Răng sâu bị vỡ có bọc sứ được không?
Răng sâu bị vỡ có bọc sứ được không? Đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm đến. Vì khi răng bị vỡ ra cũng là lúc sâu răng tiến triển đến giai đoạn nặng, lúc này những cơn đau ngày càng dữ dội với tần suất dày đặc. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu nhận biết răng sâu bị vỡ
Ngoài sự ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khi sâu răng quá nặng còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Lúc này bạn sẽ đối mặt với nhiều khó khăn như nướu bị sưng đau, mặt bị sưng vùng răng sâu, chảy máu,… Để nhận biết sâu răng bị vỡ cũng rất dễ dàng, khi xuất hiện những dấu hiệu sau hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám:
- Dấu hiệu rõ ràng dễ nhận biết nhất là đau răng. Những cơn đau răng kéo dài khi nhai thức ăn và ngay cả khi không tác động lực nhai lên răng.
- Đi kèm với cơn đau là cảm giác ê buốt răng.
- Có thể nhìn thấy bằng mắt thường những lỗ sâu, chúng sẽ lan rộng và lớn dần theo thời gian nếu không được điều trị.
- Các răng thường có màu ngả nâu hoặc xám, bề mặt lỗ sâu sẽ có màu đen do vi khuẩn tấn công và bào mòn men răng. Cấu trúc răng sẽ bị phá vỡ, dẫn đến răng giòn và dễ vỡ.
- Nướu bị sưng và chảy máu. Khi vi khuẩn tấn công răng thì nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Trong quá trình ăn uống, vệ sinh tác động lên nướu sẽ khiến nướu chảy máu. Lúc này phải vệ sinh thật cẩn thận, tránh vi khuẩn xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng.
Răng sâu bị vỡ có bọc sứ được không?
Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa thẩm mỹ nhằm phục hình răng, mang lại vẻ đẹp cho nụ cười của bạn. Chúng có tính thẩm mỹ cao, thời gian sử dụng lâu dài và hoàn toàn không gây kích ứng cho người sử dụng.
Thông thường, phương pháp bọc răng sứ sẽ được bác sĩ áp dụng cho những trường hợp dưới đây:
- Răng bị vỡ, sứt mẻ làm cho quá trình ăn nhai trở nên khó khăn.
- Răng xuất hiện những vết đen, những lỗ sâu sẫm màu làm mất thẩm mỹ.
- Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng.
- Răng sâu chết tủy, phải cấy Implant sau đó bọc sứ cho răng.
Như vậy, bạn cần bọc sứ khi răng sâu bị vỡ để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Trong trường hợp sâu răng quá nặng dẫn đến chết tuỷ, bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ chiếc răng đó. Sau đó tiến hành cấy ghép Implant hoặc làm cầu răng sứ tùy theo lựa chọn của khách hàng.
Cách xử lý răng sâu trong những trường hợp khác nhau:
- Những răng sâu lỗ nhỏ, chưa xuất hiện cảm giác ê buốt khi ăn uống. Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch lỗ sâu bằng dụng cụ làm sạch chuyên dụng và kiểm tra lại bằng X-quang.
- Với lỗ sâu lớn hơn nhưng chưa ăn vào đến tủy, bác sĩ sẽ hàn trám lại bằng vật liệu sinh học. Trám răng là phương pháp giúp đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, tuy nhiên độ bền không cao như bọc sứ.
- Với những lỗ sâu lớn ăn sâu vào tới tủy thì chưa thể bọc sứ cho răng được ngay. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ sạch sẽ phần tủy đã hoại tử để ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục tấn công tủy răng. Sau khi đã điều trị tủy xong bác sĩ sẽ tiến hành bọc sứ cho răng.
- Với trường hợp răng sâu nặng, tủy răng đã chết hoàn toàn, răng lung lay thi bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ chiếc răng đó đi. Sau khi nhổ cần trồng lại răng mới bằng phương pháp cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant.
Tóm lại, sâu răng bị vỡ vẫn có thể bọc răng sứ được. Hơn nữa, bọc răng sứ cho răng vỡ là việc mà các nha sĩ khuyên bạn nên thực hiện để khôi phục chức năng nhai và bảo tồn răng thật được tốt hơn.
Hệ thống Nha khoa Đại Nam
Quy trình bọc răng sứ cho răng sâu bị vỡ
Quy trình bọc răng sứ cho răng sâu bị lỡ diễn ra như thế nào? Nha khoa Đại Nam sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về các bước bọc răng sứ theo quy trình chuẩn Y khoa ngay sau đây:
Bước 1: Khám tổng quát
Trước tiên, bạn hãy chọn cho mình một cơ sở nha khoa hiện đại – uy tín để thăm khám tình trạng răng miệng. Bác sĩ sẽ chụp X-quang và kiểm tra xem tình trạng răng của bạn có bọc sứ được hay không.
Nếu bạn đang mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu thì nên điều trị dứt điểm trước khi tiến hành bọc răng.
Đăng ký kiểm tra sức khỏe răng miệng miễn phí cùng Nha khoa Đại Nam
Bước 2: Lấy dấu và chế tác răng sứ
Tiếp theo sẽ tiến hành tạo nhám bề mặt răng, tính toán thật kỹ lưỡng tỉ lệ mài răng. Sau đó bác sĩ sẽ mài răng để có khoảng trống lắp răng sứ vào.
Giai đoạn lấy dấu răng này bác sĩ sẽ dùng dụng cụ, vật liệu chuyên dụng để lấy dấu răng. Khi đó bác sĩ sẽ lắp tạm răng giả vào để thuận lợi cho việc ăn uống của bạn.
Sau đó tiến hành thiết kế răng sứ trên phần mềm kỹ thuật số hiện đại để đảm bảo răng sứ của bạn được ôm sát khít với cùi răng và có màu sắc đẹp.
Bước 3: Tiến hành bọc răng sứ
Sau bước chế tác răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành lắp răng sứ cho bạn. Đồng thời sẽ kiểm tra xem độ ôm khít, màu sắc của răng có phù hợp với kết quả phục hình.
Bước 4: Đặt lịch tái khám
Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh răng miệng đúng cách để duy trì tuổi thọ của răng sứ. Sau khi bọc răng, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để kiểm tra, theo dõi thường xuyên quá trình phục hình của răng.
Hậu quả của việc răng sâu bị vỡ không được bọc sứ kịp thời
Khi răng sâu quá nặng dẫn đến vỡ răng, viêm tủy, chúng tôi khuyên bạn hãy đi thăm khám ngay để kiểm tra và điều trị kịp thời. Nha khoa Đại Nam đã không ít lần gặp trường hợp răng sâu quá nặng dẫn đến chết tủy, phải nhổ bỏ răng. Lúc này trồng răng sứ hay cấy Implant đều có chi phí cao hơn và quá trình điều trị khó khăn hơn.
Cụ thể, răng sâu bị vỡ nếu không được bọc sứ kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả sau:
- Mất răng vĩnh viễn: Khi răng bị vỡ thì cấu trúc răng sẽ bị phá hủy, lúc này rất khó để bảo vệ răng và chức năng nhai của răng. Để ngăn chặn viêm nhiễm lây qua các vùng khác thì bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng.
- Nhiễm trùng: Khi răng sâu quá nặng mà không được điều trị sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm trùng răng, nhiễm trùng nướu và các vùng xung quanh cũng bị ảnh hưởng như xương hàm, khiến tiêu xương.
- Hôi miệng: Vi khuẩn từ ổ sâu răng kết hợp với vi khuẩn trong khoang miệng sẽ làm cho hơi thở có mùi khó chịu.
- Các bệnh lý khác: Sâu răng quá nặng không được điều trị sẽ làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh, dẫn tới các bệnh lý khác như ung thư vòm họng, ung thư xương hàm, ung thư răng,…
Lưu ý khi sau khi bọc sứ răng sâu bị vỡ
Tầm quan trọng của việc chăm sóc răng sau khi bọc sứ đúng cách
Theo các chuyên gia thì răng bọc sứ cần được chăm sóc nhiều và kỹ càng hơn. Nếu không biết cách chăm sóc răng sau khi bọc sứ thì sẽ đối diện với những trường hợp sau:
- Xuất hiện một số bệnh lý như viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy răng,…
- Răng sứ bị hở lợi, tụt nướu hoặc rơi rớt nếu chải răng không đúng cách.
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ dẫn đến tình trạng hôi miệng.
- Chăm sóc răng sứ không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến răng thật, khiến răng thật bị yếu đi và nhạy cảm hơn.
Việc chăm sóc răng sứ sau khi bọc thật sự rất quan trọng giúp cho tuổi thọ răng sứ được bền hơn, tránh hư hỏng phải thay mới tốn kém nhiều chi phí.
Hướng dẫn cách chăm sóc răng sau khi bọc sứ
Để kéo dài thời gian sử dụng, Nha khoa Đại Nam hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng sứ như sau:
- Hạn chế thức ăn quá cứng hoặc quá dai, hãy chọn những thức ăn mềm dễ nhai.
- Hạn chế uống cà phê, nước uống có ga và thực phẩm sẫm màu.
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Đánh răng bằng bàn chải lông mềm 2 lần/ngày và ưu tiên kem đánh răng chứa Fluor. Thay bàn chải định kỳ để ngăn chặn môi trường phát triển của vi khuẩn.
- Kết hợp tăm chỉ nha khoa, nước súc miệng để vệ sinh răng sứ, giúp làm sạch mảng bám.
Nha khoa Đại Nam – Nha khoa răng sứ thẩm mỹ hàng đầu hiện nay
Vấn đề răng sâu bị vỡ có bọc sứ được không đã được giải đáp ở bài viết này.
Nha khoa Đại Nam có hệ thống sản xuất răng sứ với công nghệ hiện đại giúp tăng tính tự nhiên về màu sắc, kích thước như ý muốn của khách hàng. Hệ thống Nha khoa Đại Nam là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực răng sứ được thành lập từ rất lâu đời.
Tại Nha khoa Đại Nam có rất nhiều dòng răng sứ khác nhau cho khách hàng lựa chọn, luôn bảo hành trên toàn hệ thống. Chúng tôi tự hào với đội ngũ bác sĩ, đội ngũ chuyên viên tư vấn hàng đầu. Cùng với hệ thống thiết bị hiện đại từ châu Âu, theo tiêu chuẩn nha khoa quốc tế.
Nha khoa Đại Nam tự tin mang đến nụ cười tươi mới rạng rỡ cho khách hàng với quy trình chuyên nghiệp và hiện đại. Hãy liên hệ HOTLINE 096 4444 999 để được tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan
-
Hàn răng xong bị buốt | Nguyên nhân do đâu
Những cơn đau nhức này xảy ra khi bị tác động nhiều yếu tố tạo […]
-
RĂNG VẨU LÀ GÌ? CÁCH CHỮA RĂNG VẨU HIỆU QUẢ
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Răng […]
-
Răng hô là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả
Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn thường gặp, gây ảnh hưởng đến […]
-
GIÁ CẠO VÔI RĂNG CẬP NHẬT MỚI NHẤT TẠI TPHCM
Vôi răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, mà còn là nguyên […]
-
Bài tập giảm hô hàm trên hiệu quả, thực hiện tại nhà
Hô hàm trên là một tình trạng sai lệch khớp cắn ảnh hưởng thẩm mỹ […]
-
Vì sao nhiều việt kiều về nước làm răng sứ tại Nha khoa Đại Nam?
Nha khoa Đại Nam là địa chỉ quen thuộc và đáng tin cậy của hàng […]