Sâu răng có lan không? Hình thức lây lan của sâu răng
Sâu răng là tình trạng vi khuẩn tồn tại trong thức ăn tấn công, phá hủy men răng và cấu trúc răng. Sâu răng không chỉ làm bạn đau đớn, mất thẩm mỹ, mất răng mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống. Vậy sâu răng có lan không? Rất nhiều người thắc mắc về vấn đề này. Cùng theo dõi bài viết này để tìm câu trả lời.
Nguy cơ lây lan sâu răng
Sâu răng xảy ra dựa vào hoạt động của vi khuẩn Streptococcus mutans, giống như những bệnh lý do vi khuẩn khác, sâu răng rất dễ lây lan. Có hai hình thức lây lan của sâu răng là lây từ răng này sang răng khác và lây từ người này sang người khác.
Sâu răng lây lan từ răng này sang răng khác
Nếu hội tụ đủ điều kiện cần thiết, nguy cơ sâu răng lây từ răng này sang răng khác là rất cao. Các điều kiện ở đây có thể kể đến ở đây là: Thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt, vệ sinh răng miệng không đúng cách, mắc chứng khô miệng hoặc bệnh lý giảm tiết nước bọt, thiếu hụt fluor,…
Khi sâu răng trong một thời gian dài nhưng không được điều trị kịp thời và đúng cách, vi khuẩn từ răng sâu sẽ lây sang các răng bên cạnh. Từ đó có thể lây cho cả hàm răng khiến toàn bộ răng đều bị sâu. Lúc này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.
Sâu răng lây lan từ người này sang người khác
Không chỉ lây từ răng này sang răng khác, sâu răng còn có thể lây từ người này sang người khác thông qua nhiều hình thức lây nhiễm khác nhau. Ví dụ như ăn chung đồ ăn, ăn chung bát đũa, ho, hắt hơi,…
Theo một số nhà nghiên cứu, có khoảng 30% trẻ 3 tháng tuổi, 60% trẻ 6 tháng tuổi và gần 80% trẻ 2 tuổi nhiễm khuẩn Streptococcus mutans từ bố mẹ bị sâu răng. Vì bố mẹ vô tình chuẩn bị đồ ăn thức uống cho trẻ sai cách (bố mẹ mớm hoặc để giọt bắn vương vào đồ ăn thức uống của trẻ).
Hậu quả của việc sâu răng bị lây lan
Ảnh hưởng sức khỏe răng miệng
Khi vi khuẩn sâu răng ăn vào tới tủy răng, gây ra những cơn đau dữ dội do tủy bị tổn thương nghiêm trọng. Bên trong tủy là hệ thống các dây thần kinh liên kết với não bộ, nên cơn đau răng có thể xuất hiện kèm theo cơn đau đầu. Ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh.
Nếu như sâu răng lâu ngày, tủy sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn sẽ bị hoại tử hoàn toàn không thể điều trị được nữa. Máu cung cấp cho răng qua một lỗ nhỏ gọi là lỗ chóp răng bị chèn ép gây chết các dây thần kinh, hiện tượng này gọi là “hoại tử tủy hoặc tủy chết”.
Cuối cùng, vi khuẩn sẽ lây nhiễm quanh chóp răng, có thể gây đau và sưng, thậm chí là chảy máu. Viêm quanh chóp cấp tính hoặc mãn tính có thể dẫn đến áp xe (sưng mủ). Khi xuất hiện áp xe, bệnh nhân sẽ thấy đau đớn vì có nhiều đầu dây thần kinh ở các dây chằng xung quanh răng.
Đến giai đoạn này rất có khả năng sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm khác như các bệnh lý về răng miệng, viêm nha chu, viêm nướu,…
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Khi răng sâu lan ra những răng khác, hình thành ra rất nhiều lỗ sâu li ti màu đen hoặc ngả nâu, răng sẽ ngả sang màu vàng hoặc đen, gây mất thẩm mỹ. Điều này làm cho người bệnh thấy tự ti trong cuộc sống.
Sâu răng còn gây ra bệnh lý hôi miệng, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình giao tiếp và công việc.
Ảnh hưởng đến tinh thần
Khi tình trạng sâu răng lây nhiễm, cơn đau xuất hiện dai dẳng về đêm khiến người bệnh mất ngủ. Khi cùng một lúc có nhiều răng đều bị viêm tủy, cơn đau càng dữ dội hơn và khó để giảm đau.
Những cơn đau khó chịu đến mức người bệnh không thể ăn ngon và ngủ sâu giấc được. Điều này khiến bệnh nhân bị đuối sức, tâm lý dễ cáu gắt, tinh thần bị ảnh hưởng tiêu cực.
Ảnh hưởng đến tâm lý
Sự tác động của những cơn đau sâu răng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, nhất là với trẻ em. Rất nhiều phụ huynh cho rằng việc sâu răng ở trẻ em là điều bình thường nên khi con trẻ xuất hiện những dấu hiệu sâu răng thì ba mẹ đều không để tâm lắm. Từ đó mà tình trạng sâu răng xảy ra ngày càng nặng, dẫn đến lây lan sang những răng xung quanh, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng.
Khi bị đau và ê buốt do sâu răng sẽ từ từ sinh ra cảm giác chán ăn, bỏ bữa, hay cáu gắt, khó chịu. Mức độ sâu răng ở trẻ nhanh hơn người lớn do cấu trúc men và ngà răng yếu hơn. Bỏ bữa làm trẻ suy nhược, giảm sức đề kháng do thiếu chất dinh dưỡng.
Cách ngăn ngừa sự lây lan của sâu răng
Loại bỏ các tác nhân làm cho sâu răng lây lan
Bên cạnh vấn đề “sâu răng có lan không”, thì “cách ngăn ngừa sự lây lan của sâu răng” cũng là điều nhiều người quan tâm. Để hạn chế việc vi khuẩn sâu răng lây từ răng này sang răng khác, việc cần thiết nhất là phải loại bỏ những tác nhân làm cho sâu răng lây lan. Nha khoa Đại Nam chia sẻ đến bạn những lời khuyên như sau:
- Hạn chế thực phẩm nhiều đường: Đây là cách cơ bản nhất để cắt đứt nguồn sống của vi khuẩn Streptococcus mutans. Danh mục đồ ăn, thức uống bạn cần hạn chế bao gồm: Sữa, socola, bánh kẹo, mứt, hoa quả sấy khô, nước ngọt,…. Lượng đường bạn dung nạp chỉ nên thấp hơn 10% tổng lượng dinh dưỡng bạn dung nạp mỗi ngày.
- Chăm sóc răng miệng cẩn thận: Đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa bám trên răng. Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng.
- Nhai kẹo cao su không đường: Nên lựa chọn kẹo cao su có chứa Xylitol hoặc Casein phosphopeptide-canxi photphat vô định hình (CPP-ACP). Loại kẹo này có khả năng kiểm soát vi khuẩn Streptococcus mutans. Kẹo cao su còn có khả năng điều tiết nước bọt, tiêu diệt vi khuẩn sâu răng mà không phải ai cũng biết.
- Thăm khám định kỳ tại các cơ sở nha khoa uy tín: Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện dấu hiệu sâu răng ở những giai đoạn đầu và có phương pháp điều trị kịp thời. Ở giai đoạn mới chớm sâu răng thì việc điều trở rất đơn giản, nhanh gọn, không tốn kém chi phí và sẽ không xuất hiện đau đớn. Điều này sẽ ngăn chặn được việc sâu răng lây lan sang những răng khác.
Cẩn trọng trong khi tiếp xúc với người sâu răng
Đối với việc sâu răng từ người này lây sang người khác, cách ngăn chặn duy nhất là hãy cẩn trọng với người bị sâu răng:
- Không sử dụng chung bàn chải đánh răng.
- Không chia sẻ đồ ăn thức uống.
- Không dùng chung bát đũa, dụng cụ ăn uống.
- Cẩn thận khi hắt hơi, ho ở môi trường công cộng, lấy tay che hoặc mang khẩu trang để ngăn chặn vi khuẩn.
Bài viết này là lời giải đáp cho thắc mắc sâu răng có lan không. Hãy bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách thật chu đáo để răng miệng luôn khỏe mạnh và nụ cười thật tươi tắn.
Hãy đến Nha khoa Đại Nam để được thăm khám, theo dõi và tư vấn cụ thể cho từng trường hợp răng miệng. Đại Nam tự hào là một nha khoa uy tín, hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp được đào tạo tại các chương trình đào tạo quốc tế.
Liên hệ Nha khoa Đại Nam hotline 096 4444 999 để được tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan
-
Hàn răng xong bị buốt | Nguyên nhân do đâu
Những cơn đau nhức này xảy ra khi bị tác động nhiều yếu tố tạo […]
-
RĂNG VẨU LÀ GÌ? CÁCH CHỮA RĂNG VẨU HIỆU QUẢ
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Răng […]
-
Răng hô là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả
Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn thường gặp, gây ảnh hưởng đến […]
-
GIÁ CẠO VÔI RĂNG CẬP NHẬT MỚI NHẤT TẠI TPHCM
Vôi răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, mà còn là nguyên […]
-
Bài tập giảm hô hàm trên hiệu quả, thực hiện tại nhà
Hô hàm trên là một tình trạng sai lệch khớp cắn ảnh hưởng thẩm mỹ […]
-
Vì sao nhiều việt kiều về nước làm răng sứ tại Nha khoa Đại Nam?
Nha khoa Đại Nam là địa chỉ quen thuộc và đáng tin cậy của hàng […]