Bị nhiệt miệng nên ăn và kiêng ăn gì? 10 thực phẩm nên bổ sung

Bị nhiệt miệng nên ăn và kiêng ăn gì? 10 thực phẩm nên bổ sung

Nhiệt miệng là tình trạng khá phổ biến với nhiều người và thường gây đau đớn, khó chịu khi tiếp xúc với thức ăn hoặc giao tiếp hằng ngày. Vậy bị nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh khỏi và tránh cảm giác đau rát? Cùng Nha khoa Đại Nam tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Nhiệt miệng là như thế nào?

Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện vết loét nhỏ ở mô mềm bên trong má, môi hoặc niêm mạc miệng. Đây là một vấn đề phổ biến và có thể gặp ở mọi độ tuổi. Nhìn từ bên ngoài, nhiệt miệng thường bắt đầu bằng những đốm trắng nhỏ nổi lên ở các vùng như lợi, mặt trong má hoặc lưỡi. Các vết trắng này có thể lan rộng, tạo thành ổ loét nông với kích thước từ 1–2 mm, thậm chí lớn hơn nếu không được chăm sóc đúng cách.

Thông thường, vết loét nhiệt miệng sẽ giảm viêm, sưng và lành sau khoảng 5–7 ngày. Khi đó, cảm giác đau rát cũng biến mất và niêm mạc miệng dần hồi phục. Tuy nhiên, một số trường hợp kéo dài hơn hoặc xuất hiện nhiều vết loét cùng lúc, gây đau nhức nghiêm trọng. Lúc này,  bạn nên được can thiệp điều trị để giảm đau và thúc đẩy phục hồi.

Nhiet mieng nen an gi de giam nhung cam giac dau rat
Nhiệt miệng nên ăn gì để giảm những cảm giác đau rát

Khi bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Để những vết nhiệt miệng hạn chế gây đau nhức mau lành thì chế độ ăn uống rất quan trọng. Nhiều người thắc mắc nhiệt miệng ăn gì để thuyên giảm các cơn đau và khó chịu. Dưới đây là những thực phẩm nên bổ sung khi bị nhiệt miệng.

Đồ ăn mềm, dễ nuốt

Khi bị nhiệt miệng, bạn sẽ cảm thấy rất đau rát khi tiếp xúc thức ăn tại vị trí bị nhiệt. Do đó, nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm cũng như các món ăn mềm, dễ nuốt, không cần tác động lực nhiều để tránh bị đau rát. Vào những ngày này, nhiều người thường rơi vào cảm giác chán ăn vì sợ cảm giác đau. Điều này dẫn đến cơ thể bị thiếu chất, gây mệt mỏi, thiếu năng lượng. Những món ăn nên đưa vào thực đơn là cháo, súp để bồi bổ cho người bệnh.

Khi bi nhiet mieng nen an thuc pham mem de nuot
Khi bị nhiệt miệng nên ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt

Bổ sung rau xanh và trái cây

Khi bị nhiệt miệng, cơ thể cần được tăng cường dinh dưỡng để hỗ trợ làm lành vết loét nhanh chóng. Một trong những nhóm thực phẩm quan trọng nhất chính là rau xanh và trái cây chín mềm. Đây là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, vitamin A, C, E và các khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, thúc đẩy quá trình tái tạo mô và làm lành vết thương.

Nếu bạn đang băn khoăn nhiệt miệng nên ăn gì, thì hãy ưu tiên các trái cây chín như: chuối, đu đủ, dưa hấu, thanh long,…Đồng thời tăng cường rau xanh luộc, hấp mềm để dễ nhai nuốt và hạn chế ma sát lên vết loét.

Ăn sữa chua khi bị nhiệt miệng

Sữa chua là một loại thực phẩm có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, không trực tiếp giúp vết loét nhanh lành, nhưng lại mang lại cảm giác mát lạnh, dễ chịu khi ăn. Ngoài ra trong sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hấp thụ các dưỡng chất từ thức ăn góp phần chữa lành các tổn thương.

Ăn các loại đậu 

Các loại đậu có tính mát, giải độc, thanh lọc cơ thể rất tốt. Nên bổ sung những món ăn chứa các loại đậu để góp phần hỗ trợ quá trình điều trị giúp các vết loét nhanh lành hơn, bệnh lý nhiệt miệng cũng vì thế mà thuyên giảm. Do đó, trong danh sách nhiệt miệng nên ăn gì nên bổ sung loại thực phẩm này.

Ăn các loại thịt cá

Trong thời gian bị nhiệt miệng, việc bổ sung protein là điều không thể thiếu. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng, protein giúp cho quá trình lành vết thương trong khoang miệng diễn ra nhanh hơn. 

Nên ưu tiên lựa chọn nguồn protein từ các loại cá, thịt vịt vì chúng có tính mát, có lợi cho sức khỏe. Những món ăn có thể chế biến từ chúng ví dụ như cáo, súp, các loại canh hầm,… vừa dễ ăn vừa bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Thuc pham giau protein giup bo sung chat dinh duong
Thực phẩm giàu protein giúp bổ sung chất dinh dưỡng

Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt

Sắt tham gia vào quá trình tái tạo hệ miễn dịch và tăng đề kháng cho cơ thể. Sắt cũng là yếu tố quan trọng tạo ra lượng máu cho mỗi người. Đây cũng là câu trả lời cho vấn đề nhiệt miệng nên ăn gì được nhiều người thắc mắc.

Các thực phẩm giàu chất sắt nên bổ sung khi bị nhiệt miệng là trứng, sữa, súp lơ xanh,… nhóm thực phẩm này có khả năng hỗ trợ làm lành các vết thương nhanh chóng.

Uống nước trà xanh

Lá trà xanh được đánh giá là loại thảo dược có tính mát, giúp thanh lọc và giải độc cơ thể rất tốt. Bên cạnh đó, trà xanh còn chứa các hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn, giúp quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hơn.

Khi bị nhiệt miệng, uống trà xanh mỗi ngày sẽ giúp giảm các cơn đau rát, đồng thời vết loét cũng sẽ nhanh lành hơn.

Nen uong tra xanh de thanh loc va thuc day qua trinh lanh thuong
Nên uống trà xanh để thanh lọc và thúc đẩy quá trình lành thương

Uống nước rau má

Nhiều chuyên gia sức khỏe đánh giá rằng rau má là một loại thảo dược có khả năng thải độc rất tốt. Ngoài ra còn có chức năng làm dịu các vết thương, giúp giảm đau, kháng viêm cực kỳ hiệu quả. 

Trong nước rau má có chứa hoạt chất Triterpenoids giúp làm lành vết thương. Do đó chỉ cần uống nước rau má vài ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Nuoc rau ma thanh loc co the rat tot
Nước rau má thanh lọc cơ thể rất tốt

Ăn canh rau ngót

Rau ngót là một trong những loại rau có tính mát, thanh nhiệt và rất tốt cho cơ thể. Trong thời gian bị nhiệt miệng, nếu ăn các món được chế biến từ rau ngót, vết loét sẽ nhanh chóng lành hơn. Nên kết hợp rau ngót với các thực phẩm khác chứa nhiều protein để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Khi bị nhiệt miệng không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung trong giai đoạn bị bệnh nhiệt miệng thì có những thực phẩm bạn cần tránh trong những ngày này. Để quá trình điều trị nhiệt miệng diễn ra nhanh chóng và hạn chế đau rát thì bạn nên kiêng những thực phẩm sau đây:

Đồ ăn cay nóng 

Vết loét sẽ rất dễ bị đau rát nếu tiếp xúc với đồ ăn cay nóng trong giai đoạn này. Thậm chí những vết loét đó còn trở nên nghiêm trọng hơn, lây lan và làm xuất hiện thêm những vết loét mới. Đây là nguyên nhân khiến tình trạng đau rát kéo dài hơn. Vì vậy, người bị nhiệt miệng chỉ nên ăn đồ ăn đã nguội hoặc không quá nóng, hạn chế đồ cay như ớt, hạt tiêu.

Han che an do cay nong khi bi nhiet mieng
Hạn chế ăn đồ cay nóng khi bị nhiệt miệng

Các món chiên nướng nhiều dầu 

Các món nhiều dầu mỡ như chiên, nướng sẽ khiến cơ thể bị nóng, điều này  không tốt cho người bị nhiệt miệng. Ngoài ra, đồ ăn chiên nướng đa phần sẽ cứng, khi ăn có thể cọ xát vào vết loét, khiến vết loét lâu lành và đau nhức nhiều hơn. Vì vậy, bạn nên loại bỏ các món chiên nướng khỏi thực đơn trong thời gian này để vết loét không trở nên nghiêm trọng hơn.

Đồ ăn mặn

Khi bị nhiệt miệng, bạn nên tránh đồ ăn mặn, vì lượng muối trong thức ăn sẽ gây đau rát và khiến vết loét lâu lành. Chỉ nên duy trì chế độ ăn có lượng muối vừa đủ để không ảnh hưởng đến vết loét mà vẫn đảm bảo cơ thể không thiếu hụt i-ốt.

Đồ ăn chua

Đồ ăn chua thường chứa các loại axit khác nhau, khiến vết loét lâu lành và tăng cảm giác đau rát. Đây cũng là “thủ phạm” làm môi trường khoang miệng mất cân bằng pH, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Một số món ăn chua cần tránh bao gồm: dưa chua, kim chi, xoài xanh…

Đồ ăn chứa nhiều đường

Thực phẩm nhiều đường tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển và tấn công khoang miệng. Điều đó đồng nghĩa với việc các vết loét sẽ bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, lâu lành hơn. 

Do đó, người bị nhiệt miệng nên hạn chế các thức ăn ngọt trong thời gian này để vết loét mau chóng lành và không bị viêm nhiễm.

Thuc pham nhieu duong tao moi truong thuan loi de vi khuan phat trien
Thực phẩm nhiều đường tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển

Thức uống có cồn

Một trong những thực phẩm cần tránh khi bị nhiệt miệng là bia rượu và các thức uống có cồn. Nồng độ cồn sẽ khiến vết loét lành chậm hơn và có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi uống đồ uống có cồn, vết loét sẽ trở nên xót, đau rát và cực kỳ khó chịu.

Cà phê

Cà phê là thức uống khiến đầu óc tỉnh táo, tuy nhiên lại không tốt cho người bị nhiệt miệng. Trong cà phê chứa thành phần acid salicylic gây kích ứng khi các mô trong khoang miệng trở nên nhạy cảm.

Ca phe chua thanh phan gay kich ung voi khoang mieng khi bi nhiet mieng
Cà phê chứa thành phần gây kích ứng với khoang miệng khi bị nhiệt miệng

Các nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét niêm mạc miệng khá phổ biến, gây cảm giác đau rát và khó chịu khi ăn uống hoặc giao tiếp. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường xuyên tái phát nếu không xác định đúng nguyên nhân để điều trị. Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

  • Chấn thương miệng do cắn nhầm, răng lệch, trám răng, niềng răng hoặc đeo răng giả không phù hợp.
  • Căng thẳng, stress kéo dài khiến cơ thể suy giảm miễn dịch và dễ bị loét niêm mạc.
  • Thiếu hụt vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, vitamin B12, folate và kẽm.
  • Thay đổi nội tiết tố trong các giai đoạn như dậy thì, kinh nguyệt, mang thai.
  • Ăn nhiều thực phẩm cay nóng gây kích ứng mô mềm trong miệng.
  • Dị ứng với thực phẩm, hóa chất trong kem đánh răng, nước súc miệng hoặc kẹo.
  • Hệ miễn dịch yếu do mắc các bệnh lý mạn tính hoặc rối loạn miễn dịch.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus herpes simplex hoặc nấm candida.
  • Yếu tố di truyền khi trong gia đình có người thường xuyên bị nhiệt miệng.
Tang cuong dinh duong de ho tro lam lanh vet loet nhanh chong
Tăng cường dinh dưỡng để hỗ trợ làm lành vết loét nhanh chóng

Nhiệt miệng bao lâu thì khỏi?

Bệnh lý nhiệt miệng tuy gây cảm giác đau rát, khó chịu nhưng lại không phải bệnh nguy hiểm đến sức khỏe. Thông thường nhiệt miệng sẽ khỏi trong vòng 3 – 4 ngày. Tuy nhiên, nếu bị nhiệt miệng ở nhiều vị trí cùng lúc, vết loét lớn, cơ thể thiếu chất hoặc có hệ miễn dịch yếu, thời gian hồi phục có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày, thậm chí lâu hơn.

Thực tế, không có mốc thời gian cố định cho tất cả các trường hợp nhiệt miệng. Thời gian khỏi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và chế độ chăm sóc, điều trị của từng người. Trong trường hợp nhiệt miệng kéo dài không thuyên giảm, bạn cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị.

Thong thuong nhiet mieng se khoi trong vong 3 – 4 ngay
Thông thường nhiệt miệng sẽ khỏi trong vòng 3 – 4 ngày

Trên đây là những thông tin xoay quanh bị nhiệt miệng nên ăn gì và nên tránh những món ăn nào. Nhiệt miệng không phải là một bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên hãy quan tâm đến chế độ ăn uống để các vết thương lành nhanh chóng và hạn chế sự đau rát hết sức có thể. Ngoài ra có thể đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc hỗ trợ việc điều trị nhiệt miệng.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE Nha khoa Đại Nam 0379 889 577 để được giải đáp miễn phí.

Đăng ký tư vấn

    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop