Sâu răng có lây không và lây như thế nào?
Sâu răng là tình trạng răng miệng thường gặp nhất trong các vấn đề nha khoa. Đây là tình trạng tổn thương mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra do vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ sâu trên răng. Vậy sâu răng có lây không? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết sâu răng
Việc nhận biết sâu răng xuất hiện đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị sâu răng kịp thời. Hãy thăm khám bác sĩ ngay khi phát hiện những dấu hiệu sau:
- Xuất hiện những đốm nhỏ trên răng: Giai đoạn này vi khuẩn tấn công phá hủy men răng, làm cho men răng bị bào mòn xuất hiện những đốm đen li ti trên bề mặt răng.
- Răng ngả màu sẫm hơn: Khi răng bị sâu, xuất hiện tình trạng thiếu dinh dưỡng ở răng. Khi đó, tủy răng bị ảnh hưởng và ngả sang màu sẫm hơn.
- Răng bị đau nhức: Sâu răng phát triển nhanh chóng dẫn đến các bệnh lý viêm nha chu, viêm nướu, viêm lợi khiến răng thường xuyên bị đau nhức, những cơn đau thường kéo dài và dai dẳng.
- Hơi thở có mùi khó chịu: Vi khuẩn trong ổ sâu răng kết hợp với vi khuẩn trong khoang miệng gây ra tình trạng hơi thở có mùi khó chịu. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến việc giao tiếp.
- Chảy máu răng: Các vấn đề về sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi gây nên tình trạng chảy máu lợi, chảy máu chân răng.
- Răng trở nên nhạy cảm: Răng xuất hiện tình trạng ê buốt khi tiếp xúc với thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Nguyên nhân dẫn đến sâu răng
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng, chủ yếu là do cách vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Những nguyên nhân cụ thể như sau:
- Đánh răng sai cách: Đa số chúng ta thường đánh răng theo chiều ngang và đánh rất mạnh, điều này làm tổn thương men răng và lộ chân răng dẫn đến việc răng bị sâu.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Thức ăn chứa đường và tinh bột dễ dàng bám lại trên răng nếu không được vệ sinh đúng cách. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong khoang miệng.
- Sâu răng do vi khuẩn Streptococcus Mutans gây nên: Vi khuẩn này kết hợp với bột đường có trong thức ăn, tạo thành Axit Lactic. Axit Lactic sẽ ngấm vào các kẽ hở trong răng, qua thời gian sẽ phá hủy cấu trúc răng và gây sâu.
Trên đây là những lý do cơ bản gây sâu răng. Nếu răng chắc khỏe thì vi khuẩn sẽ khó tấn công. Cho nên việc bảo vệ răng miệng rất là quan trọng giúp phòng tránh và ngăn ngừa sâu răng.
Sâu răng có lây không?
Vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng và các mảng bám sẽ tấn công răng theo thời gian, bào mòn men răng, tấn công đến ngà răng và sau đó là tủy răng. Lúc này những cơn đau nhức xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, gây đau đớn cho người bệnh. Mặc dù bệnh lý này không quá nghiêm trọng, có thể điều trị nhưng nếu không chăm sóc cẩn thận sẽ dễ lây lan sang những răng khác.
Ở trường hợp sâu răng kéo dài nhưng không được điều trị kịp thời và đúng cách, vi khuẩn có thể tấn công mạnh mẽ vào răng, gây nên những bệnh viêm nha chu, viêm nướu,… nguy hiểm hơn là gây sâu những răng bên cạnh.
Sâu răng có lây không? Câu trả lời là “có”. Sâu răng có thể lây cho các răng xung quanh, lây cho người khác thông qua ăn uống chung, …
Sâu răng lây như thế nào?
Sâu răng là bệnh lý hoàn toàn có thể lây lan. Hai trường hợp lây sâu răng dễ gặp nhất là lây sang răng bên cạnh và lây sang cho người khác. Cụ thể:
Lây sang những răng bên cạnh
Trong trường hợp răng sâu nhưng không được chăm sóc và điều trị đúng cách, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công sang các răng khỏe mạnh bên cạnh. Nhất là khi chúng ta vệ sinh răng miệng không đảm bảo, tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ ngày càng nhiều, vi khuẩn lan rộng ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
Trường hợp sâu răng tại kẽ răng thì cả hai răng đều bị ảnh hưởng. Vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong ổ sâu sẽ tấn công men răng, ngà răng sau đó đến tủy răng và phá hủy các răng bên cạnh.
Lây sang cho người khác
Không chỉ lây sang răng bên cạnh, sâu răng còn có khả năng lây cho người khác thông qua sinh hoạt hằng ngày.
Vi khuẩn di chuyển theo nước bọt khi ăn uống chung, giao tiếp,… Thực tế thì trường hợp lây nhiễm vi khuẩn sâu răng từ người này sang người khác là có, nhưng tỷ lệ rất thấp nếu như biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Chỉ khi răng có nhiều mảng bám mới tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào và sinh sôi, sau đó tấn công răng.
Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm sâu răng giữa người với người thấp nhưng vẫn xảy ra.Theo nghiên cứu thì trường hợp trẻ em bị sâu răng do lây từ người lớn xảy ra nhiều, do các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như mớm đồ ăn, hôn em bé,…
Biện pháp phòng tránh sâu răng lây lan
Sâu răng là bệnh lý dễ lây lan nếu không có biện pháp phòng tránh phù hợp. Dưới đây sẽ là những cách phòng tránh sự lây nhiễm của sâu răng:
- Để ngăn ngừa nguy cơ lan rộng tổn thương, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho người bệnh, tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho răng và ngăn nguy cơ chúng tấn công ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
- Bên cạnh đó, người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống để đảm bảo dinh dưỡng góp phần cho quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn.
- Để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé, người lớn nên tránh các thói quen gây hại như mớm đồ ăn cho bé. Đồng thời nên hướng dẫn các bé tự vệ sinh răng miệng từ nhỏ để tạo thói quen tốt cho con.
- Vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần/ngày, hoặc là sau các bữa ăn để loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa trên răng.
- Sử dụng bàn chải lông mềm len lỏi vào kẽ răng để làm sạch mảng bám, lựa chọn kem đánh răng phù hợp để ngăn chặn vi khuẩn tấn công răng.
- Dùng nước súc miệng hoặc nước muối để súc miệng, loại bỏ vi khuẩn một cách hiệu quả.
- Ăn uống đầy đủ chất, bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Hạn chế những thức ăn quá nóng, quá lạnh để tránh làm ảnh hưởng đến men răng, khiến men răng yếu đi.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá.
- Đến nha khoa thăm khám định kỳ, làm sạch vôi răng để loại bỏ điều kiện sinh sôi của vi khuẩn, giảm nguy cơ hình thành sâu răng.
Biện pháp điều trị răng sâu hiệu quả
Trong trường hợp bạn muốn điều trị cơn đau sâu răng tạm thời có thể tham khảo những cách chữa răng sâu tại nhà, bằng những phương pháp dân gian. Những nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả giảm đau rất tốt.
Nhưng để điều trị triệt để bệnh sâu răng thì bạn nên chọn cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và nghe bác sĩ tư vấn. Tùy tình trạng răng sẽ có những cách điều trị khác nhau.
Trường hợp sâu răng nhẹ
Phương pháp điều trị răng bị sâu nhẹ cũng rất đơn giản, với mục đích bảo tồn răng thật một cách tối đa nhất và đảm bảo răng được khỏe mạnh mà không gây ra bất kỳ sự thương tổn nào cho người bệnh.
- Tái khoáng phần bị sâu: Phương pháp này dùng cho răng vừa chớm bị sâu và phát hiện sớm. Dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê đổ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn.
- Điều trị bằng thuốc: Thuốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ dùng cho những chỗ sâu của răng hàm nhai phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.
Trường hợp sâu răng nặng
Khi điều trị sâu răng ở giai đoạn này, những thủ thuật nha khoa sẽ loại bỏ hoàn toàn phần mô bị sâu. Sau đó tiến hành trám răng nếu răng chỉ bị sâu lỗ nhỏ chưa ảnh hưởng đến tủy, bọc sứ nếu răng sâu chỉ còn chân răng, hoặc trồng lại răng nếu răng sâu không thể giữ được nữa.
Ở bài viết này, Nha khoa Đại Nam đã giải đáp thắc mắc sâu răng có lây không? Hãy bảo vệ răng miệng thật đầy đủ và đúng cách. Đặc biệt là luôn chọn địa chỉ nha khoa uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị khi có bất cứ vấn đề về răng miệng.
Liên hệ Nha khoa Đại Nam hotline 096 4444 999 để được tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan
-
Hàn răng xong bị buốt | Nguyên nhân do đâu
Những cơn đau nhức này xảy ra khi bị tác động nhiều yếu tố tạo […]
-
RĂNG VẨU LÀ GÌ? CÁCH CHỮA RĂNG VẨU HIỆU QUẢ
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Răng […]
-
Răng hô là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả
Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn thường gặp, gây ảnh hưởng đến […]
-
GIÁ CẠO VÔI RĂNG CẬP NHẬT MỚI NHẤT TẠI TPHCM
Vôi răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, mà còn là nguyên […]
-
Bài tập giảm hô hàm trên hiệu quả, thực hiện tại nhà
Hô hàm trên là một tình trạng sai lệch khớp cắn ảnh hưởng thẩm mỹ […]
-
Vì sao nhiều việt kiều về nước làm răng sứ tại Nha khoa Đại Nam?
Nha khoa Đại Nam là địa chỉ quen thuộc và đáng tin cậy của hàng […]