Răng sâu hàm trên cùng phải xử lý như thế nào?
Răng hàm trên cùng bị sâu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, răng bị vỡ nứt do tác động ngoại lực,… Vấn đề này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, thậm chí còn để lại những biến chứng nguy hiểm. Vậy răng sâu hàm trên cùng phải xử lý như thế nào? Nha khoa Đại Nam sẽ giải đáp thắc mắc này ở bài viết dưới đây.
Răng sâu hàm trên cùng là răng nào?
Khi ở tuổi thành niên, một người sẽ có đủ 28 chiếc răng. Từ 17-25 tuổi là giai đoạn mọc thêm răng số 8 – thường gọi là răng khôn – răng ở trong cùng của cả hàm trên và hàm dưới. Ở độ tuổi này, xương hàm đã hoàn thiện ổn định nên khi răng khôn mọc lên sẽ gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Hằng ngày thức ăn và mảng bám tồn tại ở vị trí răng này sẽ gây nên tình trạng sâu răng.
Vì sao răng hàm thường bị sâu?
Răng hàm thường bị sâu do nhiều nguyên nhân tác động. Trước hết phải kể đến là do vị trí ở trong cùng, khó vệ sinh được sạch nên thức ăn sẽ bám vào, vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây bệnh sâu răng. Bên cạnh đó, vì ở trong cùng nên khó quan sát được, sẽ hạn chế việc phát hiện tình trạng sâu răng từ sớm để điều trị kịp thời. Khi phát hiện thì sâu răng đã đến giai đoạn nặng hơn, gây đau nhức kèm hơi thở có mùi khó chịu.
Răng sâu hàm trên cùng ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh?
Sâu răng hàm ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Những cơn đau buốt dữ dội kéo dài kể cả khi không có lực tác động. Khi tác động lực nhai lên chiếc răng sâu thì cơn đau còn kinh khủng hơn, có thể đau đến đỉnh đầu.
Bên cạnh đó, răng sâu còn gây hôi miệng, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm.
Các giai đoạn phát triển của răng sâu hàm trên cùng
Răng hàm bị sâu sẽ phát triển liên tục theo giai đoạn từ nhẹ đến nặng kèm theo những biểu hiện khác nhau:
Sâu men răng
Vi khuẩn tích tụ lâu ngày sẽ làm cho men răng bị tổn thương, dẫn đến tình trạng mất khoáng, bắt đầu ăn mòn bề mặt răng. Ở giai đoạn này, có thể nhìn thấy răng sẽ ngả vàng hoặc đen. Khi tiếp xúc đồ ăn nóng hoặc lạnh sẽ cảm nhận được sự ê buốt, gây đau nhức ở mức độ nhẹ.
Sâu ngà răng
Khi sâu răng phát triển đến giai đoạn này, mắt thường có thể nhìn thấy những lỗ nhỏ trên răng, dần dần những lỗ ấy lan rộng ra. Sâu răng phá hỏng phần men răng còn lại, ăn sâu vào trong ngà răng. Khi thức ăn bị nhét vào lỗ sâu, cơn đau sẽ xuất hiện rõ rệt, gây khó chịu cho người bệnh.
Viêm tủy
Khi lỗ sâu ngày một to ra, sâu răng đã ăn vào tới tủy. Thức ăn vẫn tiếp tục nhồi nhét vào lỗ sâu gây đau nhức liên tục với mức độ tăng dần. Khi vi khuẩn tấn công vào tới tủy sẽ gây tình trạng viêm tủy. Ở giai đoạn này có thể răng bị lung lay, viêm nướu, viêm xương hàm, gây đau đớn dữ dội.
Chết tủy
Khi viêm tủy trong một thời gian dài mà không được điều trị, chân răng và xương ổ răng sẽ bị tổn thương, dẫn đến áp xe răng và chết tủy.
Sâu răng hàm trên cùng nên nhổ hay giữ lại?
Răng sâu hàm trên cùng là bệnh lý phổ biến ở khá nhiều người. Tuy nhiên mỗi tình trạng răng sẽ có cách xử lý khác nhau. Y khoa hiện nay đã có những phương pháp hiện đại để bảo vệ răng toàn vẹn, không gây đau đớn và không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ.
Trường hợp răng sâu hàm trên cùng không cần nhổ?
Răng sâu hàm trên cùng sẽ được bảo tồn trong trường hợp sâu răng nhẹ, chân răng vẫn còn nguyên vẹn và chưa bị tổn thương. Có 2 phương pháp xử lý như sau:
- Đối với răng hàm trên cùng bị sâu nhẹ, mức độ sâu chỉ dừng lại ở men răng. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần men răng bị tổn thương một cách sạch sẽ, sau đó sẽ trám răng, hàn răng để xử lý ổ sâu răng triệt để nhất.
- Đối với răng hàm trên cùng bị sâu răng ăn vào tủy nhưng chưa ảnh hưởng đến chân răng. Bác sĩ sẽ tiến hành chữa tủy, loai bỏ phần tủy đã chết và trám răng để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn đến răng.
Quy trình nhổ răng sâu hàm trên cùng.
Ở một số trường hợp nên nhổ bỏ đi răng sâu hàm trên cùng, cụ thể là:
- Răng hàm trên cùng bị sâu, vỡ chỉ còn chân răng.
- Răng hàm trên cùng mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức kéo dài.
- Tình trạng sâu răng quá nặng, viêm tủy nặng lây sang những răng xung quanh và ảnh hưởng đến xương hàm.
Quy trình nhổ răng sâu hàm trên cùng chuẩn Y khoa
- Bước 1: Thăm khám và chụp X-Quang
Trước tiên bạn phải đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và chụp X-quang. Tùy vào mức độ sâu răng cụ thể sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể và chu đáo. Lúc này bạn nên cung cấp cho bác sĩ những bệnh tiền sử của bản thân như huyết áp thấp, máu khó đông, tiểu đường, tim mạch,… để bác sĩ có hướng giải quyết phù hợp tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra.
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Tiếp theo, bác sĩ và y tá sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng của bạn thật sạch sẽ, tránh trường hợp lúc nhổ răng gây những biến chứng khác.
- Bước 3: Sát khuẩn và tiến hành gây tê
Tuy nhổ răng chỉ là tiểu phẫu nhưng việc gây tê là điều bắt buộc khi nhổ răng hàm trên cùng – còn gọi là răng khôn – vì mức độ đau rất lớn.
- Bước 4: Nhổ răng sâu hàm trên cùng.
Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp và thiết bị hiện đại để nhổ bỏ đi chiếc răng khôn. Quá trình này có thể diễn ra từ 20-30 phút thao tác thật tỉ mỉ và cẩn thận.
- Bước 5: Khâu vết thương.
Sau khi kết thúc quá trình nhổ bỏ răng khôn bác sĩ sẽ làm sạch lần cuối. Sau đó khâu vết thương lại, tùy kích thước vết thương mà thời gian khâu mỗi trường hợp sẽ khác nhau. Bạn sẽ ở lại nha khoa 30 phút để theo dõi.
- Bước 6: Kê đơn thuốc và hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà.
Sau khi hết thuốc tê sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức ở vị trí nhổ răng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và kháng sinh cho khách hàng kèm theo những lưu ý chăm sóc răng miệng khi về nhà. Hẹn lịch tái khám nếu cần thiết.
Những lưu ý sau khi nhổ răng sâu hàm trên cùng
Sau khi nhổ răng sâu hàm trên cùng, bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách để vết thương nhanh lành và tránh nhiễm trùng.
Nha khoa Đại Nam hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng như sau:
- Nên chọn những thức ăn mềm, dễ nuốt tránh tác động lực nhai lên vị trí vừa nhổ răng để vết thương được phục hồi hoàn toàn.
- Khi cảm thấy đau nhức, hãy sử dụng các phương pháp giảm đau như chườm đá lạnh để giảm sưng đau, nếu cơn đau không thuyên giảm hãy uống thuốc giảm đau. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà phải có chỉ định của bác sĩ.
- Những ngày đầu mới nhổ răng bạn nên ăn cháo, nhưng đừng quá nóng, hạn chế việc nhai thức ăn quá nhiều khiến vết thương lâu lành hơn.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Không sử dụng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, hạn chế thức ăn quá cứng, chua, cay, nóng, lạnh,…
- Hạn chế thức ăn nhiều đường vì rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn quay trở lại và tấn công những răng khác.
Vấn đề răng sâu hàm trên cùng đã được giải đáp ở bài viết này. Nếu không được xử lý kịp thời thì răng sâu sẽ mang đến cho người bệnh sự khó chịu, đau đớn, nặng hơn là để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Nha khoa Đại Nam tự hào với chất lượng dịch vụ nha khoa tốt nhất. Luôn mang đến cho khách hàng dịch vụ nha khoa hiện đại, chất lượng vượt trội.
Hãy liên hệ Nha khoa Đại Nam Hotline 0964444999 để được tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan
-
Hàn răng xong bị buốt | Nguyên nhân do đâu
Những cơn đau nhức này xảy ra khi bị tác động nhiều yếu tố tạo […]
-
RĂNG VẨU LÀ GÌ? CÁCH CHỮA RĂNG VẨU HIỆU QUẢ
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Răng […]
-
Răng hô là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả
Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn thường gặp, gây ảnh hưởng đến […]
-
GIÁ CẠO VÔI RĂNG CẬP NHẬT MỚI NHẤT TẠI TPHCM
Vôi răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, mà còn là nguyên […]
-
Bài tập giảm hô hàm trên hiệu quả, thực hiện tại nhà
Hô hàm trên là một tình trạng sai lệch khớp cắn ảnh hưởng thẩm mỹ […]
-
Vì sao nhiều việt kiều về nước làm răng sứ tại Nha khoa Đại Nam?
Nha khoa Đại Nam là địa chỉ quen thuộc và đáng tin cậy của hàng […]