Răng cối là răng nào? Đặc điểm và vai trò? Phương pháp phục hình răng cối bị mất

Răng cối là răng nào? Đặc điểm và vai trò? Phương pháp phục hình răng cối bị mất

Mất răng hàm trong hay còn gọi là răng cối thường ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng ăn nhai, cũng như ảnh hưởng đến các răng khác. Để khắc phục tình trạng này, nhiều người chọn cách trồng răng cối, tùy vào tình trạng mất răng hàm của mỗi người mà sẽ chọn trồng lại răng cối lớn hay răng cối nhỏ. Ngoài quan tâm đến chất lượng, đa phần khách hàng sẽ quan tâm trồng răng giá bao nhiêu? Nếu mọi người đang thắc mắc câu hỏi này, hãy tham khảo bài viết của Nha Khoa Đại Nam sau đây.

Răng cối là răng gì?

Hàm răng người trưởng thành có tổng cộng 32 cái răng, chia đều cho hai hàm (hàm trên 16 và hàm dưới 16). Các răng được chia thành 4 nhóm chính: Nhóm răng cửa, nhóm răng nanh, nhóm răng tiền hàm và nhóm răng hàm.

– Răng cửa gồm răng số 1, số 2

– Răng nanh là răng số 3

– Răng cối nhỏ (hay còn gọi là răng hàm nhỏ) gồm răng số 4 và răng số 5

– Răng cối lớn (hay còn gọi là răng hàm lớn) gồm răng số 6 và răng số 7

Nhóm răng cối nhỏ và răng cối lớn thường được gọi chung là răng hàm, chúng có chức năng ăn nhai và bảo vệ xương hàm.

Vị trí của răng cối trên hàm răng
Vị trí của răng cối trên hàm răng

Đặc điểm của răng cối nhỏ

Bình thường mỗi người sẽ có 8 răng cối nhỏ, tương ứng ở mỗi cung răng có 2 răng. Các răng cối nhỏ hàm trên và hàm dưới mọc tương đối đồng đều nhau trong độ tuổi khoảng 9 tuổi – 11 tuổi. Răng cối nhỏ sẽ nằm giữa răng nanh & răng cối lớn ở mỗi cung hàm, nhiệm vụ của răng chủ yếu là giúp ăn nhai, nghiền nát thức ăn hiệu quả.

Những đặc điểm nổi bật của răng cối nhỏ hàm trên và hàm dưới:

  • Răng cối nhỏ hàm trên: Về hình dạng thì răng hàm trên tương đối rộng và ngắn hơn so với răng hàm dưới. Thông thường mỗi răng sẽ có 2 rễ, 1 rễ ở phía bên trong và 1 rễ ở phía bên ngoài, điều này giúp răng có độ bám chắc hơn. Ngoài ra, mặt nhai của răng cối nhỏ hàm trên có 2 gờ nhô lên giúp tăng khả năng nghiền nát thức ăn.
  • Răng cối nhỏ hàm dưới: Về hình dạng thì chiếc răng này trông thon dài hơn so với răng cối nhỏ hàm trên. Mặt nhai của răng cũng có 2 gờ nhô lên nhưng thường sẽ nhỏ hơn như răng ở hàm trên. Răng cối nhỏ hàm dưới thường có 1 hoặc 2 rễ, nếu có 2 rễ thì chúng thường khá gần nhau, đảm nhận vai trò nghiền thức ăn nhưng ít chịu lực hơn so với răng ở hàm trên.

Đặc điểm của răng cối lớn

Ở người trưởng thành thông thường sẽ bao gồm 12 răng cối lớn bao gồm 6 răng hàm trên và 6 hàm dưới, tương ứng mỗi bên có 3 răng. Răng cối lớn đầu tiên thường mọc lúc 6 tuổi, chiếc thứ 2 mọc khi chúng ta được khoảng 12 tuổi, còn răng hàm lớn thứ ba (thường được gọi là răng khôn) có thể sẽ mọc theo cơ địa mỗi người và không phải ai cũng có chiếc răng này. Răng cối lớn có mặt nhai rộng và nhiều gờ đảm nhiệm chức năng nhai và nghiền thức ăn.

Những đặc điểm để nhận biết răng cối lớn hàm trên và hàm dưới:

  • Răng cối lớn hàm trên: Mỗi răng cối lớn hàm trên có ba rễ, gồm hai rễ ngoài trái và phải, cùng một rễ bên trong, giúp ổn định và bám chắc vào xương hàm. Bề mặt nhai của răng hàm trên thường rộng và phẳng với nhiều gờ nhô lên, giúp tăng khả năng nghiền nát thức ăn. Về kích thước thì chiếc răng này sẽ lớn hơn so với các loại răng khác trong cung hàm, đặc biệt là răng cối nhỏ. 
  • Răng cối lớn hàm dưới: Mỗi răng cối lớn hàm dưới sẽ có hai rễ để giúp bám chắc vào xương hàm, hỗ trợ quá trình ăn nhai. Bề mặt nhai của chiếc răng này rộng, phẳng và có nhiều gờ làm tăng khả năng nghiền nát thức ăn. Răng cối lớn hàm dưới thường thì nhỏ hơn so với răng hàm trên, nhưng vẫn lớn hơn so với các loại răng khác trong cung hàm.
Răng cối lớn thường được gọi cái tên khác là răng khôn
Răng cối lớn thường được gọi cái tên khác là răng khôn

Bị mất răng cối có cần trồng lại không?

Khi bị mất răng cối, tức là rơi vào trường hợp mất răng số 4,5,6,7,và 8 (răng khôn). Như vậy, ngoài răng số 8 tức là răng khôn ra, các răng cối còn lại bị mất thì mọi người nên nhanh chóng trồng lại, bởi vì đây là các răng thực hiện chức năng ăn nhai và bảo vệ xương hàm.

Bị mất răng cối có cần trồng lại không?
Bị mất răng cối có cần trồng lại không?

Nếu mất và không trồng lại thì khả năng ăn nhai sẽ không còn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đồng thời xương hàm cũng tiêu dần làm gương mặt bị móm. Các răng còn lại cũng bị xiêu vẹo vào vị trí bị mất răng, ảnh hưởng toàn bộ về thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Riêng răng số 8 bị mất thì không cần phải trồng lại.

Phương pháp trồng răng cối bị mất  

Nếu khách hàng bị mất răng cối gây ra nhiều ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, sẽ có 3 phương pháp để phục hình hiệu quả như sau:

Làm răng tháo lắp 

Như tên gọi của nó, phương pháp này thực hiện bằng cách Bác sĩ sẽ đo ni nơi vị trí mất răng của khách hàng, sau đó bộ phận kỹ thuật sẽ dựa vào đó thiết kế răng giả có thể lắp vào tháo ra tùy ý khách hàng. Phương pháp này giúp đảm bảo thẩm mỹ cho người mất răng, tuy nhiên còn nhiều khuyết điểm, ví dụ như tình trạng tiêu xương hàm vẫn diễn ra, các răng khác vẫn bị xô lệch vào vị trí mất răng, đồng thời khả năng ăn nhai cũng không tốt, chỉ ở mức tương đối. Đây là phương pháp ít được lựa chọn và có chi phí thực hiện thấp.

Hàm tháo lắp: Đặc điểm, phân loại và quy trình hoàn thiện

Làm cầu răng sứ 

Đây là phương pháp phục hình răng mất bằng cách mài hai răng cạnh bên vị trí mất răng để làm trụ nâng đỡ dãy cầu sứ gồm các răng sứ được chế tạo liền kề. Cách này chỉ có thể thực hiện được khi 2 chiếc răng hai bên vị trí mất vẫn còn và sử dụng tốt, tiếp theo sẽ có ít nhất hai mão răng gắn vào răng làm trụ ở hai đầu khoảng mất răng và răng giả ở giữa để phục hồi thân răng đã mất.

Làm cầu răng sứ cho răng bị mất
Làm cầu răng sứ cho răng bị mất

Hai chiếc răng này phải chịu lực cho toàn bộ cầu răng nên trong thời gian dài chúng sẽ bị yếu dần đi, khiến cho cầu răng không còn được chắc khỏe như lúc mới phục hình. Phương pháp trồng răng cối này có chi phí phụ thuộc vào giá của loại răng sứ mà bạn chọn, giúp đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ. Tuy nhiên tại vị trí mất răng, xương sẽ tiêu dần, tạo khoảng trống làm thức ăn rơi vào, lâu ngày gây hôi miệng, đồng thời xương tiêu và ảnh hưởng các răng khác.

Cầu răng sứ là gì? Tuổi thọ bao lâu? Giá bao nhiêu?

Trồng răng implant cho răng cối

Đây là giải pháp tối ưu nhất dành cho người bị mất răng muốn trồng răng cối. Theo đó, phương pháp cấy ghép răng Implant là sử dụng trụ Titan cắm vào xương hàm để thay thế chân răng thật. Sau đó, sử dụng răng sứ gắn lên trụ thông qua khớp nối Abutment để hoàn thiện thành một chiếc răng hoàn chỉnh.

Trồng răng Implant giải pháp tối ưu nhất dành cho người bị mất răng răng cối
Trồng răng Implant giải pháp tối ưu nhất dành cho người bị mất răng răng cối

Nó giúp phục hình răng đã mất cố định vĩnh viễn, ăn nhai trọn đời và tuổi thọ lâu hơn răng thật. Chi phí trồng răng cối bằng phương pháp cấy Implant tương đối cao hơn các phương pháp khác, tùy vào hãng Implant bạn chọn và tùy vào tình trạng mất răng. Dù chọn phương pháp nào bạn cũng cần lựa chọn Nha khoa đủ uy tín và chất lượng khi làm răng.

Quy trình trồng răng Implant & Chi phí cấy Implant

Trồng răng cối giá bao nhiêu?

Trồng răng cối giá bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào từng tình trạng mất răng của mỗi người, cũng như phương pháp phục hình mà khách hàng lựa chọn. Dưới đây là giá trồng răng cối tại Hệ thống Nha Khoa Đại Nam mà bạn có thể tham khảo:

TRỒNG RĂNG IMPLANT TỪNG TRỤ
LOẠI TRỤ GIÁ DỰ KIẾN (VNĐ) GIÁ (USD) ĐƠN VỊ
Neo Biotech (Hàn Quốc) 15.000.000 600 1 Implant
Megagen – Active (Hàn Quốc) 18.800.000 800 1 Implant
Kontact (Pháp)
23.500.000 1.000 1 Implant
Nobel Biocare – Active (Mỹ)
35.250.000 1.500 1 Implant
Straumann (Thụy Sĩ)
35.250.000 1.500 1 Implant
Zygoma 1 Trụ
100.000.000 4.250 1 Implant
Lưu ý: Tỷ giá đô trên bảng giá mang tính chất tham khảo. Sẽ được quy đổi theo ngân hàng Vietcombank tại thời điểm quý khách làm dịch vụ

Với hơn 20 năm kinh nghiệm cùng hơn 30 chi nhánh trên cả nước. Nha khoa Đại Nam là địa chỉ Nha khoa được đánh giá uy tín và chất lượng ở mọi dịch vụ. Nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được nhận những ưu đãi tốt nhất qua hotline: 096 4444 999.

Đăng ký tư vấn

Cùng xem bác sĩ – Thạc sĩ Hồ Ngọc Tiên Trung tư vấn về Cấy ghép Implant

Đánh giá bài viết
    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    3 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Diễn viên hài Chí Tài chọn Nha Khoa Đại Nam để làm răng và cho nhiều nhận xét bất ngờ:
    https://www.youtube.com/watch?v=jCwgPz89eSM
    Nghệ Sĩ Ưu Tú Hạnh Thúy dành nhiều lời khen sau khi cấy Implant tại Nha khoa Đại Nam:
    https://www.youtube.com/watch?v=h3AqHBJwnps
    Diễn viên Ngân Quỳnh bất ngờ đến Nha Khoa Đại Nam cấy Implant và phục hình răng sứ:
    https://www.youtube.com/watch?v=RZAKVTvku60
    Hé lộ lý do Việt Kiều về nước làm răng đều chọn Nha Khoa Đại Nam:
    https://www.youtube.com/watch?v=E4cx4i69USI
    Showbiz Việt tin tưởng chọn Nha Khoa Đại Nam kiến tạo nụ cười:
    https://www.youtube.com/watch?v=35sbnKv3voU

    Số điện thoại
    964444999

    Tổng hợp Feedback của khách hàng:
    https://www.facebook.com/pg/dainamdental/photos/?tab=album&album_id=2590781651177345&__tn__=-UC-R

    Số điện thoại
    964444999

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop