Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không? Bao lâu thì lành?

Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không? Bao lâu thì lành?

Răng số 7 đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình ăn nhai của mỗi người. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng ràng liệu nhổ răng số 7 có nguy hiểm không? Bao lâu thì trồng lại được?… Để giúp bạn giải đáp các câu hỏi một cách cụ thể, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Đại Nam.

Răng số 7 là răng nào?

Mỗi hàm răng trưởng thành sẽ được đánh số từ 1 đến 8, bắt đầu từ răng cửa và đi vào trong, việc đánh số này được áp dụng tương tự cho cả hàm trên và hàm dưới. Do đó, răng số 7 là chiếc răng ở vị trí thứ 7, với tổng cộng bốn chiếc, bao gồm hai chiếc ở hàm trên và hai chiếc ở hàm dưới đối xứng nhau.

Theo các tài liệu nha khoa, răng số 7 ở người trưởng thành có kích thước lớn, thường mọc trong độ tuổi dậy thì từ khoảng 12 đến 13 tuổi. Vai trò của chiếc răng này là giúp duy trì sự cân đối của khung hàm, hỗ trợ quá trình nhai, nghiền thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.

Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?

Các chuyên gia nhận định rằng việc nhổ răng số 7 thường là an toàn và ít gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác mức độ nhổ răng số 7 có nguy hiểm không, cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Chuyên môn của bác sĩ: Răng số 7 là răng hàm, có nhiều chân răng cắm sâu vào xương, đồng thời có nhiều dây thần kinh. Điều này đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, để tránh gây tổn thương và viêm nhiễm cho các khu vực xung quanh khi nhổ răng.
  • Dụng cụ y tế: Các dụng cụ nhổ răng số 7 cần phải được vệ sinh sạch sẽ, vô trùng trước khi sử dụng. Dụng cụ không sạch có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
  • Mức độ tổn thương: Các trường hợp sâu răng số 7 thường dễ nhổ hơn, không quá phức tạp so với các trường hợp nhổ răng số 7 do các bệnh lý khác như viêm tủy, tiêu xương hàm…
  • Sức khỏe của người bệnh: Các bệnh lý như tim mạch, suy thận, suy giảm miễn dịch, hoặc tiền sử tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ biến chứng trong quá trình nhổ răng.
  • Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu, có thể làm gián đoạn quá trình nhổ răng, vì chúng làm tăng nguy cơ chảy máu.
Việc nhổ răng số 7 thường là an toàn và ít gây biến chứng nguy hiểm
Việc nhổ răng số 7 thường là an toàn và ít gây biến chứng nguy hiểm

Nhổ răng số 7 có bị hóp má không?

Nhổ răng số 7 có bị hóp má không thì theo các Bác sĩ Nha khoa Đại Nam, việc nhổ răng số 7 có thể gây ra tình trạng hóp má, vì khi loại bỏ răng này, có thể ảnh hưởng đến hàm và khuôn mặt. Nhổ răng số 7 bị hóp má thường xảy ra do tiêu biến xương hàm, dịch chuyển răng lân cận và ảnh hưởng đến kết cấu xương. Tuy nhiên, nếu phục hình răng kịp thời thì tác động này có thể được giảm thiểu. Theo các khảo sát lâm sàng tình trạng hóp má sau khi nhổ răng số 7 và cho thấy rằng tình trạng này khá hiếm, chỉ xảy ra ở khoảng 1-4% các trường hợp.

Ngoài sự thay đổi này, việc nhổ răng số 7 còn có thể dẫn đến một số ảnh hưởng khác như:

  • Suy giảm chức năng nhai: Răng số 7 đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn, vì vậy việc mất răng này có thể làm giảm khả năng nhai của hàm.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng: Sau khi nhổ răng số 7, khoảng trống để lại sẽ dễ tích tụ mảng bám và thức ăn thừa, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, từ đó gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
  • Xô lệch răng và sai lệch khớp cắn: Mất răng số 7 cũng đồng nghĩa với việc các răng khác sẽ mất điểm tựa, dẫn đến tình trạng xô lệch răng, về lâu dài có thể gây sai lệch khớp cắn.
Nhổ răng số 7 có thể gây ra tình trạng hóp má
Nhổ răng số 7 có thể gây ra tình trạng hóp má

Nhổ răng số 7 hàm trên bị sâu có đau không?

Mặc dù việc nhổ răng có thể gây đau nhức và chảy máu, nhưng đây là những phản ứng tự nhiên của cơ thể và khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng, vì bác sĩ sẽ thực hiện gây tê, để bạn không cảm thấy đau khi thực hiện nhổ răng số 7. Sau khi răng được nhổ bỏ, nướu sẽ được khâu lại để đóng kín vết thương. Sau khi hết thuốc tê hết, bạn có thể cảm thấy đau nhẹ ở vị trí nhổ răng, nhưng cơn đau này thường sẽ thuyên giảm trong vòng 2 đến 3 ngày.

Răng hàm số 7 nằm ở cuối hàm, nơi tập trung nhiều dây thần kinh và mạch máu, đặc biệt là ở hàm trên. Chính vì vậy, nhiều người lo lắng về vấn đề an toàn khi nhổ răng số 7 hàm trên bị sâu. Để đảm bảo nhổ răng an toàn và tránh sai sót, bạn nên lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ tay nghề cao và trang thiết bị tiên tiến, giúp bạn cảm thấy an tâm hơn trong suốt quá trình điều trị.

Nhổ răng có thể gây đau nhức và chảy máu nhưng đây là phản ứng tự nhiên
Nhổ răng có thể gây đau nhức và chảy máu nhưng đây là phản ứng tự nhiên

Nhổ răng số 7 có cần trồng lại không?

Sau khi nhổ răng số 7 có cần trồng lại không, câu trả lời là việc trồng lại răng là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số lý do quan trọng để trồng lại răng số 7:

Đảm bảo chức năng ăn nhai

Răng số 7 là răng hàm chính cùng với răng số 6, giúp nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Việc trồng lại răng số 7 sẽ giúp duy trì chức năng ăn nhai, mang lại sự thuận lợi trong việc tiêu hóa thức ăn.

Duy trì thẩm mỹ 

Việc trồng lại răng số 7 giúp ngăn ngừa tình trạng hóp má, giữ cho khuôn mặt luôn cân đối và thẩm mỹ. Nếu không trồng lại răng, mất răng có thể khiến má hóp lại và xuất hiện nếp nhăn quanh miệng, làm gương mặt trông già hơn so với tuổi thật.

Ngăn ngừa bệnh lý răng miệng

Sau khi mất răng, các khe hở giữa các răng sẽ dễ dàng chứa thức ăn và mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như sâu răng, viêm lợi hoặc viêm nha chu.

Ngăn ngừa tiêu xương hàm

Khi mất răng số 7, xương hàm tại vị trí đó không còn nhận được lực kích thích từ quá trình nhai, khiến quá trình tiêu xương diễn ra nhanh chóng. Đồng thời, các răng kế cận có thể di chuyển đến vị trí răng đã mất, làm tăng tốc độ tiêu xương hàm.

Nên trồng răng số 7 sớm nhất có thể để tránh biến chứng nguy hiểm
Nên trồng răng số 7 sớm nhất có thể để tránh biến chứng nguy hiểm

Tham khảo thêm: Có nên nhổ răng số 8 không? Những điều cần lưu ý

Nhổ răng số 7 bao lâu thì trồng lại được?

Mất răng số 7 không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, mà còn để lại khoảng trống trên cung hàm, gây tác động tiêu cực đến các răng lân cận và cấu trúc khuôn hàm. Do đó, theo các bác sĩ nha khoa, bạn nên trồng lại răng số 7 càng sớm càng tốt. Vậy nhổ răng số 7 bao lâu thì trồng lại được? Thực tế, thời điểm thích hợp để trồng lại răng số 7 sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn cần đến nha khoa để thăm khám, sau đó bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể và đưa ra lời khuyên phù hợp để trồng lại răng số 7.

Tuy nhiên, thời gian thích hợp để trồng lại răng số 7 phụ thuộc vào việc xương hàm đã lành và ổn định. Nếu bạn trồng răng quá sớm khi xương hàm chưa ổn định, có thể gặp phải các vấn đề như răng lỏng lẻo, đau nhức, và khó chịu. Ngược lại, nếu trồng răng quá muộn khi xương hàm đã bị tiêu biến, quá trình trồng răng sẽ gặp khó khăn và có thể cần các biện pháp can thiệp phức tạp hơn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện trồng răng ngay sau khi nhổ. Hiện nay, có nhiều phương pháp phục hình răng mất, bao gồm trồng răng tháo lắp, cầu sứ hoặc trồng răng implant. Mỗi phương pháp sẽ yêu cầu thời gian lành thương khác nhau trước khi tiến hành trồng răng. Trong đó, trồng răng implant được xem là giải pháp tối ưu nhất hiện nay trong nha khoa, mang lại hiệu quả lâu dài và sự ổn định cao.

Thời gian thích hợp để trồng lại răng số 7 phụ thuộc vào việc xương hàm đã lành và ổn định
Thời gian thích hợp để trồng lại răng số 7 phụ thuộc vào việc xương hàm đã lành và ổn định

Nhổ răng số 7 chảy máu bao lâu?

Sau khi nhổ răng số 7, chảy máu là hiện tượng bình thường và thường xảy ra trong vài giờ đầu tiên. Tuy nhiên, lượng máu sẽ giảm dần và ngừng hẳn sau 1-2 giờ, nếu bạn thực hiện các biện pháp cầm máu đúng cách. Trong trường hợp máu tiếp tục chảy và kéo dài hơn 24 giờ, hoặc bạn cảm thấy chảy máu nhiều, thì có thể xảy ra vấn đề bất thường. Bạn nên đến ngay nha khoa gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.

Thông thường lượng máu sẽ giảm dần và ngừng hẳn sau 1-2 giờ
Thông thường lượng máu sẽ giảm dần và ngừng hẳn sau 1-2 giờ

Nhổ răng số 7 bao lâu thì lành?

Thời gian lành thương sau khi nhổ răng số 7 phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là các giai đoạn lành thương thường gặp sau khi nhổ răng số 7:

  • Giai đoạn từ 1-3 ngày: Trong giai đoạn này, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau và sưng nhẹ. Vết thương bắt đầu hình thành cục máu đông để bảo vệ lỗ răng, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Giai đoạn từ 4-7 ngày: Vết thương sẽ bắt đầu khép miệng dần dần. Các mô mềm xung quanh khu vực nhổ răng sẽ dần lành lại. Bạn sẽ cảm thấy giảm đau và sưng trong giai đoạn này.
  • Giai đoạn từ 1-2 tuần: Sau khoảng 7-14 ngày, vết thương sẽ tiếp tục lành lại. Các mô mới sẽ dần phát triển và che phủ hoàn toàn lỗ răng, đây là giai đoạn vết thương lành cơ bản.
  • Giai đoạn từ 1-2 tháng: Trong khoảng thời gian từ 1-2 tháng, xương hàm dưới lỗ răng sẽ bắt đầu tái tạo. Quá trình lành lặn hoàn toàn của xương và mô mềm có thể kéo dài đến 2 tháng, tùy thuộc vào cơ địa và chế độ chăm sóc của mỗi người.

Với những người có cơ địa yếu hoặc chăm sóc không đúng cách, thời gian lành thương có thể kéo dài hơn so với mức trung bình. Tuy nhiên, nếu tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ và chăm sóc hợp lý, quá trình lành thương sẽ diễn ra nhanh chóng và ít có biến chứng xảy ra.

Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ và chăm sóc răng miệng hợp lý
Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ và chăm sóc răng miệng hợp lý

Răng số 7 chỉ mọc một lần duy nhất ở mỗi người, vì vậy việc chăm sóc răng miệng đúng cách là rất quan trọng để duy trì sức khỏe cho chiếc răng này. Tuy nhiên, trong trường hợp cần phải nhổ răng số 7, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín để bác sĩ có nhiều kinh nghiệm thực hiện, sẽ đảm bảo an toàn và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Liên hệ hotline 096 4444 999 của Nha Khoa Đại Nam, để được tư vấn và thăm khám răng miệng hoàn toàn miễn phí!

Đăng ký tư vấn

    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop