Súc miệng bằng nước muối trước hay sau khi đánh răng tốt hơn?
Súc miệng bằng nước muối giúp làm sạch răng miệng một cách đơn giản và hiệu quả. Nhưng nên súc miệng bằng nước muối trước hay sau khi đánh răng sẽ tốt hơn thì không phải ai cũng biết. Vậy hãy cùng Nha khoa Đại Nam tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì?
Trong khoang miệng của chúng ta có chứa rất nhiều vi khuẩn. Chúng là một trong số những tác nhân chính gây nên các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
Từ lâu, súc miệng bằng nước muối đã được biết đến là giải pháp để vệ sinh răng miệng hiệu quả. Với nguyên liệu đơn giản và sẵn có trong gian bếp của mỗi gia đình. Liệu nước muối có thật sự tốt như nhiều người thường nghĩ?
Theo các chuyên gia, muối là khoáng chất có thành phần chính là Natri Clorua (NaCl). Đây là khoáng chất có đặc tính kháng khuẩn cao, có khả năng loại bỏ vi khuẩn.
Súc miệng bằng nước muối có thể mang lại nhiều lợi ích như:
- Ức chế hoạt động, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn: Nước muối có tính sát khuẩn, nhờ đó có thể loại bỏ những mảng bám cao răng. Giúp làm sạch khoang miệng, không để sâu răng có cơ hội phát triển.
- Hỗ trợ kháng viêm: Dùng nước muối giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Nhờ đó chống nhiễm trùng và giúp ngăn ngừa một số bệnh lý về răng nướu.
- Khử mùi hôi miệng: Với khả năng kháng khuẩn, giúp loại bỏ các vụn thức ăn trong khoang miệng, tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi. Dung dịch nước muối sẽ giúp khử mùi hôi khó chịu một cách hiệu quả.
- Bảo vệ răng chắc khỏe, phòng tránh các bệnh lý răng miệng: Sử dụng nước muối giúp răng và nướu luôn được bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn. Ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng, viêm nướu, tụt lợi,…
- Làm dịu vết loét: Muối có tác dụng làm tăng lượng máu đến các niêm mạc bị tổn thương, giúp các vết xước, loét trong miệng nhanh lành hơn. Bên cạnh đó, súc miệng bằng nước muối cũng thúc đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết thương.
- Ngăn ngừa các bệnh lý khác: Súc miệng nước muối là cách đơn giản nhất để làm dịu và cải thiện tình trạng đau họng, làm tan đờm, giảm nghẹt mũi,…
Nên súc miệng bằng nước muối trước hay sau khi đánh răng?
Nước muối có nhiều công dụng, giúp bảo vệ và duy trì sức khỏe răng miệng của chúng ta. Vậy, nên súc miệng bằng nước muối trước hay sau khi đánh răng?
Hầu hết với các loại nước súc miệng, các bác sĩ khuyên nên sử dụng ở bước cuối cùng trong các bước vệ sinh răng miệng. Nên bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng nước muối sau khi đánh răng, để loại bỏ các mảng bám còn sót lại.
Trên thực tế, dù thực hiện trước hay sau khi đánh răng, thì công dụng và hiệu quả của dung dịch này không thay đổi hay bị suy giảm. Vì vậy, tùy thuộc vào cảm nhận, bạn có thể chọn cho mình thời điểm phù hợp nhất.
Cách pha nước muối súc miệng
Các chuyên gia khuyến khích nên chọn loại nước muối sinh lý loại 0.9%. Với nồng độ không quá cao, loại nước muối này an toàn và phù hợp nhất để vệ sinh răng miệng.
Bạn có thể mua nước muối 0.9% đóng sẵn tại các hiệu thuốc hoặc pha nước muối tại nhà theo công thức dưới đây:
Bước 1: Khử trùng dụng cụ
Trước tiên, bạn cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ để pha nước muối. Điều này giúp tiệt trùng, đảm bảo an toàn
Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu pha nước muối
Với muối, bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị. Nên sử dụng muối biển nguyên chất để mang lại hiệu quả tốt nhất. Đối với nước, bạn nên sử dụng nước tinh khiết hoặc dùng nước đun sôi để nguội.
Bước 3: Pha chế
Cách pha chế nước muối súc miệng tương đối đơn giản. Hòa tan hoàn toàn 9g muối vào 1000ml nước, bạn sẽ có được dung dịch nước muối với nồng độ 0.9%.
Bước 4: Bảo quản nước muối
Nước muối cần được bảo quản trong các chai, lọ có nắp đậy đã được tiệt trùng sạch sẽ. Đồng thời, tiến hành cất giữ tại nơi khô ráo và thoáng mát.
Hướng dẫn cách súc miệng bằng nước muối
Từ những thông tin đã chia sẻ, chắc hẳn bạn đã biết được nên súc miệng bằng nước muối trước hay sau khi đánh răng thì hiệu hiệu quả. Ngoài ra, để phát huy tối đa công dụng của nước muối, bạn nên chú ý đến cách súc miệng.
- Đầu tiên: Ngậm một lượng nước muối vừa đủ trong 30 giây. Súc miệng và đảm bảo dung dịch nước muối có thể tiếp xúc đến từng khu vực trong khoang miệng.
- Nhổ nước muối và tiến hành súc miệng lần 2 trong thời gian 60 giây. Điều này giúp đảm bảo đủ thời gian để nước muối có thể tác động đến toàn bộ khoang miệng.
- Cuối cùng, súc miệng lại với nước lọc để loại bỏ lượng nước muối sót lại.
Một số lưu ý cần biết khi súc miệng bằng nước muối
Các bác sĩ Nha khoa Đại Nam chia sẻ rằng việc sử dụng nước muối để súc miệng rất đơn giản, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:
Không nên ngậm nước muối quá lâu
Thời gian súc miệng lý tưởng là trong khoảng 30 – 60 giây. Nếu thời gian ngắn hơn sẽ không thể phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp này. Tuy nhiên, nếu ngậm quá lâu sẽ phản tác dụng.
Bởi vì muối có thể khiến niêm mạc bên trong khoang miệng bị tổn thương, cũng như khiến miệng của bạn bị khô và trở nên khó chịu.
Không súc nước muối quá nhiều lần trong ngày
Để đảm bảo hiệu quả, bạn chỉ nên dùng nước muối 2 – 3 lần/ngày. Vì natri trong dung dịch có thể làm mòn lớp men răng bên ngoài.
Bên cạnh đó, việc thực hiện quá nhiều lần sẽ khiến lượng nước bọt tiết ra không đủ, từ đó khiến miệng bị khô. Cũng chính vì vậy, vi sinh vật gây hại dễ dàng phát triển và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng nướu.
Nước muối không phải là thuốc điều trị
Mặc dù nước muối có công dụng sát khuẩn, tuy nhiên dung dịch này chỉ giúp hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Nước muối không có khả năng điều trị các bệnh lý liên quan đến răng miệng.
Không nên dùng nước muối quá nóng hay quá lạnh
Nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây nên cảm giác ê buốt và làm hỏng men răng. Do đó, bạn chỉ nên dùng nước muối bình thường hoặc hơi ấm để súc miệng.
Thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh răng miệng
Bên cạnh việc sử dụng nước muối, bạn vẫn cần thực hiện đầy đủ các phương pháp để vệ sinh răng miệng một cách hiệu quả như: đánh răng, dùng máy tăm nước, chỉ nha khoa,…
Cần đảm bảo nồng độ nước muối
Không nên súc miệng bằng nước muối có nồng độ quá cao hay quá thấp. Đặc biệt, khi tự pha chế dung dịch nước muối tại nhà, bạn không nên gia tăng nồng độ muối.
Nồng độ muối cao thì khả năng diệt khuẩn cũng sẽ tăng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng, nếu không kiểm soát được sẽ khiến miệng bị đắng chát hay thậm chí làm tổn thương đến niêm mạc miệng.
Sức khỏe răng miệng rất quan trọng, vì vậy hãy luôn học cách để duy trì và bảo vệ tốt nhất. Bên cạnh việc chăm sóc tại nhà, bạn nên đến thăm khám tại các địa chỉ nha khoa uy tín theo định kỳ, nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề răng nướu.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của nước muối, cũng như biết được nên súc miệng bằng nước muối trước hay sau khi đánh răng. Nếu còn những thắc mắc liên quan đến việc chăm sóc răng miệng, hãy liên hệ với Nha khoa Đại Nam qua Hotline 0964 444 999 để được giải đáp.
Bài viết liên quan
-
Cằm lẹm là gì? Cằm lẹm niềng răng được không?
Về thẩm mỹ hay nhân tướng học, cằm lẹm không được đánh giá cao. Chính […]
-
Hàn răng xong bị buốt | Nguyên nhân do đâu
Những cơn đau nhức này xảy ra khi bị tác động nhiều yếu tố tạo […]
-
Vì sao nhiều Việt Kiều về nước trồng răng Implant tại Nha khoa Đại Nam?
Nhiều Kiều bào ở hải ngoại có nhu cầu trồng lại răng, nhưng thủ tục […]
-
RĂNG VẨU LÀ GÌ? CÁCH CHỮA RĂNG VẨU HIỆU QUẢ
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Răng […]
-
Răng hô là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả
Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn thường gặp, gây ảnh hưởng đến […]
-
GIÁ CẠO VÔI RĂNG CẬP NHẬT MỚI NHẤT TẠI TPHCM
Vôi răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, mà còn là nguyên […]