Sâu răng làm sao hết đau? Những cách điều trị sâu răng

Sâu răng là bệnh lý có thể xảy ra ở tất cả mọi người nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách. Triệu chứng thường gặp khi sâu răng là những cơn đau nhức và ê buốt. Câu hỏi sâu răng làm sao hết đau vẫn được nhiều người đặt ra. Cùng Nha khoa Đại Nam tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu bệnh sâu răng

Tình trạng sâu răng xảy ra do vi khuẩn tiêu hóa các loại tinh bột, đường và thức ăn còn sót lại trên răng, tạo ra các acid có khả năng bào mòn răng. 

Thông thường, acid sẽ ăn mòn từ phần men răng, tới ngà răng và tủy. Nguy hiểm hơn, phần mô răng cũng như hệ thần kinh cũng có thể chịu ảnh hưởng nếu bạn không phát hiện và đi điều trị sớm. 

Sâu răng xuất hiện những lỗ sâu nhỏ màu đen
Sâu răng xuất hiện những lỗ sâu nhỏ màu đen

Những dấu hiệu nhận biết sâu răng đang tồn tại trên răng của bạn: 

  • Xuất hiện những lỗ sâu li ti đậm màu hoặc các vết nứt nhỏ màu nâu, đen. Về lâu dài sẽ trở thành những lỗ sâu to hơn, có thể nhét thức ăn thừa vào khó vệ sinh sạch sẽ.
  • Răng có thể ngả sang nâu hoặc xám gây mất thẩm mỹ.
  • Răng trở nên nhạy cảm hơn, ê buốt khi tiếp xúc thực phẩm nóng hoặc lạnh.
  • Khi tác động lực nhai mạnh có thể cảm thấy đau nhức tại vị trí răng sâu.

Sâu răng có bắt buộc phải điều trị không?

Tình trạng sâu răng xuất hiện ở rất nhiều người và gây ra những sự khó chịu, đau đớn. Nhưng vẫn có một thắc mắc rằng: Bị sâu răng có bắt buộc phải điều trị không? 

Câu trả lời là có, mục đích điều trị không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát cơn đau nhức mà còn góp phần hạn chế những biến chứng xấu mà răng sâu có thể xảy ra đối với răng miệng.

Khi bị sâu răng, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức khiến người bệnh lười ăn, ngủ không ngon giấc. Từ đó mà chất lượng cuộc sống suy giảm rõ rệt. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài thì sức khỏe và tinh thần người bệnh sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.

Đau răng sâu khiến người bệnh đau cả đầu
Đau răng sâu khiến người bệnh đau cả đầu

Vì thế, sâu răng bắt buộc phải được điều trị càng sớm càng tốt. Vì khi phát hiện sâu răng ở giai đoạn sớm thì việc điều trị đơn giản và nhanh chóng. Khi sâu răng đã ăn vào tủy thì sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là lây lan sang những răng khác. Lúc này việc điều trị phải tốn nhiều thời gian, hình thức điều trị sẽ phức tạp và chi phí cao hơn. 

Sâu răng nếu không được điều trị nguy hiểm như thế nào?

Sâu răng là một bệnh lý phổ biến và không quá nguy hiểm. Nhưng nếu không điều trị kịp thời, sâu răng sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Nha khoa Đại Nam chỉ ra một số tác hại nếu răng sâu không được điều trị như sau: 

  • Sâu răng tạo hốc cùng với việc răng bị vỡ, mẻ làm thành những chỗ lưu giữ thức ăn làm hơi thở có mùi khó chịu. Mặt khác khi răng bị vỡ, mẻ, lợi ở kẽ răng dễ bị lồi ra. Phần lợi này dễ sưng, dễ chảy máu do bị chà sát khi ăn nhai gây viêm và cũng là nguyên nhân gây bệnh lý hôi miệng.
  • Viêm tủy răng dẫn đến làm viêm lợi chân răng, áp-xe chóp răng gây đau nhức, khó chịu, thậm chí sưng mặt nhiều ngày ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng.
  • Răng sâu nặng dần làm chết tủy, phá hủy toàn bộ phần thân răng, chân răng và có thể gãy rụng răng bất cứ lúc nào.
  • Răng sâu nếu không điều trị thì ngoài việc mất răng còn dẫn đến hiện tượng sâu và viêm nhiễm ở các răng kế bên.
  • Nếu răng sâu không được điều trị, viêm nhiễm đi sâu xuống chóp răng và lan rộng ra các tổ chức lân cận gây nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. 
  • Sâu răng gây viêm tủy, từ đó dẫn đến viêm nhiễm ổ xương hàm.
  • Những ổ viêm trong xương hàm gây ra do biến chứng của răng sâu vào tủy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lưu hành trên những bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch, tiểu đường,… Điều này làm cho tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, khó kiểm soát.
  • Không chỉ mang đến những hậu quả về bệnh lý nghiêm trọng, sâu răng còn làm cho bạn ăn uống kém, suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần.
Sâu răng lâu ngày khiến tủy bị tổn thương nghiêm trọng
Sâu răng lâu ngày khiến tủy bị tổn thương nghiêm trọng

Như vậy việc điều trị răng sâu là vô cùng cần thiết, đây là cách giảm đau răng khi bị sâu hiệu quả nhất.

Những cách giảm đau răng sâu tạm thời

Khi bị sâu răng thì mọi sinh hoạt của bạn đều có thể gặp khó khăn. Từ ăn uống, giấc ngủ cho đến giao tiếp và công việc đều bị ảnh hưởng rất nhiều. Ở trong trường hợp răng sâu quá đau nhức nhưng bạn chưa thể sắp xếp thời gian đi thăm khám được thì có thể áp dụng các mẹo giảm đau tại nhà để cơn đau nhức tạm thời thuyên giảm.

Sâu răng khiến công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng
Sâu răng khiến công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng

Nếu răng sâu bị đau buốt, chúng ta có thể tham khảo và sử dụng cách chườm lạnh. Hãy chườm đá bên ngoài da chứ tuyệt đối không để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với răng sâu vì sẽ khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn. 

Chườm bằng đá lạnh sẽ giúp cơn đau dịu bớt phần nào, giúp sinh hoạt trong ngày trở lại bình thường. Song mọi người không nên lạm dụng cách này để điều trị răng sâu nhé, bởi vì chúng không có tác dụng trực tiếp lên chiếc răng tổn thương. 

Sâu răng làm sao hết đau - Chườm đá giúp giảm cơn đau răng tạm thời
Sâu răng làm sao hết đau – Chườm đá giúp giảm cơn đau răng tạm thời

Khi răng sâu đau nhức, nhiều người có thói quen súc miệng bằng nước muối loãng. Vốn dĩ, nước muối mang tính sát khuẩn tương đối cao, nhờ vậy cảm giác đau, ê buốt răng cũng giảm đi ít nhiều. 

Nước muối loãng có khả năng sát khuẩn cực kỳ tốt
Nước muối loãng có khả năng sát khuẩn cực kỳ tốt

Ngoài ra, uống trà bạc hà cũng hỗ trợ kiểm soát cơn đau do sâu răng. Ngoài tác dụng gây tê tạm thời, trà bạc hà còn giúp tinh thần bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu cần kiểm soát cơn đau răng tức thì bạn nên thử áp dụng phương pháp này để biết chính xác hiệu quả.

Trà bạc hà có tác dụng giảm đau răng sâu hiệu quả
Trà bạc hà có tác dụng giảm đau răng sâu hiệu quả

Hy vọng rằng những cách giảm đau răng khi bị sâu tại nhà này sẽ giúp mọi người “chữa cháy” trong nhiều trường hợp. Bạn có thể tham khảo thêm những phương pháp giảm cơn đau răng tạm thời bằng những mẹo được dân gian lưu truyền tại đây.

Trên thực tế, mỗi cách lại sở hữu ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, cảm giác đau nhức, khó chịu lại xuất hiện. Tốt nhất mọi người nên đi tới các phòng cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị dứt điểm, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra. 

Điều trị dứt điểm bệnh sâu răng

Can thiệp bằng các thủ thuật nha khoa

Sau khi đến phòng khám nha khoa, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và tùy vào tình trạng sâu răng mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể như sau: 

  • Trám răng: Khi răng chỉ sâu đến ngà răng và chưa viêm tới tủy, bác sĩ có thể chỉ định trám răng, bác sĩ sẽ nạo sạch những mô răng đã hỏng sau đó lấp đầy lỗ sâu bằng vật liệu trám để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. 
  • Điều trị tủy viêm và bọc sứ: Khi răng sâu một thời gian dài không được điều trị sẽ dẫn đến viêm tủy. Lúc này lỗ sâu đã lớn nên việc điều trị tủy răng là ưu tiên hàng đầu. Sau đó tiến hành bọc sứ để bảo vệ răng thật một cách tối ưu nhất. Phương pháp này vừa đảm bảo thẩm mỹ vừa đảm bảo chức năng ăn nhai cho người bệnh.
  • Nhổ răng và phục hình răng mới: Nếu răng sâu quá nặng, viêm nhiễm lan rộng thì bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ răng sâu để bảo vệ các răng còn lại. Sau đó nên trồng răng mới để đảm bảo cả về mặt thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Có 2 hình thức trồng răng cho khách hàng lựa chọn: cầu răng sứtrồng răng Implant. Tùy vào điều kiện mỗi người, khách hàng sẽ chọn cho mình một hình thức phù hợp.
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng được bác sĩ khuyên dùng
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng được bác sĩ khuyên dùng

Chăm sóc răng miệng đúng cách 

Nguyên nhân lớn nhất của bệnh sâu răng là do cách chăm sóc răng miệng chưa hiệu quả. Dưới đây, Nha khoa Đại Nam chia sẻ đến bạn các biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách: 

  • Ưu tiên sử dụng kem bôi chứa fluor để đẩy nhanh tốc độ tái khoáng và tăng độ cứng chắc cho men răng. 
  • Chế độ ăn uống có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu khoáng chất để cung cấp canxi, kẽm,… cần thiết cho sức khỏe răng miệng.
  • Đánh răng ít nhất 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc sau các bữa ăn để ngăn sự hình thành mảng bám và hạn chế sự tấn công của vi khuẩn có hại đến răng. 
  • Bàn chải đánh răng là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn có hại. Vì vậy, bạn nên thay bàn chải định kỳ 2 – 3 tháng/ lần.
  • Ngoài chải răng, cần dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng 2 lần/ngày để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.
  • Thăm khám bác sĩ định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sâu răng và điều trị kịp thời.
Đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm răng miệng định kỳ
Đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm răng miệng định kỳ

Ở bài viết này đã tìm ra câu trả lời cho vấn đề “sâu răng làm sao hết đau”. Hy vọng bài viết sẽ bổ sung thêm kiến thức cho những người đang quan tâm đến vấn đề này. 

Liên hệ Nha khoa Đại Nam hotline 0964 444 999 để được tư vấn cụ thể.

5/5 (1 bình chọn)
    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop