Răng Mọc Lẫy: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Hiệu Quả

Răng Mọc Lẫy: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Hiệu Quả

Răng mọc lẫy ở trẻ em là tình trạng thường gặp trong quá trình thay răng, khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Nếu không phát hiện và xử lý sớm, răng mọc lẫy có thể ảnh hưởng đến cấu trúc hàm, thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng của trẻ. Vậy răng mọc lẫy là gì, nguyên nhân do đâu và cách chăm sóc, phòng ngừa ra sao? Mời ba mẹ theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Đại Nam.

Răng mọc lẫy ở trẻ em là tình trạng như thế nào? 

Răng mọc lẫy là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ em từ 6-12 tuổi trong giai đoạn thay răng. Tình trạng này thường xuất hiện khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc nhưng răng sữa cùng vị trí vẫn chưa rụng, khi đó buộc răng sữa phải mọc lệch lên trước hoặc lên sau của răng sữa, dẫn đến tình trạng răng mọc thành 2 hàng song song còn gọi là răng cá mập hay răng mọc lẫy.

Cách phân biệt răng mọc lẫy và răng mọc bình thường ở trẻ

Răng mọc bình thường

Trong giai đoạn từ 6-12 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Quá trình này sẽ diễn ra đúng thứ tự: Răng sữa lung lay, rụng tự nhiên, răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí đó – đây còn được xem là thay răng bình thường. Lúc này răng sẽ mọc được đều và đẹp không gây ảnh hưởng về cấu trúc hàm mặt của trẻ.

Rang moc binh thuong rang khoe moc deu dung vi tri va khop can chuan cua tre nho
Răng mọc bình thường, răng khoẻ, mọc đều đúng vị trí và khớp cắn chuẩn của trẻ nhỏ

Mọc răng lẫy

Trường hợp răng vĩnh viễn bắt đầu mọc khi răng sữa vẫn chưa rụng. Do đó, răng vĩnh viễn mọc lên sẽ không đủ khoảng trống phải mọc lệch về phía sau hoặc phía trước dẫn đến tình trạng răng mọc 2 hàng. Nếu không phát hiện sớm để can thiệp kịp thời sẽ gây ra hiện tượng răng mọc lẫy, chen chúc răng, khớp cắn lệch ảnh hưởng lâu dài đến thẩm mỹ gương mặt của trẻ.

Tinh trang rang moc lay o tre em tu 6 12 tuoi
Tình trạng răng mọc lẫy ở trẻ em từ 6-12 tuổi

Đây là cách phân biệt của răng bình thường và răng mọc lẫy giúp phụ huynh kịp thời đưa trẻ đến nha khoa thăm khám tư vấn, tránh để lâu dài gây lệch nặng sẽ can thiệp chỉnh nha phức tạp.

3 dấu hiệu cho thấy răng của trẻ đang mọc lẫy

Nếu phát hiện sớm tình trạng răng mọc lẫy ở trẻ sẽ giúp ba mẹ can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng lâu dài. Dưới đây là 3 dấu hiệu nhận biết sớm:

Xuất hiện 2 hàng răng: Ở giai đoạn mọc răng, bố mẹ nên quan sát miệng trẻ sẽ thấy xuất hiện răng mới mọc phía trong hoặc ngoài, khiến răng trở nên lộn xộn. 

Răng mọc lệch, chen chúc hoặc đâm vào nướu: Các răng vĩnh viễn mới mọc không thẳng hàng, chen chúc hoặc bị nghiêng sang 1 bên không nằm đúng vị trí trên khung hàm.

Trẻ than đau, nhai kém hoặc thay đổi phát âm: Ở một số trường hợp, răng mọc lẫy sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng phát âm hoặc khiến trẻ phát âm sai và nói ngọng do khớp cắn lệch. Một số trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, vướng víu khi ăn hoặc than đau nhẹ ở vị trí mọc răng.

3 dau hieu cho thay rang cua tre dang moc lay
3 dấu hiệu cho thấy răng của trẻ đang mọc lẫy

Có thể bạn quan tâm: Răng lòi xỉ là gì? Cách khắc phục tình trạng này hiệu quả

Vì sao không nên chủ quan với răng mọc lẫy? Răng mọc lẫy có gây nguy hiểm không?

Răng mọc lẫy sẽ không gây đau nhức nghiêm trọng ngay lập tức, nhưng nếu chủ quan với răng mọc lẫy để lâu dài, răng sẽ mọc lệch ra ngoài cung hàm gây chen chúc, sai khớp cắn và gây ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt. Ngoài ra, nếu tình trạng này kéo dài về sau, sẽ làm cho việc chỉnh nha phức tạp, làm mất rất nhiều thời gian.

Răng mọc lẫy không gây nguy hiểm nhưng nếu kéo dài lâu có thể gây ra tình trạng dưới đây: 

Mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tâm lý trẻ: Trẻ có thể tự ti, ngại cười hay giao tiếp do răng mọc lệch – nhất là khi đến tuổi đi học.

Lệch khớp cắn, sâu răng và viêm lợi: Hai hàng răng chen chúc khiến việc vệ sinh khó khăn, dẫn đến mảng bám và vi khuẩn tích tụ.

Ảnh hưởng sự phát triển xương hàm: Nếu không can thiệp, răng mọc sai có thể dẫn đến biến dạng khuôn mặt và lệch trục hàm về lâu dài.

Rang moc lay neu chu quan se anh huong den khop can va rang vinh vien
Răng mọc lẫy nếu chủ quan sẽ ảnh hưởng đến khớp cắn và răng vĩnh viễn

Nguyên nhân khiến trẻ bị mọc răng lẫy

Cung hàm hẹp, không đủ chỗ cho răng mới

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị mọc răng lẫy là do cung hàm của trẻ quá nhỏ, không đủ để răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí dẫn đến tình trạng răng mới mọc lệch ra phía trước hoặc phía sau tạo thành 2 hàng răng chồng chéo. Tình trạng này thường gặp ở trẻ có cấu trúc hàm nhỏ.

Khung ham hep la nguyen nhan khien rang moc lay
Khung hàm hẹp, răng chen chúc là nguyên nhân khiến răng mọc lẫy

Rụng răng quá sớm

Thông thường răng sữa rụng sớm giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Nhưng nếu rụng quá sớm do sâu răng, chấn thương vùng răng hàm, hay viêm nhiễm. Các răng vĩnh viễn chưa kịp mọc lên sẽ khiến khoảng trống bị xô lệch dẫn đến tình trạng sau này răng vĩnh viễn mọc lên sẽ bị mọc lẫy và chen chúc, sai khớp cắn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khoẻ răng miệng lâu dài.

Di truyền hoặc thói quen xấu từ nhỏ

Ở một số trường hợp, trẻ sẽ bị ảnh hưởng yếu tố di truyền từ bố mẹ từng bị mọc răng lẫy, cấu trúc răng, hình dạng cung hàm,… thường sẽ có nguy cơ gặp tình trạng này cao hơn. Ngoài ra, trẻ còn bị ảnh hưởng các thói quen từ nhỏ như bú bình quá lâu, mút tay, đẩy lưỡi hoặc nghiến răng. Những điều này sẽ khiến xương hàm của trẻ bị phát triển lệch, làm hạn hẹp cung hàm và ảnh hưởng đến vị trí mọc răng.

Thiếu vi chất

Việc cung cấp các chất cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và mọc răng của trẻ. Nếu thiếu hụt các chất như Canxi, Vitamin D, Phốt pho và các khoáng chất khác sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hình thành và mọc răng. Hiện tượng thiếu các vi chất thường khiến trẻ bị mọc răng chậm, mọc lệch hoặc răng sẽ rất yếu, dễ bị tổn thương dẫn đến việc răng mọc lẫy.

Bo sung day du cac chat dinh duong cho tre
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên khiến trẻ bị mọc răng lẫy, còn có thể xuất hiện do chấn thương vùng miệng, nhiễm trùng chân răng sữa hoặc những bất thường bẩm sinh liên quan đến răng và xương hàm. Những yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn, khiến răng mọc lệch không đúng vị trí ( răng mọc lẫy).

Rang sua cua tre bi sau con la nguyen nhan khien tre bi moc rang lay
Răng sữa của trẻ bị sâu còn là nguyên nhân khiến trẻ bị mọc răng lẫy

Cách xử lý khi răng trẻ bị mọc lẫy

Sau khi phát hiện ra trẻ bị mọc răng lẫy, điều quan trọng nhất là phụ huynh không được nhổ răng tại nhà, mà cần đưa trẻ đến nha khoa để được thăm khám và nhổ răng theo sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là các bước xử lý phổ biến nhất cho ba mẹ tham khảo:

Thăm khám tại nha khoa càng sớm càng tốt

Nếu ba mẹ thấy răng vĩnh viễn đã mọc mà răng sữa không lung lay hoặc chưa rụng sau 1 tháng. Hãy đưa trẻ đến ngay Nha khoa, các bác sĩ sẽ kiểm tra tổng thể tình trạng răng miệng và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.

Nha khoa Đại Nam có đa dạng các dịch vụ chăm sóc răng miệng
Thăm khám tại Nha Khoa Đại Nam để tư vấn và phát hiện sớm răng mọc lẫy

Nhổ răng nếu cần thiết

Nếu răng vĩnh viễn mọc lên mà răng sữa vẫn chưa rụng ( hoặc không có dấu hiệu lung lay ), bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng sữa tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc đúng hướng.

Theo dõi răng vĩnh viễn

Sau khi nhổ răng sữa, răng vĩnh viễn có thể tự điều chỉnh và di chuyển về vị trí đúng nhờ lực đẩy tự nhiên của hàm. Thăm khám đúng theo lịch để bác sĩ sẽ theo dõi định kỳ để đảm bảo phát triển của răng ổn định.

Các trường hợp cần can thiệp chỉnh nha sớm

Trong một số trường hợp răng mọc lệch nhiều, không có khả năng tự chỉnh nha sĩ có thể chỉ định nhổ dùng khí cụ chỉnh nha (niềng răng).

Răng Mọc Lẫy: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Hiệu Quả
Những trường hợp nên ghé Nha Khoa thăm khám để can thiệp sớm

Duy trì thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách

Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế những thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi,…. tránh tình trạng răng mọc lệch tái diễn nghiêm trọng hơn.

Cách phòng ngừa răng mọc lẫy ở trẻ em

Theo dõi quá trình thay răng đúng độ tuổi

Thông thường, trẻ bắt đầu từ 6 đến 12 tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Ở giai đoạn này ba mẹ nên quan sát kỹ sự thay đổi trong khoang miệng con, đặc biệt là thời điểm răng sữa lung lay. Nếu thấy răng sữa chưa lung lay hoặc rụng mà răng vĩnh viễn lại mọc, ba mẹ nên đưa bé đến nha khoa kiểm tra sớm nhất.

Ba me nen theo doi hanh trinh moc rang cua tre
Ba mẹ nên theo dõi hành trình mọc răng của trẻ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ bổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển răng và xương hàm. Ba mẹ nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi ( như sữa, cá hồi, hải sản), vitamin D và Photpho để cung cấp chất cho việc mọc răng diễn ra thuận lợi. 

Tạo thói quen vệ sinh răng miệng từ sớm

Ba mẹ nên tạo thói quen ngay từ khi trẻ mới mọc những chiếc răng đầu tiên, hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách (ít nhất 2 lần/ngày). Nên đánh răng trước khi ngủ và súc miệng sau khi ăn sẽ giúp hạn chế vi khuẩn gây viêm nhiễm.  Tạo một thói quen tốt này giúp giữ nướu khỏe mạnh là một trong những yếu tố quan trọng cho việc phát triển răng mọc đúng và đẹp.

Khám răng định kỳ 6 tháng/lần tại Nha khoa 

Việc thăm khám răng định kỳ cũng là “ chìa khóa vàng” giúp kịp thời phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường trong quá trình thay răng. Các bác sĩ sẽ theo dõi cao sự phát triển của từng chiếc răng, từ đó sẽ đưa ra giải pháp tốt nhất để can thiệp kịp thời.

Răng Mọc Lẫy: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Hiệu Quả
Nha khoa Đại Nam với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm

Một số câu hỏi thường gặp về tình trạng răng mọc lẫy ở trẻ

Răng mọc lẫy có tự rụng và tự chỉnh về lại vị trí răng sữa không?

Một khi răng vĩnh viễn đã mọc lệch thì sẽ không tự điều chỉnh về đúng vị trí. Nếu để lâu một thời gian sẽ khiến răng lệch hẳn trên khung hàm, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng khớp cắn. Việc này rất cần được can thiệp sớm để định hướng lại răng về lại đúng vị trí. 

Răng mọc lẫy có nhổ được không?

Nên nhổ răng vào thời điểm khi răng vĩnh viễn đã mọc lên mà răng sữa cùng vị trí vẫn chưa lung lay hoặc chưa rụng. Việc nhổ răng đúng lúc sẽ giúp cho răng vĩnh viễn có đủ không gian để mọc thẳng hàng.

Vì sao răng vĩnh viễn vẫn mọc lẫy sau khi nhổ răng sữa?

Thường do răng vĩnh viễn đã mọc từ trước khi răng sữa nhổ hoặc do cung hàm nhỏ không đủ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Nên việc nhổ răng sữa cũng có thể khiến cho răng tiếp tục mọc sai.

Răng mọc lẫy ở người lớn có sửa được không?

Tình trạng mọc răng lẫy ở người lớn vẫn có thể chỉnh sửa được bằng phương pháp chỉnh nha như niềng mắc cài hoặc niềng trong suốt Invisalign. Tuy nhiên, việc điều trị ở người lớn thường sẽ mất rất nhiều thời gian hơn trẻ em do xương hàm người lớn đã ổn định.

Nhổ răng sữa có đau không và bao lâu sẽ lành?

Nhổ răng sữa hầu như không gây đau vì trẻ sẽ được gây tê tại chỗ nếu như răng vẫn còn chắc chắn chưa lung lay. Nhưng nếu trẻ nhổ răng vào thời điểm răng lung lay, toàn bộ chân răng gần như đã bong ra khỏi nướu nên việc nhổ răng sẽ dễ dàng hơn và không gây đau đớn.

Nha Khoa Đại Nam – Hành trình kết nối nụ cười

Răng mọc lẫy là tình trạng khá phổ biến nhưng ba mẹ không nên chủ quan. Việc phát hiện sớm – xử lý đúng cách sẽ giúp trẻ có hàm răng đều đẹp, khỏe mạnh và tự tin phát triển toàn diện. Hãy để Nha khoa Đại Nam là người bạn đồng hành cùng ba mẹ trong hành trình chăm sóc nụ cười đầu đời cho con.

Nha khoa Dai Nam luon dong hanh cung be trong hanh trinh cham soc nu cuoi dau doi cua be
Nha khoa Đại Nam luôn đồng hành cùng bé trong hành trình chăm sóc nụ cười

Đặt lịch khám ngay hôm nay để con bạn luôn được bảo vệ tốt nhất từ những chiếc răng đầu tiên!

Đăng ký tư vấn

Răng Mọc Lẫy: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Hiệu Quả
Tham gia team Niềng Răng của hệ thống Nha khoa Đại Nam
Răng Mọc Lẫy: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Hiệu Quả
Tham gia team Niềng Răng của hệ thống Nha khoa Đại Nam

    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop