ĐẶT THUN TÁCH KẼ ĐỂ LÀM GÌ? CÓ ĐAU KHÔNG? THỜI GIAN BAO LÂU?

ĐẶT THUN TÁCH KẼ ĐỂ LÀM GÌ? CÓ ĐAU KHÔNG? THỜI GIAN BAO LÂU?

Thun tách kẽ là một bước chuẩn bị quan trọng trước khi gắn mắc cài trong quá trình niềng răng. Tuy nhỏ bé nhưng loại thun này đóng vai trò không thể thiếu. Vậy đặt thun tách kẽ có tác dụng gì? Có đau không? Hãy cùng Nha Khoa Đại Nam tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây, để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình niềng răng nhé!

Thun tách kẽ là gì?

Thun tách kẽ là những vòng tròn cao su nhỏ, có độ cứng và độ đàn hồi nhất định, được sử dụng trong giai đoạn chuẩn bị trước khi niềng răng. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để đặt thun tách kẽ vào giữa các kẽ răng, thường là răng hàm. Mục đích là tạo ra một khoảng cách vừa đủ giữa hai răng, giúp việc đặt khâu (band) hoặc mắc cài bend-back được thuận lợi, không gây tổn thương cho răng hay nướu.

Thun tach ke la nhung vong tron cao su nho
Thun tách kẽ là những vòng tròn cao su nhỏ

Có mấy loại thun tách kẽ?

Hiện nay, thun tách kẽ được sử dụng phổ biến trong chỉnh nha và được chia thành 2 loại chính:

Thun tách kẽ cao su

Đây là loại thun phổ biến nhất hiện nay, được làm từ cao su y tế nguyên chất, không chứa hóa chất độc hại, đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng. Thun có màu xanh, hơi cứng, độ dày khoảng 1mm. Khi được đặt vào kẽ răng, lực đàn hồi từ cao su sẽ từ từ tách các răng ra. Sau vài ngày, khi khoảng cách giữa răng đạt đủ để đặt khâu niềng, thun sẽ tự động rơi ra ngoài mà không gây đau đớn hay tổn thương mô mềm.

Thun tach ke cao su duoc lam tu cao su y te
Thun tách kẽ cao su được làm từ cao su y tế

Thun tách kẽ kim loại

Loại thun này được chế tạo từ kim loại chuyên dụng, thường có hình dạng chữ L với lò xo nhỏ bên trong. Tuy nhiên, thun kim loại ít được sử dụng, do có thể gây khó chịu, thậm chí tổn thương nhẹ cho môi, má hoặc lưỡi trong quá trình mang. Thun kim loại phù hợp với những trường hợp cần tách kẽ trong thời gian dài, thường từ 6 tuần trở lên. Khi đạt được khoảng cách mong muốn, loại thun này không tự rơi ra, mà cần đến nha khoa để bác sĩ tháo bỏ.

Thun tach ke kim loai duoc che tao tu kim loai chuyen dung
Thun tách kẽ kim loại được chế tạo từ kim loại chuyên dụng

Đặt thun tách kẽ có tác dụng gì?

Việc đặt thun tách kẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình niềng răng, đặc biệt là khi sử dụng niềng răng mắc cài kim loại hoặc sứ. Dưới đây là những tác dụng của thun dùng để tách kẽ răng:

Tạo khoảng cách giữa các răng

Thun tách kẽ có nhiệm vụ nong nhẹ giữa hai răng kế cận, tạo ra một khoảng hở nhỏ. Khoảng cách này giúp bác sĩ dễ dàng đặt khí cụ chỉnh nha, được gắn ở răng hàm để giữ dây cung ổn định suốt quá trình niềng.

Thun tach ke co nhiem vu tao khoang cach giua hai rang
Thun tách kẽ có nhiệm vụ tạo khoảng cách giữa hai răng

Hỗ trợ gắn mắc cài chính xác

Với khoảng hở được tạo ra, bác sĩ có thể đặt mắc cài hoặc các khí cụ cần thiết ở vị trí sát chân răng, mà không làm tổn thương mô nướu hay gây lệch mắc cài. Từ đó giúp việc chỉnh nha diễn ra chính xác và hiệu quả hơn.

Chuẩn bị cho các bước chỉnh nha kế tiếp

Đặt thun tách kẽ có tác dụng là giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi hơn. Nhờ việc làm quen với cảm giác lực tác động nhẹ lên răng, trẻ hoặc người lớn cũng dễ thích nghi hơn khi bước vào giai đoạn gắn mắc cài chính thức.

Khi nào cần đặt thun tách kẽ?

Việc sử dụng thun tách kẽ thường được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp cụ thể. Dưới đây là các trường hợp cần đặt thun tách kẽ:

  • Răng mọc sát hoặc chen chúc nhau: Khi răng mọc lệch, quá sát nhau, khiến khung hàm không còn đủ không gian để gắn khâu, hoặc các khí cụ chỉnh nha.
  • Khoảng cách giữa các răng quá khít: Trong nhiều trường hợp, răng hàm khít chặt đến mức không thể đặt khâu niềng ngay lập tức. 
  • Chuẩn bị cho việc gắn khâu niềng răng: Đây là lý do phổ biến nhất. Bác sĩ cần thun tách kẽ để tạo đủ khoảng trống ở răng hàm, từ đó đặt được khâu làm điểm tựa cho lực kéo chỉnh nha.
Thun tach ke duoc bac si Dai Nam chi dinh trong mot so truong hop
Thun tách kẽ được bác sĩ Đại Nam chỉ định trong một số trường hợp

Đặt thun tách kẽ có đau không?

Đặt thun tách kẽ có đau không là thắc mắc phổ biến của nhiều người, trước khi bắt đầu quá trình chỉnh nha. Trên thực tế, việc đặt thun tách kẽ không gây đau như nhiều người vẫn nghĩ, nhưng có thể mang lại cảm giác khó chịu trong những ngày đầu. Do thun được đặt vào giữa hai răng vốn đang khít nhau, nên bạn sẽ cảm thấy hơi nhức nhẹ, tương tự như khi thức ăn bị mắc vào kẽ răng.

Đặt thun tách kẽ đau bao lâu thì cảm giác này chỉ là tạm thời, sẽ giảm dần sau vài ngày, khi các răng bắt đầu giãn cách nhẹ để tạo khoảng trống. Đặc biệt, thun tách kẽ không gây tổn thương răng, nướu hay ảnh hưởng đến men răng, vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Nếu cảm giác khó chịu kéo dài, hoặc đau nhức bất thường, hãy liên hệ bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.

Viec dat thun tach ke chi kho chiu thoi gian dau
Việc đặt thun tách kẽ chỉ khó chịu thời gian đầu

Đặt thun tách kẽ trong bao lâu?

Thời gian đặt thun tách kẽ thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày, đây là khoảng thời gian vừa đủ để tạo ra khe hở nhỏ giữa các răng, phục vụ cho việc đặt khâu hoặc mắc cài trong bước tiếp theo của quá trình niềng răng. Thao tác đặt thun diễn ra khá nhanh chóng, mỗi chiếc thun được đưa vào kẽ răng chỉ mất vài giây, toàn bộ quá trình đặt cho cả hai hàm thường chỉ mất khoảng 5 phút.

Tuy nhiên, thời gian giữ thun tách kẽ có thể thay đổi tùy theo tình trạng răng cụ thể của từng người. Với những trường hợp răng cứng, dịch chuyển chậm, bác sĩ có thể cần thay thun mới sau 1 tuần, sau đó tiếp tục đặt thêm vài ngày nữa để đạt được khoảng cách mong muốn. 

Sau khi kẽ răng đã đủ rộng, bác sĩ sẽ tháo bỏ thun để tiếp tục các bước chỉnh nha tiếp theo. Vì vậy, việc tái khám đúng hẹn và tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ là điều rất quan trọng, để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Thoi gian dat thun tach ke thuong keo dai tu 5 den 7 ngay
Thời gian đặt thun tách kẽ thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày

Rớt thun tách kẽ có sao không?

Trong quá trình chuẩn bị niềng răng, không ít người gặp phải tình trạng thun tách kẽ bị rớt ra ngoài, gây lo lắng không biết rớt thun tách kẽ có sao không, có ảnh hưởng gì đến hiệu quả điều trị hay không.

Trên thực tế, nếu thun rớt quá sớm chỉ sau 1 – 2 ngày đặt thun, khoảng cách giữa các răng chưa được tạo ra đầy đủ, việc đặt khâu sau đó có thể gặp khó khăn, thậm chí cần đặt lại thun. Ngược lại, nếu thun rớt sau khoảng 5 – 7 ngày, khi răng đã giãn cách tương đối, tình trạng này thường không ảnh hưởng quá nhiều. 

Dù trong trường hợp nào, bạn cũng không nên chủ quan, khi phát hiện thun bị rơi, bạn cần giữ lại thun và liên hệ với nha khoa càng sớm càng tốt, để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời. Đặc biệt, không nên tự ý gắn lại thun tại nhà, vì nếu thao tác sai có thể gây tổn thương nướu hoặc răng, làm quá trình niềng răng bị gián đoạn.

Khong nen tu y gan lai thun tai nha
Không nên tự ý gắn lại thun tại nhà

Cách giảm đau khi đặt thun tách kẽ

Khi mới đặt thun tách kẽ, tùy cơ địa từng người sẽ cảm thấy ê buốt, đau nhức nhẹ. Dưới đây là một số cách giúp bạn giảm đau hiệu quả khi đặt thun tách kẽ:

  • Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt: Trong 1–2 ngày đầu, bạn nên tránh đồ ăn cứng hoặc quá dai. Ưu tiên cháo, súp, khoai nghiền, trái cây mềm để giảm áp lực lên răng, tránh làm tăng cảm giác đau.
  • Chườm lạnh: Dùng túi đá chườm nhẹ ngoài vùng má, gần nơi ê nhức sẽ giúp giảm sưng và cảm giác đau nhức tức thì.
  • Súc miệng với nước muối ấm: Nước muối ấm có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu nướu và giảm đau nhẹ. Súc miệng ngày 2–3 lần sẽ giúp vùng răng miệng dễ chịu hơn.
  • Dùng thuốc giảm đau: Trong trường hợp cảm giác đau quá khó chịu, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh dùng lưỡi hoặc tay chạm vào thun: Việc này có thể khiến thun lệch vị trí, hoặc làm răng nhạy cảm hơn, gây khó chịu kéo dài.
Tranh dung luoi hoac tay cham vao thun
Tránh dùng lưỡi hoặc tay chạm vào thun

Niềng răng nhưng không đặt thun tách kẽ được không?

Đặt thun tách kẽ tuy là một bước quan trọng trong quy trình niềng răng, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, việc niềng răng vẫn có thể thực hiện mà không cần đặt thun tách kẽ.

Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp nhất. Cụ thể, nếu răng hàm của bạn đã có khoảng cách đủ để gắn khâu, mà không cần nong thêm, thì bác sĩ có thể bỏ qua bước này. Ngoài ra, với những kỹ thuật niềng răng hiện đại, bác sĩ có thể sử dụng minivis, được cắm trực tiếp vào nướu thay thế cho khâu. Đây sẽ là điểm neo vững chắc để kéo răng, mà không cần tạo khoảng cách bằng thun tách kẽ.

Nieng rang van thuc hien duoc ma khong can dat thun tach ke
Niềng răng vẫn thực hiện được mà không cần đặt thun tách kẽ

Thun tách kẽ là một bước quan trọng trong quá trình chuẩn bị niềng răng. Dù có thể gây cảm giác khó chịu ban đầu, nhưng đây là phương pháp an toàn, hiệu quả và không gây tổn hại đến răng miệng. Nếu bạn đang có ý định niềng răng, đừng ngần ngại liên hệ Nha khoa Đại Nam, qua Hotline 037 9889 577 để được thăm khám miễn phí bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Đăng ký tư vấn

    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop