thương
Đánh răng quá mạnh sẽ khiến nướu bị tổn thương

Lực siết của mắc cài không phù hợp

Trong quá trình chỉnh nha, nếu lực siết mắc cài không phù hợp thì bạn dễ bị tụt lợi khi niềng răng. Cụ thể, lực kéo từ mắc cài mạnh hơn so với sức chịu đựng của răng sẽ gây áp lực lên nướu, khiến nướu tổn thương, gây tụt lợi và có thể khiến răng lung lay. Vì vậy, việc điều chỉnh lực siết mắc cài rất quan trọng, vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào chuyên môn của bác sĩ thực hiện kỹ thuật niềng răng.

Chế độ ăn uống không phù hợp

Trong quá trình niềng răng bạn nên có một chế độ ăn phù hợp. Nên tránh những thức ăn cứng, dai, khi nhai phải dùng lực mạnh có thể gây bung mắc cài, khiến răng bị lung lay và dễ dẫn đến niềng răng tụt lợi.

Ăn đồ ăn quá cứng là nguyên nhân khiến nướu bị tổn thương 
Ăn đồ ăn quá cứng là nguyên nhân khiến nướu bị tổn thương 

Tụt lợi khi niềng răng gây ra những biến chứng gì?

Tụt lợi tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng sau: 

  • Các bệnh lý răng miệng: Tụt lợi khiến các kẽ chân răng trở nên thưa hơn. Những mảnh vụn thức ăn không được loại bỏ sẽ tận dụng các kẽ chân răng để bám lại. Đó là nguyên nhân dẫn tới những căn bệnh nguy hiểm như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu,… 
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Khi gặp tính trạng tụt lợi, răng sẽ trở dài và to hơn sẽ khiến bạn tự ti khi cười và giao tiếp với người khác. 
  • Răng trở nên nhạy cảm hơn: Khi bị tụt lợi, chân răng sẽ bị lộ ra nhiều hơn, lúc này ngà răng sẽ không được bảo vệ và răng sẽ nhạy cảm hơn. Những lúc tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh răng sẽ có cảm giác ê buốt, thậm chí là đau nhức. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho chân răng bị mòn, yếu, dẫn đến răng bị lung lay.
  • Mất răng vĩnh viễn: Khi răng trở nên lung lay thì việc mất răng vĩnh viễn là điều sớm muộn. Vì khi đó những mô mềm xung quanh chân răng đã bị tổn thương và không còn khả năng bảo vệ cũng như và giữ chân răng lại nữa.

Bị tụt lợi có niềng răng được không?

Tình trạng tụt lợi xảy ra rất phổ biến, đặc biệt là xung quanh răng cửa hàm dưới. Nếu nướu của bạn khỏe mạnh, thì sẽ thích hợp để thực hiện niềng răng. Tuy nhiên có nhiều người có thắc mắc bị tụt lợi có niềng răng được không, thì trong quá trình bác sĩ thăm khám và tư vấn cho bạn, bác sĩ chỉnh nha chuyên sâu sẽ kiểm tra tổng quát cẩn thận răng và lợi của bạn.

Nếu bạn có bất kỳ bệnh lý lợi răng nào thì cần điều trị trước khi niềng răng. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao đường viền nướu của bạn, có thể làm giảm nguy cơ tụt lợi thêm bằng cách di chuyển răng từ từ và nhẹ nhàng về vị trí mong muốn.

Những cách khắc phục tình trạng tụt lợi khi niềng răng

Với những biến chứng nguy hiểm cho răng miệng kể trên thì tình trạng tụt lợi có khắc phục được không? Nha khoa Đại Nam sẽ giải đáp ngay sau đây.

Tình trạng tụt lợi nhẹ

Với tình trạng tụt lợi nhẹ, giải pháp đầu tiên là bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa, mảng bám cứng đầu. Khi môi trường khoang miệng được làm sạch, thì vi khuẩn sẽ không có điều kiện để tồn tại và phát triển để gây hại cho răng.

Sau đó bạn chỉ cần chăm sóc răng miệng đúng cách và đầy đủ. Ưu tiên bàn chải lông mềm, để tránh làm nướu bị tổn thương bởi lực đánh răng. Kết hợp nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng tối ưu hơn, hạn chế việc mảng bám hình thành nên cao răng.

Nếu tình trạng răng bị ê buốt xuất hiện thường xuyên thì nên lựa chọn kem đánh răng chứa các hoạt chất chống ê buốt. Đồng thời có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp cải thiện tình trạng răng ê buốt.

Tình trạng tụt lợi nặng

Với những trường hợp tụt lợi nặng thì biện pháp tối ưu để cải thiện thẩm mỹ chính là phẫu thuật ghép mô nướu. Phương pháp này sẽ phục hồi lại phần lợi để che phủ chân răng. Thông thường, kỹ thuật phẫu thuật tụt lợi sẽ sử dụng vạt niêm mạc ở vùng kế cận để che phủ lên khu vực chân răng đã bị tụt lợi. Để che phủ chân răng, các bác sĩ thường ghép mô sinh học, ghép lợi tự thân hoặc lấy mô từ người khác để ghép vào. Thời gian lành thương hoàn toàn khoảng 6 tháng đến 1 năm. 

Phẫu thuật ghép mô nướu cải thiện tình trạng bị tụt lợi
Phẫu thuật ghép mô nướu cải thiện tình trạng bị tụt lợi

Những cách ngăn ngừa tình trạng tụt lợi khi niềng răng

Tình trạng tụt lợi khi niềng răng là bệnh lý xảy ra đối với nhiều người. Dưới đây Nha khoa Đại Nam mách bạn những biện pháp để ngăn ngừa tình trạng này khi niềng răng chỉnh nha:

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách và hiệu quả. Khi niềng răng, bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm hoặc bàn chải chuyên dụng dành cho người niềng răng, đánh răng nhẹ nhàng theo chiều thẳng đứng, tránh làm lung lay mắc cài. Hãy kết hợp sử dụng loại nước súc miệng được bác sĩ chỉ định nhằm loại bỏ vi khuẩn bám trong kẽ răng, ngăn chặn cao răng hình thành cũng là cách giúp bạn không phải gặp tình trạng niềng răng bị tụt lợi. 
  • Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng để thực hiện niềng răng. Điều này đảm bảo an toàn trong quá trình niềng và hiệu quả niềng răng sẽ tốt như mong đợi.
  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường để ngăn tình trạng sâu răng khi niềng răng. 
  • Nên đi lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để loại bỏ vi khuẩn và những mảng bám cứng đầu trên bề mặt răng. 
Lấy cao răng định kỳ để ngăn chặn tình trạng tụt lợi
Lấy cao răng định kỳ để ngăn chặn tình trạng tụt lợi

Trên đây là những thông tin về vấn đề tụt lợi khi niềng răng mà Nha khoa Đại Nam cung cấp đến quý khách hàng. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin bổ ích.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0964 444 999 để được tư vấn miễn phí.

Đăng ký tư vấn

5/5 (1 bình chọn)
    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop