Nâng khớp cắn là gì? Tác dụng như thế nào?

Nâng khớp cắn là gì? Tác dụng như thế nào?

Nâng khớp cắn là kỹ thuật được chỉ định với các trường hợp như khớp cắn sâu, khớp cắn chéo,… Vậy vì sao phải nâng khớp niềng răng? Có các hình thức nào? Đừng bỏ qua bài viết sau đây để tìm hiểu các nội dung trên.

Nâng khớp cắn trong niềng răng là gì?

Nâng khớp cắn là phương pháp hỗ trợ giúp rút ngắn thời gian niềng và tối ưu hiệu quả. Sự có mặt của khí cụ giúp răng dịch chuyển dễ dàng hơn. Kỹ thuật này thường được Bác sĩ chỉ định cho trường hợp khớp cắn không đúng vị trí, chẳng hạn như khớp cắn sâu hoặc khớp cắn chéo.

Nâng khớp cắn là phương pháp hỗ trợ giúp rút ngắn thời gian niềng
Nâng khớp cắn là phương pháp hỗ trợ giúp rút ngắn thời gian niềng

Bằng cách đặt lên bề mặt răng công cụ sẽ giúp hàm trên và hàm dưới được giữ ở khoảng cách an toàn, ngăn răng chạm vào nhau trong quá trình niềng. Nhờ vậy giúp giảm tối đa tác động và áp lực cho hàm dưới, đồng thời bảo vệ cho lớp men răng.

Khi khớp cắn sâu hoặc chéo thì áp lực mà hàm dưới phải chịu là rất lớn. Vì vậy đây là kỹ thuật cần thiết để cải thiện khả năng cắn chính xác giữa hai hàm. Kỹ thuật này còn giúp rút ngắn thời gian niềng nhờ tác động đẩy răng dịch chuyển nhanh hơn.

Các trường hợp cần nâng khớp cắn

Không phải mọi trường hợp niềng răng đều cần phải nâng khớp cắn. Phương pháp này được áp dụng cho các tình trạng sau:

Tình trạng khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu thường do hàm dưới ngắn hơn hàm trên gây ra hiện tượng đùng khớp cắn nghiêm trọng. Hàm trên khi ngậm miệng lại sẽ che phủ gần hết thân răng hàm dưới, gây mất thẩm mỹ cho người đối diện và ăn nhai không chắc chắn. Vì vậy cần phải tiến hành nâng khớp để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và có kết quả như mong muốn.

Khớp cắn sâu cần phải nâng hàm để tiến hành niềng răng
Khớp cắn sâu cần phải nâng hàm để tiến hành niềng răng

Cắn chạm cắn chéo ở một vài răng cần nâng khớp cắn

Cắn chạm cắn chéo được xem là hiện tượng biến dạng của răng miệng, chỉ tình trạng cụm răng không ngay hàng thẳng lối, xô đẩy cao thấp, chìa ra thụt vào trên cung răng. Thông thường răng của cung hàm trên sẽ chạm đến cung hàm dưới, gây khó khăn trong việc nhai thức ăn và trông không được duyên khi cười.

Có thói quen nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ rất có hại cho răng, khi ngủ lực nghiến răng khá mạnh và tạo thành tiếng. Các răng chắc khỏe xô xát nhau lâu ngày dễ dẫn đến trường hợp răng lung lay và rụng sớm. Đặc biệt là khi niềng răng, thói quen nghiến răng có thể khiến răng dịch chuyển không theo ý muốn. Do đó nâng khớp là biện pháp phù hợp để giảm nghiến răng và tăng hiệu quả niềng.

Thói quen nghiến răng khi ngủ có thể làm răng di chuyển
Thói quen nghiến răng khi ngủ có thể làm răng di chuyển

Niềng răng mắc cài mặt lưỡi

Ưu điểm của mắc cài mặt lưỡi trông rất thẩm mỹ, nhưng lại có nhược điểm gây nên tình trạng vướng víu. Nếu răng có khớp cắn sâu thì cần phải nâng khớp để tránh tình trạng hai mắc cài mắc vào nhau. Hai mắc cài cọ xát gây mòn men răng, chảy máu vùng lợi và ảnh hưởng đến quá trình niềng.

Niềng răng mắc cài mặt lưỡi
Niềng răng mắc cài mặt lưỡi

Các phương pháp nâng khớp cắn hiệu quả

Nâng khớp trong niềng răng được thực hiện bằng cách sử dụng máng hoặc cục nâng khớp. Tùy theo tình trạng khớp cắn mà Bác sĩ sẽ tư vấn phương án phù hợp:

Máng nâng khớp cắn

Máng nâng khớp cắn thường được sử dụng trong trường hợp khớp cắn chéo. Máng có tác dụng ngăn không cho hàm trên và hàm dưới chạm vào nhau. Nhờ vậy sẽ hạn chế bung tuột mắc cài và cân chỉnh khớp cắn chuẩn hơn.

Phương pháp sử dụng máng nâng hiệu quả trong việc nâng khớp cắn
Phương pháp sử dụng máng nâng hiệu quả trong việc nâng khớp cắn

Cục nâng khớp cắn

Sử dụng cục nâng khớp cắn thường được chỉ định đối với hàm cắn sâu. Dụng cụ này được gắn trực tiếp vào mặt sau của răng cửa, có tác dụng không cho răng cửa hàm dưới trồi lên cao khi nhai. Cục nâng thường được làm từ nhựa, cao su hoặc kim loại.

Tham khảo thêm: Niềng răng là gì? Thời gian niềng trong bao lâu?

Quá trình nâng khớp cắn được thực hiện như thế nào?

Kế hoạch này sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng và khớp cắn của từng khách hàng. Tương ứng với phương pháp mà các bước thực hiện sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

Quá trình nâng trình nâng khớp cắn được diễn ra tại nha khoa Đại Nam
Quá trình nâng trình nâng khớp cắn được diễn ra tại nha khoa Đại Nam

Nâng khớp bằng máng

Phương pháp này thường dùng để điều trị tình trạng khớp cắn chéo. Khớp cắn chéo xảy ra khi răng ở trên và dưới không đối xứng với nhau, phổ biến trong các trường hợp răng lệch lạc.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bác sĩ đắp vật liệu y khoa lên răng hàm, tạo khoảng cách giữa hai hàm để điều chỉnh khớp cắn về vị trí đúng.
  • Bước 2: Bệnh nhân cắn nhẹ giữa hai hàm trong 4 – 5 giây để lấy dấu răng, đảm bảo không gây khó chịu khi đeo máng.
  • Bước 3: Loại bỏ các phần thừa của vật liệu và sử dụng laser để làm khô máng, cố định máng trên răng.

Nâng khớp bằng cục nâng khớp

Phương pháp này thường dùng cho các tình trạng khớp cắn sâu hoặc khớp cắn hở.

  • Khớp cắn sâu: Khi hàm trên che khuất hoàn toàn hàm dưới, gây khó khăn trong ăn uống và làm mất sự cân đối trên khuôn mặt.
  • Khớp cắn hở: Hàm trên và hàm dưới không chạm vào nhau, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bác sĩ đặt cục nâng khớp vào bề mặt răng bên trong (hoặc mặt trong của răng cửa nếu cần).
  • Bước 2: Dùng keo y khoa để gắn cố định cục nâng khớp, giúp duy trì vị trí chính xác cho quá trình điều chỉnh khớp cắn.

Thời gian nâng khớp cắn bao lâu?

Thời gian nâng khớp sẽ phụ thuộc vào mức độ sai lệch khớp cắn và tình trạng răng của bạn. Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành nâng khớp cắn khi bắt đầu gắn mắc cài niềng răng để tạo điều kiện cho răng dịch chuyển dễ dàng.

  • Tình trạng sai lệch khớp cắn nhẹ: Thời gian điều trị có thể ngắn hơn, thường khoảng 3-6 tháng.
  • Tình trạng sai lệch khớp cắn nặng và phức tạp: Thời gian có thể kéo dài hơn, lên đến một năm hoặc thậm chí lâu hơn nếu cần thiết.

Trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi sự thay đổi của khớp cắn và quyết định khi nào có thể tháo bỏ các miếng nâng hoặc khí cụ nâng khớp khác, thường là khi hai hàm đã đạt được sự cân đối và ổn định.

Nâng khớp cắn bao nhiêu tiền?

Tại Nha khoa Đại Nam thì nâng khớp trám cao răng vị trí 6, 7 là hoàn toàn miễn phí khi chỉnh nha. Nếu tình trạng khách hàng cần sử dụng thêm vật liệu để nâng khớp, sẽ có mức giá tiền khác nhau cho từng trường hợp cụ thể. Trong quá trình tư vấn, bác sĩ sẽ thông báo chi tiết, giúp bạn nắm rõ những chi phí cần thiết.

Nâng khớp cắn có đau không?

Nâng khớp cắn có đau không là lo lắng của nhiều khách hàng khi niềng răng. Nhìn chung thì kỹ thuật này không gây đau, nhưng có thể gây khó chịu trong giai đoạn đầu. Cụ thể là bạn có thể cảm thấy hơi vướng víu và mỏi miệng khi nhai, do miệng cần thời gian để thích nghi với khí cụ nâng khớp. Tuy nhiên, sau một thời gian, khi đã quen dần với cảm giác này, việc ăn uống sẽ trở nên thoải mái và không ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Để quá trình nâng khớp cắn diễn ra nhẹ nhàng, không gây đau đớn và đảm bảo hiệu quả tối ưu, việc lựa chọn nha khoa uy tín là vô cùng quan trọng. Tại đây quy trình nâng khớp được thực hiện bởi bác sĩ giỏi cùng công nghệ hiện đại. Đảm bảo kết quả chỉnh khớp cắn chuẩn xác và tối ưu thời gian niềng răng.

Nâng khớp cắn bằng phương pháp hiện đại không tạo cảm giác đau
Nâng khớp cắn bằng phương pháp hiện đại không tạo cảm giác đau

Những lưu ý khi thực hiện nâng khớp cắn 

Để quá trình nâng khớp trong niềng răng hiệu quả, bạn cần lưu ý:

Chuẩn bị tâm lý

Bạn cần xác định nâng khớp sẽ kéo dài, trong một vài tháng chứ không phải một vài ngày. Đặc biệt trong tuần đầu tiên trong nâng khớp cắn sẽ có những khó chịu trên hàm răng của bạn. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị một tâm lý vững vàng để làm quen với trạng thái tiếp xúc mới của hai hàm. Điều này giúp cho quá trình chỉnh nha thuận lợi hơn.

Ăn thức ăn mềm nhỏ

Trong quá trình nâng khớp, hai hàm của bạn bị tách nhau ra chỉ chạm nhau tại phần có cục nâng khớp. Điều này dẫn đến việc cắn thức ăn không đứt, hoặc gây khó khăn khi ăn nhai, lúc này bạn nên ăn những thức ăn mềm. Sau khi quen với trạng thái tiếp xúc mới của hai hàm, quá trình ăn nhai của bạn diễn ra dễ dàng hơn.

Nên ăn các loại thực phẩm mềm trong quá trình nâng khớp cắn
Nên ăn các loại thực phẩm mềm trong quá trình nâng khớp cắn

Có thể đau răng ở vị trí kênh khớp

Sự đau này sẽ giảm dần, tuy nhiên nếu không đỡ hoặc độ đau tăng lên bạn cần phải báo ngay cho nha sĩ của mình để có những điều chỉnh phù hợp.

Gây mỏi cơ mỏi khớp trong giai đoạn đầu

Trong quá trình nâng khớp hai hàm của bạn đang tách nhau ra, điều này có nghĩa các cơ của bạn đang bị kéo dãn, nên có hiện tượng mỏi cơ hoặc mỏi khớp thái dương hàm. Lúc này bạn có thể sử dụng các biện pháp xoa bóp cơ, chườm ấm hoặc chườm lạnh. Tuy nhiên tình trạng này khiến bạn có khó chịu, hoặc các triệu chứng không đỡ trong một thời gian dài hãy đến bác sĩ để thăm khám.

Nếu bị bong cục nâng khớp

Trong quá trình ăn nhai cục nâng khớp sẽ mòn đi, nếu mòn ít thì ta có thể không cần điều chỉnh. Nếu mòn nhiều gây ra những cạnh sắc khiến bạn khó chịu và có hiện tượng cắn chạm mắc cài. Bạn cần quay bại bác sĩ để tiến hành nâng thêm khớp.

Sử dụng chỉ nha khoa giúp bảo vệ răng miệng một cách hiệu quả
Sử dụng chỉ nha khoa giúp bảo vệ răng miệng một cách hiệu quả

Ngoài những lưu ý trên thì sau khi làm thủ thuật này bạn cần phải vệ sinh răng miệng thật kỹ, nhẹ nhàng, sử dụng chỉ nha khoa và máy tăm nước. Nhằm loại bỏ hoàn toàn mảng bám tránh sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác.

Nha Khoa Đại Nam mong bài viết trên sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn. Nếu có câu hỏi về vấn đề nâng khớp cắn hoặc cần tư vấn dịch vụ về nha khoa khác, vui lòng liên hệ Hotline 096 4444 999 để được chuyên viên tư vấn miễn phí.

Đăng ký tư vấn

    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop