Tục nhuộm răng đen và ý nghĩa của nó đối với Việt Nam và các nước

Tuy không còn xuất hiện nhiều, rầm rộ như những thập kỷ trước nhưng tục nhuộm răng đen vẫn còn tồn tại tại các bản làng của người đồng bào của các tỉnh phía bắc. Thời nay có một số lớp trẻ không biết đến tập tục thú vị này. Vậy tục nhuộm răng đen ra đời khi nào? Có ý nghĩa gì? Cách để sở hữu một hàm răng đen đẹp đúng chuẩn như thế nào? Cùng Nha Khoa Đại Nam tìm hiểu về vấn đề này.

Tục nhuộm răng đen tại Việt Nam

Tục nhuộm răng tại nước Việt đã xuất hiện từ rất lâu đời, theo các ghi chép lịch sử cho rằng tục nhuộm răng đen ra đời từ các thời vua Hùng Vương các đây khoảng 4 thiên niên kỷ (4000 năm)

Một số tài liệu có nhắc đến tục nhuộm răng đen là tập tục ăn trầu của người Việt như trong quyển Đại Việt sử ký toàn thư có ghi. Ngoài ra, tục nhuộm răng đen còn được đề cập đến trong tập 1 cuốn sách Lịch sử Việt Nam trang 48. Nét văn hoá nhuộm răng đen còn được đưa vào sáng tác, cụ thể trong bài Hịch Xuất Quân của vua Quang Trung cũng có nhắc đến tập tục này.

tục nhuộm răng đen tại việt nam

Không thể xác định được chính xác thời gian ra đời của tập tục độc đáo này, nên người ta đã đưa ra giả thuyết rằng tục nhuộm răng đen ra đời Nhà nước Văn Lang, hoặc ít nhất vào khoảng trước thế kỷ 18. Tục nhuộm răng đen dần bị mai mục sau đó, bởi sự giao thoa văn hoá khi khi Việt Nam bị Phương Tây xâm lược.

Tục nhuộm răng đen tại Nhật Bản

Phong tục nhuộm răng ở Nhật Bản xuất hiện khá lâu đời. Có những ghi chép cho rằng tập tục này xuất hiện đầu tiên ở bán đảo Triều Tiên vào thời đại cổ đại, thế kỷ thứ tư và thứ năm sau Công nguyên.

Mặc khác, tập tục nhuộm đen răng có thể ra đời từ thời Kofun (từ năm 250 đến 538). Người ta tìm thấy những mảnh xương và hình người bằng đất sét được khai quật, được gọi là haniwa, cho thấy dấu vết của những chiếc răng bị đen, gợi ý về truyền thống lâu đời của phong tục này.

nhuộm đen răng tại Nhật Bản

Có một số ghi ghép lại cho rằng tập tục nhuộm răng tại Nhật Bản xuất hiện từ những năm 794 đến 1192, thời Heian thời hoàng kim của tục nhuộm răng đen tại Nhật Bản. Phong tục nhuộm răng đen tại Nhật Bản kéo dài đến năm 1870 và dần biến mất sau khi Thiên hoàng Minh Trị nghiêm cấm.

Đối với thời đại bây giờ hàm răng màu đen trông khá lạ lẫm, tuy nhiên thẩm mỹ là vô tận, mỗi thời sẽ có mỗi chuẩn đẹp riêng. Cùng Nha Khoa Đại Nam khám phá xem ý nghĩa tập tục nhuộm răng đen của người Việt và người Nhật.

Top 5 cách làm trắng răng bằng baking soda đơn giản ngay tại nhà

Người Việt nhuộm răng để làm gì? Ý nghĩa tục nhuộm răng đen tại Việt Nam

Có những giả thiết cho rằng, tập tục nhuộm răng để ngăn ngừa sâu răng. Theo như một số nghiên cứu của cố nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ngô Đức Thịnh cho rằng “răng đen có một ý nghĩa đã ăn sâu vào tín ngưỡng tâm linh của người Việt”.

Ông Thịnh còn cho biết “hàm răng trắng từng có thời liên quan đến ma, quỷ ám và các loài động vật hoang dã. Vì vậy, răng đen là để bảo vệ chủ nhân của chúng, khỏi linh hồn ma quỷ và các đấng siêu nhiên”.

Nhuộm răng đen là tập tục lâu đời của người Việt
Nhuộm răng đen là tập tục lâu đời của người Việt

Tục nhuộm răng đen còn là cột mốc đánh giá sự trưởng thành của người phụ nữ trẻ thời xưa. Với gương mặt trắng trẻo kèm thêm hàm răng đen bóng loáng, sẽ làm cho phụ nữ Việt Nam xưa thêm nổi bật và quyến rũ.

Với quan điểm và con mắt soi xét của người xưa, chỉ có người phụ nữ không ra gì, kém sang, dị biệt mới để hàm răng trắng. Tục nhuộm răng đen thời bấy giờ còn là thước đo nhân cách của người phụ nữ.

Một điều thú vị và ý nghĩa của tục nhuộm răng đen còn để khẳng định lòng tự tôn dân tộc, phân biệt dân ta với người Tàu, chính vì thế thời xưa từ bậc vua quan đến dân thường đều phải thực hiện phong tục này.

Tập tục nhuộm răng của người Nhật mang ý nghĩa gì?

“Răng đen” đã trở thành biểu tượng của văn hóa thẩm mỹ Nhật Bản vào thời điểm Heian và là biểu tượng cho các cô đến tuổi trưởng thành. Đặc biệt, các cô gái xuất thân từ những gia đình quyền quý nổi tiếng trong giới thượng lưu không sẽ không thể kết hôn nếu không có hàm răng đen.

Mãi cho tới sau này tục nhuộm răng xuất hiện khá phổ biến ở những người phụ nữ đã kết hôn, đàn ông quý tộc, những người phụ nữ làm về nghệ thuật và gái mại dâm.

Nhuộm răng đen là biểu tượng văn hóa của người Nhật
Nhuộm răng đen là biểu tượng văn hóa của người Nhật

Một số học giả cho rằng nhuộm răng đen, còn là cách người Nhật giúp răng khỏe mạnh và ngăn sâu răng. Tục nhuộm răng được ưa chuộng, bởi vì nó thể hiện địa vị xã hội, đồng thời nhuộm răng còn là chính sách khuyến khích sinh sản của người Nhật thời bấy giờ.

Ý nghĩa và cách thức nhuộm răng của mỗi quốc gia và mỗi dân tộc sẽ không giống nhau. Sau đây các cách thức nhuộm răng của người Việt ta.

Cách nhuộm răng của người đồng bào Thái tại Việt Nam

Nghi thức nhuộm răng đen của người Thái thường sẽ thực hiện khi họ sắp kết hôn. Nguyên liệu dùng để nhuộm răng cũng khá đơn giản, từ những nguyên liệu tự nhiên quanh nhà. Người Thái có hai cách nhuộm răng, một cách từ thời xa xưa sử dụng nguyên liệu tự nhiên và một cách sau này sử dụng khói bếp.

Cách nhuộm răng thời xưa

  • Bước 1: chà sát miếng cau nhiều lần lên răng để làm sạch
  • Bước 2: làm nóng lưỡi dao đã bị cùng trong bếp than hồng, sau đó rắc bột cánh kiến lên lưỡi dao để cánh kiến tan chảy.
  • Bước 3: Đợi dung dịch cánh kiến nguội bớt sau đó bôi đều nhựa đã tan chảy khắp hàm răng.
  • Bước 4: Sau khoảng 7 đến 10 ngày khi bôi nhựa cánh kiến vào răng, người Thái sẽ nhuộm lại răng bằng nhựa mét non.

Lưu ý: Khoảng thời gian chờ nhựa cánh kiến thấm màu vào răng, phụ nữ Thái kiêng ăn nhai đồ cứng và thức ăn nóng.

ý nghĩa việc nhuộm đen răng của người thái

Cách nhuộm răng sau này

Mãi cho đến sau này tục nhuộm răng của người Thái vẫn còn lưu giữ, nhưng họ không nhuộm theo cách xưa nữa mà cải tiến đơn giản hơn.

  • Bước 1: Làm sạch răng bằng cách ngậm lá chua trong vài giờ đồng hồ.
  • Bước 2: chuẩn bị một ống nứa và hơ một bên đầu ống nứa trên bếp lửa sao cho khói xuyên qua đầu nửa phía bên kia để hút thật nhiều khói.
  • Bước 3: Hứng lấy cột khói bếp bằng một chiếc lồ
  • Bước 4: Dùng lớp muội đen bám lại từ khói và thoa đều hết hàm răng, thành quả sau đó là một hàm răng đen óng ánh.

Tục nhuộm răng cho đến bây giờ chỉ còn được lưu giữ ở phụ nữ cao niên và họ xem chiếc lồ như một báu vật và giữ nó suốt đời. Những cô gái trẻ người Thái bây giờ chỉ thích hàm răng trắng hợp thời, thậm chí không còn biết chiếc lồ ra sao.

Tẩy trắng răng bị ê buốt là do đâu?

Cách nhuộm răng của người Kinh

Những nguyên liệu dùng để nhuộm răng của người Kinh cũng không khác mấy so với người Thái, dùng những nguyên liệu sẵn có, đơn giản dễ kiếm như: nước cốt chanh, bột nhựa cánh kiến, nhựa gáo dừa, phèn đen.

Bước 1: Vệ sinh răng trước khi nhuộm

Đánh răng và xỉa răng bằng vỏ cau khô cùng với muối và than bột khoảng ba ngày trước khi nhuộm răng. Một ngày trước khi nhuộm răng phải ngậm rượu trắng để men răng trở nên mềm hơn, và súc miệng bằng chanh, giai đoạn này răng lợi sẽ rất khó chịu.

Sử dụng cau để làm sạch răng trước khi nhuộm răng đen
Sử dụng cau để làm sạch răng trước khi nhuộm răng đen

Bước 2: Bắt đầu nhuộm răng

Thuốc nhuộm được pha từ hỗn hợp bột gồm bột cánh kiến cộng với nước cốt chanh, sau đó trộn hỗn hợp nhuộm lên miếng cau hoặc lá dừa r chà sát áp lên răng.

Lưu ý: Giai đoạn nhuộm răng thường thực hiện vào buổi chiều sau khi đã ăn cơm, đến đêm sẽ thay miếng lá dừa hoặc cau áp vào răng, hôm sau sẽ gỡ miếng nhựa ra để vệ súc miệng bằng nước mắm hoặc nước dưa chua. Trong quá trình giữ màu thuốc nhuộm để ngấm men răng, người nhuộm răng không được mở miệng trừ lúc ăn cơm, ngày thay hai lần thuốc nhuộm và liên tục trong bảy ngày.

Bước 3: Hoàn thành quá trình nhuộm răng

Khi men răng đã ngả màu cánh gián, thì người nhuộm sẽ được bôi một hỗn hợp nhuộm khác gồm: nhựa cánh kiến với phèn đen và ủ trong răng trong vòng 2 ngày.

Cuối cùng dùng nhựa gáo dừa, phủ lên toàn thân răng để cố định lớp màu nhuộm. Thu được sau quá trình nhuộm là một hàm răng đen huyền bóng loáng rất đẹp. Tuy nhiên sau 2 đến 3 năm cần phải phủ lại lớp nhựa gáo dừa, để hàm răng luôn đen bóng.

Mặc dù tục nhuộm đen răng đã không còn phổ biến và rộng rãi như xưa, nhưng tập tục này đã để lại một dấu ấn đẹp trong chiều dài lịch sử văn hoá của dân tộc ta.

Tại sao hiện nay tục nhuộm răng đen không còn phổ biến nữa

Ở mỗi giai đoạn phát triển, xu hướng về vẻ đẹp, chuẩn mực cái đẹp sẽ luôn cải tiến và thay đổi. Vào khoảng những năm 1862 tục nhuộm răng đen bắt đầu mai mục dần đi bởi sự du nhập văn hoá phương Tây vào Việt Nam.

nha khoa tẩy trắng răng tại quy nhơn

Để bắt kịp với nền văn minh phương Tây tràn qua Việt Nam, những người phụ nữ bắt đầu cạo đi lớp màu nhuộm trên răng để thể hiện tư tưởng khác con người khác. Họ cho rằng những người vẫn còn giữ răng nhuộm răng đen là không văn minh. Khi có sự tiếp xúc nhiều với người phương Tây, người Việt dần thay đổi cái đẹp bắt đầu thích tẩy trắng răng, cho rằng răng trắng thẩm mỹ và hiện đại hơn.

Nha Khoa Đại Nam rất mong bài viết trên, sẽ giúp cho người trẻ những người chưa biết hoặc chưa hiểu rõ về tục nhuộm răng đen của người Việt sẽ cảm thấy thú vị với những chia sẻ này. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về tục nhuộm răng đen hoặc muốn bắt trend xu hướng răng trắng thời đại bây giờ liên hệ HOTLINE 096 4444 999 để được chuyên viên tư vấn miễn phí.

Đăng ký tư vấn

5/5 (1 bình chọn)
    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop