Nguyên nhân gây khô miệng và cách chữa đơn giản ngay tại nhà

Nguyên nhân gây khô miệng và cách chữa đơn giản ngay tại nhà

Khô miệng là tình trạng miệng không sản xuất đủ tuyến nước bọt, dẫn đến tình trạng làm gây khô rát, khó chịu ở vùng môi. Tình trạng khô rát môi do thiếu nước bọt làm gây khó khăn trong việc nhai, nuốt, thậm chí có thể làm nứt môi chảy máu. Vậy nguyên nhân gây khô miệng như thế nào? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây nên tình trạng khô miệng, môi

Những người mắc phải tình trạng khô miệng thường họ sẽ cảm thấy bị khô rát vùng môi gây cản trở trong việc giao tiếp, cười, nói…. Những hiện tượng này thường do tuyến nước bọt không thể tiết ra đủ. Khô miệng có thể xuất phát từ những yếu tố khác nhau như: Bị mất nước, căng thẳng hoặc hồi hộp, dẫn tới tình trạng khô miệng. Tuy nhiên, nếu bạn bị khô miệng kéo dài thì có thể bạn đang mắc phải một trong số nguyên nhân sau đây:

Môi khô do tác động nhiều yếu tố khác nhau
Môi khô do tác động nhiều yếu tố khác nhau
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây nên tình trạng khô miệng như: Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc điều trị huyết áp, điều trị an thần…
  • Sử dụng nhiều chất gây hại: Các chất kích thích như: Rượu bia, thuốc lá, cà phê, thường làm giảm lượng nước bọt sản xuất ra, làm khô miệng. 
  • Phụ nữ mãn kinh: Giai đoạn tiền mãn kinh khiến phụ nữ thay đổi, rối loạn nội tiết tố bất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thần kinh các tuyến nước bọt gây nên tình trạng khô miệng, khát nước…
  • Thiếu nước: Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng vùng môi, miệng bị khô, do chúng ta lười uống nước, dẫn tới cơ thể bị thiếu nước nặng nề làm các bộ phận trong cơ thể cũng ảnh hưởng. Từ đó dẫn tới tình trạng khô miệng.
  • Môi trường không khí: Môi trường không khí lạnh cũng là một tác nhân gây ra tình trạng khô miệng, nứt môi. Bầu không khí quá lạnh có thể làm cho cơ thể dễ bị bong tróc da và thậm chí gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng. Chính vì thế, không khí lạnh cũng có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên.
  • Thiếu hụt Vitamin: Các bộ phận trong cơ thể chúng ta sống, hoạt động hằng ngày là do các Vitamin từ những loại thực phẩm khác nhau được cấp cho cơ thể. Đặc biệt Vitamin C giúp hỗ trợ răng miệng luôn được khỏe mạnh. Nếu cơ thể chúng ta bị hụt mà không đủ chất cũng có thể dẫn tới nhiều tình trạng khác nhau như: Nứt môi, khô miệng, suy nhược cơ thể…
  • Mắc một số bệnh lý: Theo như các báo chí đưa tin những người mắc các bệnh lý nghiêm trọng như: Tiểu đường, AIDS, Parkinson… làm cho cơ thể suy giảm chức năng nặng nề, khiến cho phần sản xuất nước bọt không thể tạo ra đủ nước bọt. Từ đó làm cho môi và miệng của bạn bị khô rát do thiếu nước.
  • Điều trị ung thư: Điều trị xạ trị ung thư, tác dụng phụ của việc hóa trị tác động đến thần kinh tuyến nước bọt dẫn đến hội chứng khô miệng thường xuyên gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh ung thư.

Các triệu chứng khô miệng thường gặp

Để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng và nguyên nhân dẫn tới tình trạng khô miệng. Dưới đây là các dấu hiệu và tác hại.

Biểu hiện bệnh khô miệng bao gồm:

  • Niêm mạc miệng, cổ họng và môi bị khô
  • Lưỡi bị sần sùi do thiếu nước
  • Nước bọt đặc dính, khó tiết thêm
  • Thường xuyên thấy khát nước
  • Ăn uống mất ngon miệng, vị giác bị giảm sút
  • Nuốt thức ăn và nói chuyện khó khăn
  • Đau và khàn họng
  • Miệng có mùi hôi
  • Môi bị bong tróc, chảy máu
8 dấu hiệu cho thấy môi của bạn đang có dấu hiệu bị thiếu nước
8 dấu hiệu cho thấy môi của bạn đang có dấu hiệu bị thiếu nước

Tác hại của bệnh khô miệng, môi gây nên

  • Hôi miệng: Nước bọt có công dụng cuốn trôi các vi khuẩn trong miệng, tuy nhiên nếu miệng giảm chức năng tiết nước bọt sẽ làm vi khuẩn ứ đọng, gây nên tình trạng có mùi hôi khó chịu trong miệng.
  • Teo nức các niêm mạc: Mất nước gây khô ở các vùng niêm mạc miệng môi, nướu gây hiện tượng nứt nẻ, trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương và chảy máu.
  • Gia tăng bệnh lý răng miệng: Nước bọt có công dụng làm sạch các kẽ thức ăn còn sót lại, giảm các bệnh về răng miệng. Nhưng đối với những bệnh nhân thường xuyên bị khô miệng thì nguy cơ bị bám cao răng và mắc các bệnh viêm nướu, sâu răng là rất cao.
  • Làm khô nứt môi: Tình trạng khô miệng có thể dẫn tới làm khô nứt môi, chảy máu gây đau rát và không thể tiếp xúc với thực phẩm như: Nóng, lạnh hoặc những loại trái cây có nhiều Vitamin C…. gây khó chịu đau rát dữ dội.

Mẹo chữa khô miệng, môi tại nhà

Để làm giảm tình trạng khô miệng và bổ sung thêm độ ẩm cho khoang miệng. Dưới đây là 4 cách bạn có thể thực hiện tại nhà:

Kẹo ngậm không đường

Các loại kẹo cứng không đường hoặc nhai kẹo cao su không đường giúp kích thích thần kinh các tuyến nước bọt. Đây là mẹo chữa khô miệng mang lại hiệu quả đáng kể.

Tránh thở bằng miệng

Khi thở bằng miệng, không khí sẽ đi qua miệng làm khô nước bọt có trong miệng. Bệnh nhân hãy thở bằng mũi, tránh việc dùng miệng để thở, giúp giữ cho lượng nước bọt trong miệng luôn sản xuất không bị khô đặc, ngăn ngừa hội chứng khô miệng hiệu quả.

Hạn chế thở bằng miệng rất dễ dẫn tới làm khô miệng
Hạn chế thở bằng miệng rất dễ dẫn tới làm khô miệng

Chữa trị bằng thảo dược

  • Uống nước nha đam: Uống nước nha đam hoặc súc miệng bằng nước nha đam là mẹo chữa khô miệng tại gia hữu hiệu. Bệnh nhân có thể dùng nha đam cắt hạt lựu nấu nước uống hoặc ép lấy nước để súc miệng.
  • Trà gừng: Đây là loại thức uống có khả năng kích thích tuyến nước bọt, bạn có thể uống trà gừng mỗi ngày để chữa khô miệng, đặc biệt bạn nên uống vào ban đêm trước khi ngủ để tránh tình trạng khô miệng
  • Ớt chuông: Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ rằng ớt chuông là thực phẩm có khả năng tăng cường tuyến nước bọt hoạt động. Bạn có thể ăn ớt chuông trong những món salad, xào nấu…
  • Ngoài sử dụng các loại củ quả từ thiên nhiên để giảm hôi miệng, bạn nên sử dụng kem đánh răng có thành phần thảo dược để giảm thiểu, và ngăn ngừa hôi miệng tốt hơn.
Thành phần trong nước nha đam giúp cải thiện khô miệng hiệu quả
Thành phần trong nước nha đam giúp cải thiện khô miệng hiệu quả

Bổ sung các loại nước

Nước lọc là không thể thiếu đối với cơ thể, hãy chia lượng nước nhỏ ra và uống từng ngụm nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể chữa khô miệng bằng nước từ các loại thực phẩm cung cấp dinh dưỡng như: canh, súp, rau củ quả, sinh tố, sữa…và chăm sóc răng miệng đúng cách để hạn chế tình trạng khô miệng.

Duy trì thói quen uống nước mỗi ngày giúp hạn chế bị khô miệng
Duy trì thói quen uống nước mỗi ngày giúp hạn chế bị khô miệng

Kỹ thuật liếm môi thường xuyên

Liếm môi xung quanh vùng miệng, đây cũng là một kỹ thuật rất phổ biến. Lợi ích to lớn của nó mang lại, giúp làm môi chúng ta đỡ bị khô do thiếu nước. Những nhược điểm của kỹ thuật này làm cho môi bị thâm chỉ phù hợp với những người đang bị khô môi, miệng mức độ nhẹ.

Sử dụng các loại kem bôi cho người nứt môi, miệng

Để có thể cải thiện được tình trạng nứt môi, miệng bạn có thể tới các cửa hàng bán thuốc mua những loại thuốc đặc trưng dành cho người bị khô nứt môi ví dụ như: Uriage Stick Levres Hydratant, Clinique Superbalm Lip Treatment, Fixderma Lip Balm…. tất hãng son dưỡng môi này cực kì hiệu quả cho người bị khô, nứt miệng.

Bệnh khô miệng kéo dài không chấm dứt sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và cơ thể. Bạn nên đến bệnh viện, phòng khám, Nha khoa gặp Bác sĩ để thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán, để xác định nguyên nhân gây hôi miệng. Để từ đó có biện pháp chữa bệnh hôi miệng triệt để, nếu áp dụng các mẹo chữa khô miệng trên nhưng vẫn không thấy thuyên giảm.

Khô miệng mức độ nào cần nên đi khám?

Khô miệng có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng nếu tình trạng này kéo dài hoặc gây ra những triệu chứng khó chịu. Bạn nên xem xét việc điều trị nếu cảm thấy miệng luôn khô, ngay cả khi uống nước. Nếu khô miệng gây khó khăn trong việc nhai, nuốt, hoặc làm giảm khả năng giao tiếp hàng ngày, đó là dấu hiệu cần được chú ý. 

  • Tình trạng khô miệng kéo dài
  • Đi tiểu tiện thường xuyên hoặc bị nhiễm trùng
  • Mức độ nặng gây khó khăn trong việc nói, nhai, nuốt
  • Xuất hiện bệnh lý sâu răng
  • Không thể đeo hàm giả

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng nứt nẻ môi hoặc lưỡi, cùng với các vấn đề răng miệng khác, có nghĩa là cho dấu hiệu cảnh báo mà bạn không nên bỏ qua. Khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào như vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia nha khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khô miệng lâu ngày báo hiệu cơ thể của bạn đang mắc phải bệnh lý tiềm ẩn
Khô miệng lâu ngày báo hiệu cơ thể của bạn đang mắc phải bệnh lý tiềm ẩn

Phương pháp ngăn chặn tình trạng khô miệng như thế nào?

Khô rát vùng miệng không chỉ đơn thuần là bệnh lý mà nó còn là một điềm cảnh báo cho cơ thể đang bị mắc phải một số vấn đề nghiêm trọng. Nếu những cách điều trị khô miệng tại nhà, mà chúng tôi vừa nêu mà không giúp làm suy giảm tình trạng này thì. Thì bạn có thể đi thăm khám hoặc thay đổi làm theo một số cách như sau.

Thay đổi thuốc uống mới

Việc thay đổi thuốc mới, sẽ giúp cho bạn biết được loại thuốc nào phù hợp và có thể cải thiện được tình trạng khô miệng. Những cách này chúng tôi không khuyến cáo sử dụng nhiều bởi vì việc thay đổi liên tục có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Uống thuốc giúp cải thiện tình trạng khô miệng
Uống thuốc giúp cải thiện tình trạng khô miệng

Vệ sinh răng miệng, sử dụng thuốc bôi

Ngoài ra vệ sinh răng miệng không chỉ bảo vệ răng miệng tránh khỏi các bệnh lý về răng miệng. Hơn thế nữa vệ sinh sạch sẽ cho răng miệng còn giúp làm giảm tình trạng khô miệng một cách hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi dành cho người khô miệng ví dụ như: Gel GC Dry Mouth, Kamistad xuất xứ từ Ấn Độ, Zytee RB….

Sử dụng các loại thuốc dành cho người khô miệng
Sử dụng các loại thuốc dành cho người khô miệng

Xây dựng chế độ ăn hợp lí, giàu dinh dưỡng

Bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin C,A và D có hàm lượng tự nhiên giúp cải thiện sức khỏe răng miệng và làm giảm tình trạng khô miệng hiệu quả. Đặc biệt các loại thực phẩm như: Trứng, sữa, rau xanh, trái cây….. cực kỳ giàu dinh dưỡng tăng cường bảo vệ cho răng miệng cực kì tốt.

Tập thể dục và chơi thể thao lành mạnh

Tập thể dục và chơi thể thao lành mạnh không chỉ giúp cho cơ thể chúng ta có được một sức khỏe dồi dào và một ở cơ thể cường tráng. Chính vì điều này đã giúp hỗ trợ cho hệ tuần hoàn lưu thông máu luôn ở mức trạng thái tốt mà còn hạn chế bảo vệ sức khỏe tránh được các bệnh lý như: Khô miệng, xương khớp, dẻo dai….

Tập thể dục thể thao giúp bảo vệ sức khỏe
Tập thể dục thể thao giúp bảo vệ sức khỏe

Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ mình bị khô miệng do các loại thuốc hoặc bệnh lý, hãy liên hệ ngay với Bác Sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe ngày và có phương pháp điều trị phù hợp. Để được tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ Hotline 096.4444 999 để đặt lịch hẹn nhanh chóng.

Đăng ký tư vấn

Đánh giá bài viết
    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop