Sâu răng sữa ở trẻ có nên nhổ không ?

Nhiều phụ huynh thắc mắc sâu răng sữa ở trẻ có nên nhổ không? Theo thống kê hơn 85% trẻ em Việt Nam 6 -8 tuổi bị sâu răng sữa và trung bình mỗi em có trên 6 răng sữa bị sâu. Rất nhiều phụ huynh chủ quan khi con bị sâu răng sữa vì cho rằng răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. 

Răng sữa là gì?

Răng sữa là những chiếc răng mọc lên đầu tiên của hàm, bắt đầu mọc khi trẻ từ 6 tháng tuổi và hoàn thành vào lúc trẻ 2 tuổi rưỡi. Mỗi trẻ em thường sẽ có khoảng 20 chiếc răng sữa. 

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của hàm
Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của hàm

Từ 6 đến 12 tuổi, răng sữa sẽ rụng đi và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Trong trường hợp răng sữa không tự rụng, răng vĩnh viễn sẽ mọc chồng lên, gây hiện tượng răng mọc xô lệch. 

Đặc điểm của răng sữa 

Răng sữa có những đặc điểm khác biệt so với răng vĩnh viễn: 

  • Răng sữa thường có màu trắng đục.
  • Răng sữa sẽ có chiều ngang lớn hơn chiều cao.
  • Đặc biệt răng sữa thường có nhiều chân. Thường răng hàm trên sẽ có 3 chân và răng hàm dưới 2 chân. Ngoài ra các chân còn thường dang rộng nên quá trình nhổ răng sữa rất dễ bị gãy.
  • Men răng và ngà răng sữa sẽ mỏng hơn răng vĩnh viễn. Vì vậy, sâu răng sẽ tiến triển rất nhanh sớm ăn vào tủy.
Răng sữa sẽ có nhiều ngang lớn hơn chiều cao
Răng sữa sẽ có nhiều ngang lớn hơn chiều cao

Mối liên hệ giữa răng sữa và răng vĩnh viễn

Răng sữa quyết định khả năng ăn nhai, thẩm mỹ gương mặt và làm tiền đề cho răng vĩnh viễn. 

  • Răng vĩnh viễn thường phát triển bên dưới răng sữa, khi răng sữa rụng đi thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên ngay tại vị trí đó. 
  • Trường hợp răng sữa bị sâu sẽ gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn bên dưới.
  • Trong một số trường hợp dù đã đúng tuổi nhưng răng sữa vẫn không rụng, răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ bị lệch lạc vì phải chen lấn với răng thật.
Răng sữa bị sâu sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn
Răng sữa bị sâu sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn

Sâu răng sữa có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn?

Theo thời gian, răng sữa rồi sẽ mất đi. Dù chúng có bị sâu thì cũng sẽ bị loại bỏ. Tuy nhiên trường hợp sâu răng sữa sẽ gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này. Nhiều phụ huynh cho rằng sâu răng ở giai đoạn 3-4 tuổi sẽ không vấn đề gì vì đó là răng sữa. Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm vì răng vĩnh viễn của bé sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. 

Khi chiếc răng sữa kế bên cạnh răng vĩnh viễn bị sâu, vi khuẩn sâu răng sẽ lây sang làm sâu luôn răng vĩnh viễn là điều dễ hiểu.

Vi khuẩn sâu răng sẽ lây lan từ răng sữa sang răng vĩnh viễn
Vi khuẩn sâu răng sẽ lây lan từ răng sữa sang răng vĩnh viễn

Đồng thời khi răng sữa bị mục nát, vi khuẩn tiến sâu hơn qua ống chân răng tạo môi trường axit ngay dưới chân răng vĩnh viễn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng vĩnh viễn. Khi bị sâu răng thì vi khuẩn sâu răng trong khoang miệng tồn tại với số lượng rất lớn. Răng vĩnh viễn mọc lên sau khi răng sữa rụng sẽ bị lượng vi khuẩn này xâm nhập và làm tổn thương chúng. 

Răng sữa bị sâu còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của răng vĩnh viễn sau này. Trong trường hợp bị mất răng sữa sớm do sâu răng thì chiếc răng vĩnh viễn có thể bị mọc lệch, dịch chuyển vào khoảng trống. Từ đó dẫn đến việc răng mọc chen chúc, không thẳng hàng gây mất thẩm mỹ. 

Nguyên nhân gây sâu răng sữa ở trẻ

Theo thống kê, có đến hơn 50% trẻ em bị sâu răng sữa, bệnh lý này khá phổ biến. Chúng bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

  • Yếu tố từ người mẹ: Trong quá trình mang thai người mẹ mắc các bệnh như viêm nha chu, viêm nướu hay sâu răng thì em bé cũng sẽ bị khiếm khuyết men răng. Đó là sự lây truyền vi khuẩn từ mẹ sang con khi con còn nằm trong bào thai.
  • Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt: Hầu hết trẻ em đều rất yêu thích bánh kẹo, đồ ngọt. Trong đồ ngọt chứa rất nhiều nguy cơ gây sâu răng. Các bé lại chưa biết cách vệ sinh răng miệng đủ tốt để ngăn chặn vi khuẩn. Hơn nữa, men răng và ngà răng sữa mỏng hơn răng vĩnh viễn rất nhiều nên vi khuẩn dễ dàng tấn công gây sâu răng. 

Vì sao cần điều trị sâu răng sữa kịp thời?

Tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em hiện nay đang ở mức báo động. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể là:

  • Vi khuẩn từ ổ sâu trên răng sữa có thể ảnh hưởng đến nướu và mầm răng vĩnh viễn bên dưới, ảnh hưởng đến sự mọc răng trong tương lai.
  • Răng sữa bị mất sẽ ảnh hưởng đến sự mọc răng vĩnh viễn sau này, khiến răng mọc lệch, lệch khớp cắn vì một trong những vai trò của răng sữa là giữ khoảng cách cho răng vĩnh viễn.
  • Khi cơn đau sâu răng xuất hiện sẽ khiến trẻ khó ăn uống, ăn không ngon ảnh hưởng đến sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ. 
  • Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng sữa có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm tủy không hồi phục, viêm quanh chóp, viêm xương hàm, áp xe,…
Sâu răng khiến trẻ thường xuyên bị đau nhức
Sâu răng khiến trẻ thường xuyên bị đau nhức

Sâu răng sữa ở trẻ có nên nhổ không?

Khi phát hiện răng sữa của trẻ bị sâu, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám. Ở giai đoạn đầu, việc điều trị sẽ dễ dàng và ít tốn kém chi phí hơn đồng thời bảo tồn được răng cho bé. 

Sâu răng sữa ở trẻ có nên nhổ không
Sâu răng sữa ở trẻ có nên nhổ không

Răng sữa sâu không nhất thiết phải nhổ bỏ đi, tùy theo trường hợp răng mà bác sĩ sẽ chỉ định những cách xử lý khác nhau:

  • Trường hợp răng sữa mới chớm bị sâu: Bác sĩ có thể dùng thuốc chấm vào chỗ răng sâu để giảm đau và sát khuẩn.
  • Trường hợp răng sữa sâu nặng: Tùy vào tình trạng sâu, bác sĩ có thể loại bỏ phần răng bị sâu sau đó trám răng sâu lại, đảm bảo chức năng ăn nhai của răng. 
  • Trường hợp răng sữa sâu quá nặng: Với các trường hợp răng sữa sâu quá nặng không thể điều trị bằng hai cách trên, bác sĩ có thể sẽ chỉ định nhổ răng để tránh việc lây nhiễm sang các răng bên cạnh. 

Cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ

Mặc dù tuổi thọ của răng sữa khá ngắn chỉ vài năm nhưng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hoàn thiện sức khỏe răng miệng của trẻ. Tốt nhất hãy phòng tránh sâu răng ngay từ đầu, bằng những cách sau: 

Vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày

Trẻ nhỏ thường rất qua loa trong việc vệ sinh răng miệng. Nhiều phụ huynh lầm tưởng khi con lớn mới cần đánh răng, thực tế thì việc vệ sinh răng miệng đúng cách là việc cần thiết cho bất kì độ tuổi nào. Vì thế cha mẹ hãy hướng dẫn con thật cẩn thận để con biết cách tự đánh răng sạch mỗi ngày. 

Bên cạnh việc đánh răng thì nên cho con dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn bám vào kẽ răng, hạn chế sâu răng sữa cho con.

Dạy con vệ sinh răng miệng từ sớm
Dạy con vệ sinh răng miệng từ sớm

Chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế đồ ăn ngọt

Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt thì nguy cơ sâu răng càng cao, vì đường là một trong những yếu tố khiến sâu răng phát triển mạnh mẽ. Vì thế, cha mẹ nên hạn chế lượng đồ ngọt trẻ ăn mỗi ngày, đồng thời xây dựng chế độ ăn khoa học để đảm bảo dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho trẻ.

Đồ ngọt không tốt cho răng của bé
Đồ ngọt không tốt cho răng của bé

Kiểm tra răng miệng định kỳ

Nên đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám định kỳ. Điều này giúp chúng ta phát hiện sớm tình trạng sâu răng của con và kịp thời điều trị để không bị ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn. Khi điều trị sâu răng ở giai đoạn mới chớm sẽ hạn chế đau đớn cho con, tiết kiệm được thời gian và chi phí điều trị. Bên cạnh đó còn hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra cho bé. 

Kiểm tra răng miệng định kỳ để phát hiện sâu răng sớm
Kiểm tra răng miệng định kỳ để phát hiện sâu răng sớm

Sâu răng sữa là một tình trạng phổ biến tại nước ta, việc có nhổ răng cho trẻ hay không còn tùy thuộc vào mức độ sâu và tuổi răng của trẻ. Tuy nhiên, biện pháp tốt nhất để điều trị sâu răng chính là dự phòng cho trẻ. 

Bài viết này Nha khoa Đại Nam đã giải đáp được thắc mắc sâu răng sữa ở trẻ có nên nhổ không của đa số phụ huynh. 

Liên hệ Nha khoa Đại Nam hotline 096 4444 999 để được tư vấn cụ thể.

Đánh giá bài viết
    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop