Tại sao răng lấy tủy rồi vẫn đau? Cách khắc phục hiệu quả
Lấy tủy răng là kỹ thuật nha khoa nhằm loại bỏ viêm nhiễm và bảo vệ răng. Tuy nhiên vẫn có trường hợp răng lấy tủy rồi vẫn đau. Vậy nguyên nhân từ đâu, cách khắc phục hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm câu trả lời cho các vấn đề trên.
Những dấu hiệu bình thường và bất thường sau khi lấy tủy răng
Tủy răng là mô mềm nhạy cảm nằm bên trong mỗi chân răng, có vai trò cung cấp oxy, chất dinh dưỡng và cảm giác cho răng. Khi tủy bị viêm nhiễm thì việc lấy tủy răng là cần thiết để bảo vệ răng tự nhiên. Đây là chỉ định thường thấy đối với trường hợp sâu răng mức độ nặng hoặc răng bị hư hỏng do chấn thương.
Lấy tủy răng có đau không? Cách điều trị an toàn và hiệu quả
Sau khi chữa tuỷ, bạn cần theo dõi các dấu hiệu trên răng. Có thể chia thành 2 nhóm sau:
Dấu hiệu bình thường
Sau khi chữa tuỷ, các biểu hiện sau đây của răng được xem là bình thường:
- Răng không còn cảm giác đau nhức: Phần tuỷ bị viêm nhiễm đã được loại bỏ hoàn toàn, do đó bạn sẽ không bị đau như trước nữa.
- Cảm giác ê buốt: Sau khi lấy tủy răng bạn có thể cảm thấy hơi ê buốt răng. Và tình trạng này sẽ xuất hiện trong khoảng 1 đến 24 giờ đầu sau khi điều trị.
- Đau nhẹ khi chạm vào răng: Khi chạm vào răng vừa điều trị tuỷ, bạn có cảm giác đau nhẹ.
Dấu hiệu bất thường
Bên cạnh các dấu hiệu bình thường, bạn cần cảnh giác với các biểu hiện bất thường sau khi lấy tuỷ dưới đây:
- Cảm giác đau nhức: Nếu răng lấy tủy rồi vẫn đau, thậm chí đau nhiều hơn thì là dấu hiệu bất thường.
- Nướu bị sưng: Đây có thể là do viêm nha chu không được điều trị triệt để, tạo nên ổ viêm quanh chóp. Ngoài ra, răng vỡ sau khi lấy tuỷ cũng có thể là nguyên nhân gây sưng nướu.
- Sưng nướu nhưng không đau: Tình trạng này có thể là do thức ăn nhét vào gây viêm và sưng nướu. Ngoài ra, viêm nha chu răng đã chữa tủy hoặc viêm quanh chóp mãn tính cũng có thể dẫn đến sưng nướu nhưng không đau, khi ấn vào răng mới có cảm giác đau.
Răng lấy tủy rồi vẫn đau do nguyên nhân nào?
Thông thường sau khi chữa tuỷ, bạn sẽ không còn cảm giác đau nhức nữa. Tuy nhiên vẫn có trường hợp lấy tủy răng lần 1 vẫn còn đau, điều này có thể là do:
- Lấy tủy răng chưa triệt để: Đây là nguyên nhân phổ biến đối với tình trạng này. Nếu tủy răng không được hút sạch sẽ thì phần tuỷ bị viêm còn sót lại bên trong răng. Dẫn đến viêm tủy răng tái phát và cảm giác đau nhức khó chịu.
- Trám bít ống tuỷ không cẩn thận: Thao tác trám ống tủy không sát khít khiến bệnh nhân cảm thấy đau sau khi chữa tuỷ.
- Chuyên môn của Bác sĩ: Bác sĩ điều trị tay nghề kém nên lấy tủy răng không cẩn thận, làm thủng sàn tủy hoặc chóp tủy. Do đó sau khi điều trị bạn vẫn cảm giác đau nhức ở răng.
Nếu răng lấy tủy rồi vẫn đau, bạn cần đến các nha khoa uy tín để được kiểm tra tìm ra nguyên nhân. Từ đó có phương án can thiệp kịp thời, bảo vệ tốt cho răng và tiết kiệm chi phí.
Cách khắc phục khi răng lấy tủy rồi vẫn đau
Sau khi lấy tủy, răng sẽ có cảm giác đau nhức nhẹ trong khoảng 2- 3 ngày. Trong thời gian này, bạn có thể dùng thuốc giảm đau theo đơn để cảm thấy dễ chịu hơn.
Nếu răng lấy tủy rồi vẫn đau và không có dấu hiệu giảm, bạn cần đến nha khoa uy tín để được thăm khám. Sau khi tìm ra nguyên nhân, Bác sĩ sẽ có cách khắc phục hiệu quả và an toàn nhất.
- Nếu do thao tác trám ống tủy chưa sát khít thì Bác sĩ sẽ tháo ra và phục hình lại.
- Nếu do lấy tủy chưa sạch, phần tuỷ bị viêm còn sót bên trong thì Bác sĩ sẽ lấy tủy lần 2 triệt để, sau đó trám bít ống tuỷ.
- Nếu răng bị thủng sàn hoặc chóp tủy thì rất khó để phục hồi, có thể cần phải nhổ bỏ răng. Sau khi nhổ răng, bạn nên trồng Implant để phục hồi thẩm mỹ, ngăn ngừa các biến chứng do mất răng gây ra.
Lấy tủy răng lần 2 có đau không?
Nếu lấy tủy răng lần 1 xong vẫn bị đau do còn sót tuỷ, bạn sẽ được lấy tủy răng lần 2. Vậy lấy tủy răng lần 2 có đau không? Do tủy răng là mô có vai trò nuôi dưỡng, cảm nhận, dẫn truyền cảm giác cho răng nên khi tủy răng được hút sạch, bạn sẽ không cảm thấy đau nhức. Ngược lại nếu tuỷ viêm còn sót bên trong thì cảm giác đau nhức vẫn còn.
Đa số khi lấy tủy răng lần 2 có thể gây một số khó chịu và đau nhẹ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và độ nhạy cảm của mỗi người. Tuy nhiên nhờ kỹ thuật nha khoa hiện đại nên cảm giác đau trong quá trình lấy tủy răng đã được giảm thiểu đi đáng kể.
Trước khi tiến hành lấy tủy răng lần 2, Bác sĩ thường sẽ sử dụng thuốc gây tê cục bộ tại vị trí răng cần điều trị. Do đó trong quá trình lấy tủy bạn sẽ không cảm thấy đau nhức. Để giảm đau và khó chịu sau lấy tủy răng lần 2, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc răng miệng từ Bác sĩ. Đặc biệt là uống thuốc giảm đau theo chỉ định và tránh nhai các thức ăn cứng ở phần răng đã được điều trị.
Làm cách nào để tránh phải lấy tủy răng nhiều lần?
Khi điều trị tủy răng, mọi người đều mong muốn lấy tuỷ nhanh chóng. Tuy nhiên, số lần lấy tủy còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Tình trạng răng miệng của bệnh nhân.
- Vị trí răng cần lấy tủy, nếu là răng hàm thì việc lấy tủy sẽ phức tạp hơn so với răng khác.
- Mức độ viêm của tuỷ răng: Nếu viêm nhiễm nghiêm trọng, Bác sĩ thưởng đặt thuốc khử khuẩn để đảm bảo làm sạch viêm nhiễm. Thời gian chờ để thuốc phát huy tác dụng thường kéo dài 5 -7 ngày.
- Chuyên môn và tay nghề của Bác sĩ thực hiện lấy tủy.
Do đó, cách để tránh phải lấy tủy nhiều lần là bạn phải chọn nha khoa uy tín, có đội ngũ Bác sĩ giỏi cùng công nghệ hỗ trợ hiện đại. Đây là yếu tố quan trọng để quá trình điều trị diễn ra an toàn và hiệu quả từ lần đầu tiên. Nhờ vậy giảm thiểu cảm giác đau cũng như ít tốn thời gian, công sức đi lại.
Cách chăm sóc răng sau khi lấy tuỷ
Sau khi lấy tủy răng, việc chăm sóc răng miệng đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo sự phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách chăm sóc răng sau khi lấy tủy:
Tuân thủ hướng dẫn của Bác sĩ
Sau khi lấy tủy răng, Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc răng miệng. Hãy tuân thủ những chỉ dẫn này và hỏi lại nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào.
Uống thuốc giảm đau
Nếu bạn cảm thấy đau sau quá trình lấy tủy, hãy sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp giảm đau và khó chịu trong giai đoạn phục hồi. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc uống thuốc không đúng liều lượng kê đơn.
Chăm sóc vùng răng đã lấy tủy
Tại vị trí răng vừa lấy tủy cần được chăm sóc đặc biệt. Hãy chắc chắn rằng bạn đánh răng nhẹ nhàng xung quanh vùng đó để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn. Sử dụng bàn chải răng mềm và không chà xát mạnh vào khu vực đã điều trị.
Hạn chế nhai ở răng vừa lấy tủy
Trong khoảng thời gian đầu sau khi lấy tuỷ, bạn cần tránh nhai ở vùng vừa điều trị. Đây là lưu ý quan trọng để tránh gây đau và gây tổn thương thêm. Ngoài ra khi ăn uống, bạn cũng nên lựa chọn thực phẩm mềm, tránh các món ăn cứng hoặc quá nóng.
Tái khám theo lịch hẹn
Đặt lịch hẹn tái khám theo yêu cầu của nha sĩ để kiểm tra sự phục hồi và đảm bảo rằng răng của bạn đang trong tình trạng tốt sau quá trình lấy tủy. Đặc biệt nếu có dấu hiệu lấy tủy răng xong vẫn đau, bạn cần sớm quay lại nha khoa để kiểm tra.
Với bài viết trên, chúng tôi mong rằng đã giúp bạn có thêm thông tin về tình trạng răng lấy tuỷ rồi vẫn đau. Đây là dấu hiệu bất thường nên bạn cần đến nha khoa để được kiểm tra và xử lý kịp thời, bảo vệ tốt cho răng. Để được tư vấn chi tiết và đặt lịch hẹn, vui lòng liên hệ Hotline 096 4444 999 của Nha khoa Đại Nam!
Bài viết liên quan
-
Hàn răng xong bị buốt | Nguyên nhân do đâu
Những cơn đau nhức này xảy ra khi bị tác động nhiều yếu tố tạo […]
-
RĂNG VẨU LÀ GÌ? CÁCH CHỮA RĂNG VẨU HIỆU QUẢ
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Răng […]
-
Răng hô là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả
Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn thường gặp, gây ảnh hưởng đến […]
-
GIÁ CẠO VÔI RĂNG CẬP NHẬT MỚI NHẤT TẠI TPHCM
Vôi răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, mà còn là nguyên […]
-
Bài tập giảm hô hàm trên hiệu quả, thực hiện tại nhà
Hô hàm trên là một tình trạng sai lệch khớp cắn ảnh hưởng thẩm mỹ […]
-
Vì sao nhiều việt kiều về nước làm răng sứ tại Nha khoa Đại Nam?
Nha khoa Đại Nam là địa chỉ quen thuộc và đáng tin cậy của hàng […]