Nguyên nhân răng bị ê buốt và cách xử lý hiệu quả
Tình trạng ê buốt răng không chỉ gây nhiều khó khăn khi ăn uống, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và tinh thần của bạn. Bạn có thể cảm thấy đau nhức do dây thần kinh trong răng tiếp xúc với tác nhân gây ra ê buốt. Vậy nguyên nhân ê buốt răng là do đâu? Bài viết dưới đây, Nha Khoa Đại Nam sẽ giải thích rõ lý do vì sao răng bị ê buốt đồng thời hướng dẫn cách xử lý hiệu quả.
Ê buốt răng là tình trạng gì?
Ê buốt răng hay còn gọi là răng nhạy cảm, đó là tình trạng xảy ra khá phổ biến gây nên cảm giác khó chịu hoặc đau buốt, nhất là khi ăn thực phẩm quá cứng, quá nóng hoặc lạnh.Tuy ê buốt chân răng không phải tình trạng quá nghiêm trọng, nhưng trong một vài trường hợp thì đây là biểu hiện của bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu…
Nếu là một chiếc răng khỏe mạnh, men răng cứng chắc bên ngoài sẽ là lớp bảo vệ ngà răng bên trong được mềm hơn và chân răng sẽ được bảo vệ bởi nướu. Nhưng khi men răng bị mòn hoặc nứt mẻ sẽ khiến lớp ngà răng bị lộ ra ngoài.Lớp ngà răng có rất nhiều ống ngà dẫn trực tiếp đến dây thần kinh trong tủy răng. Nên khi tiếp xúc với các yếu tố nóng, lạnh hay chứa axit… sẽ làm các dây thần kinh đó bị kích thích gây đau nhức và ê buốt.
Nguyên nhân ê buốt răng
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng răng bị ê buốt gồm:
Đánh răng không đúng cách
Thói quen đánh răng quá mạnh, sử dụng loại bàn chải có lông cứng, hoặc đánh răng quá nhiều lần trong ngày… là những nguyên nhân gây mòn men răng. Nên khi ăn uống, thực phẩm sẽ tiếp xúc vào tủy răng, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị ê buốt chân răng.
Dùng nước súc miệng nhiều
Khi sử dụng một số loại nước súc miệng có chứa axit, nếu ngà răng đã bị lộ, bạn sẽ cảm thấy ê buốt răng khi súc miệng mỗi ngày. Trong thời gian dài, răng càng trở nên nhạy cảm và lớp ngà răng có nguy cơ bị tổn thương nặng.
Thói quen nghiến răng
Chứng nghiến răng là tình trạng hai hàm răng ghì và siết vào nhau, tạo áp lực lên răng và có thể phát ra âm thanh ken két. Bạn có thể nghiến răng một cách vô thức hoặc nghiến răng khi đang ngủ. Thói quen xấu này sẽ khiến men răng bị bào mòn dần theo thời gian, kéo theo là ê buốt răng.
Ăn thực phẩm có tính axit cao
Một số loại thực phẩm như: đường, thực phẩm giàu protein, soda và các đồ uống có ga… có tính axit cao gây hại đến lớp men răng, dẫn ê buốt chân răng. Nếu bạn không chú ý bảo vệ răng miệng đúng cách, các mảng bám thực phẩm sẽ tích tụ trên răng, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng…
Các bệnh lý răng miệng khác
Ngoài các nguyên nhân như trên, thì tình trạng răng bị ê buốt còn có thể các bệnh lý răng miệng, như:
- Nứt mẻ răng: Vết nứt trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển cùng các mảng bám thức ăn thừa, dẫn đến viêm nhiễm vào tủy răng. Trong trường hợp xấu hơn, bạn có thể bị áp xe chân răng và nhiễm trùng nặng.
- Tụt nướu: Tình trạng tụt nướu thường xảy ra ở những người mắc bệnh viêm nha chu, sẽ gây lộ ngà răng, gây ê buốt chân răng.
- Viêm nướu: Khi mô nướu bị viêm, đau nhức gây ảnh hưởng đến chân răng.
Sau các thủ thuật nha khoa
Sau khi cạo vôi răng, bọc mão răng giả, làm láng chân răng hay thực hiện phục hình răng khác, thì răng sẽ nhạy cảm hơn bình thường. Tuy nhiên, tình trạng ê buốt răng vì những lý do này sẽ biến mất sau khoảng 4 đến 6 tuần. Nếu gặp phải vấn đề này, bạn nên xin tư vấn của các bác sĩ để chăm sóc răng miệng đúng cách.
Có thể bạn quan tâm: Bọc răng sứ có bị ê buốt răng hay không
Hậu quả của ê buốt chân răng
Ê buốt chân răng tùy theo mức độ sẽ ảnh hưởng ít hay nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của bạn. Ngoài việc không thể thoải mái thưởng thức những món ăn mình yêu thích, bạn còn có nguy cơ bị biếng ăn vì đau nhức gây ảnh hưởng.
Đồng thời nếu bị ê buốt chân răng cộng thêm thói quen nghiến răng thì cũng rất có thể bạn sẽ mất giấc ngủ ngon. Từ đó, cơ thể cũng như tinh thần dần bị suy nhược và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát.Ngoài ra, nếu triệu chứng này đi kèm với hơi thở có mùi, nướu bị sưng đỏ hoặc chảy máu do bệnh các bệnh lý răng miệng khác, sẽ gây ra những ảnh hưởng về giao tiếp xã hội.
Cách xử lý răng bị ê buốt nhanh khỏi tại nhà
Nếu tình trạng ê buốt răng không quá nặng hoặc mới xuất hiện, bạn có thể tự xử lý răng ê buốt bằng một số cách đơn giản tại nhà như sau:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Nhiều người có suy nghĩ rằng đánh răng thật mạnh mới có thể giúp loại bỏ sạch những mảng bám trên răng. Thế nhưng hành động đó sẽ khiến men răng dễ bị mài mòn dẫn đến ê buốt chân răng. Hoặc đánh răng sát đường viền nướu có khả năng làm men răng mòn nhanh hơn.
Bạn nên vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày với nước ấm 30-40 độ C, để hạn chế ê buốt răng. Tốt nhất là bạn nên sử dụng bàn chải có lông mềm, chải răng ở góc 45 độ với đường nướu theo chiều dọc nhẹ nhàng, giúp giữ được men răng luôn sạch và khỏe mạnh. Ngoài ra, sau mỗi bữa ăn, bạn có thể dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám thức ăn thừa.
Chế độ ăn uống khoa học
Soda, kẹo ngọt, các thực phẩm có nhiều đường đều tấn công vào men răng, có khả năng gây sâu răng và ê buốt răng. Thay vào đó, bạn nên dùng thực phẩm cung cấp độ ẩm cho miệng, nhiều canxi, chống lại axit và vi khuẩn làm mòn men răng như: Rau quả, phô mai, sữa không đường… sẽ giúp cơ thể bổ sung đầy đủ khoáng chất chống lại quá trình gây ê buốt cho răng.
Nên tránh đồ uống có tính axit cao, đặc biệt là nước ngọt có gas, nước ép chanh… Ngoài ra, không nên ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh khi răng đang nhạy cảm. Nếu không may, bạn vừa ăn thực phẩm có tính axit, đừng vội đánh răng ngay sau khi ăn. Hãy chờ một khoảng 1 giờ hoặc lâu hơn để men răng ổn định và thực hiện chải răng.
Dùng kem đánh răng dành cho răng bị ê buốt
Sử dụng kem đánh răng chống ê buốt răng giúp bịt kín các ống ngà li ti, bảo vệ men răng hiệu quả và làm giảm cảm giác đau nhức truyền đến dây thần kinh, đem lại cảm giác dễ chịu.
Khi bạn chọn kem đánh răng trị ê buốt, cần đọc rõ bảng thành phần ghi trên bao bì, có dược liệu tự nhiên, không chứa những hóa chất gây hại như chất tạo màu, Sodium Lauryl Sulfate, Triclosan,… Ngoài ra, để tránh bị ê buốt răng bạn nên sử dụng loại kem đánh răng có độ mài mòn thấp, kem có chứa fluor để bảo vệ răng và chống lại sâu răng.
Bỏ thói quen nghiến răng
Nghiến răng lâu ngày sẽ khiến men răng bị mòn dần, khiến răng có cảm giác bị ê buốt, đau nhức. Thói quen này thường do căng thẳng, stress gây ra. Bạn nên khắc phục bằng cách gặp bác sĩ chuyên khoa tư vấn tâm lý hoặc các chuyên gia về giấc ngủ và tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân gây nghiến răng. Bạn có thể mang thêm dụng cụ bảo vệ răng hàm để tránh tổn thương cho răng bởi hành động nghiến, siết răng.
Đến Nha khoa Đại Nam nếu ê buốt răng do bệnh lý răng miệng
Tình trạng ê buốt răng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng như: Teo rút nướu theo tự nhiên, nứt răng hay nứt vết trám… tình trạng này thường xảy ra khi trên 40 tuổi. Do đó, hãy đến nha sĩ sớm để được tư vấn và xử lý tình trạng răng bị ê buốt do các bệnh lý răng miệng. Bên cạnh đó, hãy nhớ đến phòng khám nha khoa kiểm tra định kỳ 2 lần/năm để bảo vệ răng miệng một cách toàn diện.
Nha khoa Đại Nam là một trong những địa chỉ nha khoa uy tín tại Việt Nam, điều trị các bệnh lý răng miệng bởi các chuyên gia, bác sĩ hơn 25 kinh nghiệm. Cùng với hệ thống máy móc, công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, đảm bảo đem lại cho khách hàng dịch vụ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.
Tóm lại, chúng ta không nên chủ quan với tình trạng răng bị ê buốt. Để phòng ngừa ê buốt răng cần phải chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách, khám răng định kỳ để phát hiện sớm các tình trạng bất thường và có biện pháp kịp thời, tránh trường hợp diễn biến nặng hơn.
Liên hệ ngay đến Hotline 096 4444 999 nếu bạn có nhu cầu thăm khám và điều trị trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ 25 kinh nghiệm tại Nha Khoa Đại Nam.
Bài viết liên quan
-
Cằm lẹm là gì? Cằm lẹm niềng răng được không?
Về thẩm mỹ hay nhân tướng học, cằm lẹm không được đánh giá cao. Chính […]
-
Hàn răng xong bị buốt | Nguyên nhân do đâu
Những cơn đau nhức này xảy ra khi bị tác động nhiều yếu tố tạo […]
-
Vì sao nhiều Việt Kiều về nước trồng răng Implant tại Nha khoa Đại Nam?
Nhiều Kiều bào ở hải ngoại có nhu cầu trồng lại răng, nhưng thủ tục […]
-
RĂNG VẨU LÀ GÌ? CÁCH CHỮA RĂNG VẨU HIỆU QUẢ
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Răng […]
-
Răng hô là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả
Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn thường gặp, gây ảnh hưởng đến […]
-
GIÁ CẠO VÔI RĂNG CẬP NHẬT MỚI NHẤT TẠI TPHCM
Vôi răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, mà còn là nguyên […]