Mọc răng ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ cần nắm rõ

Mọc răng ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ cần nắm rõ

Trong quá trình phát triển và trưởng thành của bé, mọc răng ở giai đoạn sơ sinh khiến cho các bậc cha mẹ rất lo lắng. Bởi vì, trong thời điểm này mọc răng ở trẻ sơ sinh có thể làm cho nướu răng bị ngứa, đau nhẹ, thậm chí có thể bị sốt. Bài viết sau đây sẽ giúp bậc phụ huynh nắm rõ từng dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh, để biết cách xử lý kịp thời.

Khi nào trẻ sơ sinh bắt đầu mọc răng?

Thông thường, quá trình mọc răng ở trẻ sơ sinh nằm khoảng 6 tháng tuổi, giai đoạn này trẻ bắt đầu ốm vặt thường xuyên. Lúc này nhiều bậc cha mẹ có thể bị lo lắng và hoang mang. Nhưng trên thực tế, hầu hết các bé ở độ tuổi này đều mắc phải, triệu chứng này chỉ xảy ra ở thời gian ngắn và không làm ảnh hưởng quá nhiều sức khỏe của trẻ. Vì thế, để đảm bảo mọi thứ được an toàn, phụ huynh nên đưa trẻ tới các trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám.

Trẻ sơ sinh mọc răng sẽ từ 6 - 7 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh mọc răng sẽ từ 6 – 7 tháng tuổi

Những chiếc răng đầu tiên của trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện khoảng từ 4 đến 7 tháng tuổi. Hầu hết, răng cửa hàm dưới sẽ mọc trước và các răng cửa hàm trên sẽ mọc theo sau, những chiếc răng này thường được gọi là răng sữa hoặc răng rụng. Không những thế, mọc răng ở trẻ đúng thời điểm còn được coi là báo hiệu cho bậc phụ huynh biết rằng bé đang có sức khỏe cực kì tốt.

Trẻ bị mủn răng thì phải làm sao?

Những dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh 

Mọc răng sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không còn quá xa lạ đối với bậc phụ huynh, nhưng chúng làm cho các bé không cảm thấy thoải mái trong lúc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, để phòng ngừa tình trạng trên một cách hiệu quả. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết dễ dàng.

  • Trẻ quấy khóc nhiều hơn: Thời điểm mọc răng sẽ gây nên nhiều khó chịu cho cơ thể và đau ở vùng lợi, nên dẫn đến trẻ khóc nhiều hơn bình thường.
  • Nướu sưng đỏ: Là tình trạng rất thường gặp khi mọc răng không chỉ ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Thay vì vừng nướu có màu hồng như bình thường thì khi mầm răng dưới lợi có dấu hiệu trồi lên, làm tác động trực tiếp lên nướu, gây sưng đỏ.
  • Má bỗng dưng đỏ bừng: Một dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh dễ nhận thấy khi mọc răng là bầu má trẻ trở nên đỏ bất thường, bởi sự kích ứng, làm tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Từ đó, làm cho vùng má của trẻ trở nên đỏ ửng.
  • Trẻ trở nên cáu gắt hơn: Trẻ sơ sinh trong giai đoạn này sẽ nhạy cảm hơn, thường muốn được bế hoặc vỗ về. Khoảng 2 phần 3 số trẻ mọc răng có dấu hiệu tăng nhạy cảm.
  • Tăng tiết nước bọt: Đó cũng là một hiện tượng trẻ sơ sinh đang mọc răng, dây thần kinh sinh ba sẽ bị kích thích và tăng tiết nước bọt, khi bé không nuốt kịp thì sẽ chảy dãi quanh miệng hoặc chảy xuống cổ.
  • Trẻ không hợp tác trong việc bú sữa và ăn dặm: Một dấu hiệu khá phổ biến cho việc mọc răng ở trẻ, lúc này phần lợi sẽ sưng đau nên dẫn đến việc trẻ lười biếng trong ăn uống.
  • Trẻ thích ngậm nhai nghiến đồ vật và tay: Bé xuất hiện dấu hiệu hiệu ngậm hoặc cắn liên tục, thì đây có thể là một trong những dấu hiệu mọc răng quan trọng nhất.
  • Nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh sẽ tăng lên: Mọc răng ở bé có thể làm nhiệt độ bên trong cơ thể của trẻ tăng lên, khoảng 30 – 38 độ °C trở lên. Vi thế, ở thời điểm này bố mẹ không nên bỏ qua và phải cần chú ý nhiều hơn về bé hoặc đưa đi thăm khám khi cần thiết.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Khi tần suất đi ngoài của trẻ hơn 7 lần 1 ngày thì có thể bé đang có dấu hiệu mọc răng. Nếu phân của trẻ toàn nước, thì hãy bổ sung nước cho trẻ để tránh mất nước. Nếu tình trạng nghiêm trọng hãy dẫn trẻ sơ sinh đến Bác sĩ.
Hai bên má của trẻ đỏ lên là dấu hiệu chuẩn bị mọc răng sữa
Hai bên má của trẻ đỏ lên là dấu hiệu chuẩn bị mọc răng sữa

Thứ tự mọc răng sữa thông thường của trẻ sơ sinh

Thứ tự mọc răng ở trẻ sơ sinh sẽ thường bắt đầu từ khoảng 6 tháng tuổi, mặc dù mỗi trẻ có thể mọc răng sớm hoặc muộn hơn một chút. Dưới đây là thứ tự mọc răng thông thường của trẻ:

  • Răng cửa dưới: Thường là những chiếc răng mọc đầu tiên của trẻ sơ sinh, mọc vào 4 đến 7 tháng.
  • Răng cửa trên: Có xu hướng mọc vào khoảng 6 đến 8 tháng tuổi.
  • Răng cửa bên trên: Thường mọc vào khoảng 9 đến 11 tháng
  • Răng cửa bên dưới: Mọc vào khoảng 10 đến 12 tháng
  • Răng hàm đầu tiên: Những răng nào mọc vào khoảng 12 đến 16 tháng
  • Răng nanh (giữa răng cửa bên và răng hàm đầu tiên) – Những răng này xuất hiện vào khoảng 16 đến 20 tháng
  • Răng hàm thứ hai – Chúng mọc vào khoảng 20 đến 30 tháng
  • Khi trẻ được khoảng 2 tuổi rưỡi răng sữa sẽ được mọc hết.
Thông thường trẻ sơ sinh sẽ mọc răng cửa hàm dưới trước
Thông thường trẻ sơ sinh sẽ mọc răng cửa hàm dưới trước

Một số cách làm cho trẻ sơ sinh dễ chịu hơn khi có dấu hiệu mọc răng

Khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu mọc răng, để giúp làm giảm tình trạng nướu răng bị kích thích quá mức gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 6 cách đơn giản hiệu quả có thể thực hiện tại nhà, mời các bậc phụ huynh tham khảo qua:

  • Dùng đồ chơi dành cho trẻ nhỏ: Bậc phụ huynh có thể dùng các loại đồ chơi có dạng mềm dẻo đưa cho trẻ ngậm hoặc nhai. Chúng sẽ giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy nướu răng một cách hiệu quả.
  • Massage vùng nướu: Chúng ta có thể dùng một ngón tay, quấn một loại miếng vải mềm mịn sau đó chà nhẹ xung quanh nướu chuẩn bị mọc răng. Điều này sẽ giúp lưu thông máu ở răng và làm giảm tình trạng khó chịu khi mọc răng ở trẻ.
  • Cho trẻ uống nước: Có thể cho con bạn uống nước mát từ cốc sippy nếu bé nhà bạn lớn hơn 6 đến 9 tháng.
  • Cho bé ăn thức ăn lạnh nhẹ: Trong suốt quá trình mọc răng sữa, chúng ta có thể cho bé ăn những loại rau như: xà lách, rau dền, mồng tơi… Khuyến cáo phụ huynh không cho bé ăn những thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng sẽ làm tổn thưởng vị trí răng mọc.
  • Tạo không gian yên tĩnh cho trẻ: Nên cho bé có một không gian thoải mái, yên tĩnh. Điều này sẽ giúp cho tinh thần của bé trở nên thoải mái và ít cáu gắt hơn.
  • Sử dụng thuốc giảm đau (nếu cần thiết): Theo như chuyên gia thì bố mẹ vẫn có thể sử dụng thuốc giảm đau răng cho trẻ. Nhưng tùy mức độ của bé ví dụ như: Đau nhức nhẹ, thay đổi tính cách, ăn uống khó khăn…. Ngược lại nếu bé sơ sinh có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, buồn nôn hoặc nhiệt độ cơ thể tăng cao, thì bố mẹ nên đưa bé đi khám lập tức.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh đúng cách
Vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh đúng cách

Ngoài ra, còn đối với trẻ nhỏ có độ tuổi 6 tuổi trở lên vẫn có thể bị xảy ra các biến chứng như trên. Các bậc phụ huynh không được lơ là hoặc bỏ qua chủ đề này, mà phải hướng dẫn cho bé để giúp làm giảm tình trạng đau nhức do răng mọc ra.

Mẹo giảm đau khi mọc răng cho trẻ

Một số điều cần tránh khi có dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh

Không cho trẻ chơi với đồ chơi sắc nhọn và đồ chơi vật dụng được làm từ chất liệu nhựa độc hại. Tránh làm tổn thương nướu và ảnh hưởng đến trẻ. 

Không cho trẻ ngậm vòng mọc răng đã ngâm chất lỏng ngọt hoặc mật ong cho trẻ ngậm. Điều này có thể gây ra nguy cơ sâu răng, và bác sĩ khuyến cáo trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng mật ong.

Không nên cho trẻ ngâm mật ong
Không nên cho trẻ ngâm mật ong

Nếu mọc răng ở trẻ sơ sinh gây nên tình trạng bất thường như: Sốt cao, tiêu chảy mất nước… không nên tự ý điều trị tại nhà, mà hãy đưa trẻ đến Bác sĩ để thăm khám. Trẻ sơ sinh là đối tượng rất khó chữa trị, nếu tự chữa sai cách dẫn đến tình trạng nghiêm trọng cho trẻ.

Trẻ sơ sinh mọc răng nên bổ sung nên thức ăn gì?

Khi trẻ sơ sinh bắt đầu mọc răng, việc bổ sung các thức ăn phù hợp sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu ở nướu cho trẻ là điều cực kỳ cần thiết. Ngoài ra, bố mẹ của trẻ cũng nên cung cấp, đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển răng miệng. Nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm, cha mẹ có thể cho trẻ ăn các món mềm, dễ nhai và dễ nuốt như:

  • Cháo loãng hoặc cháo dinh dưỡng: Các bậc phụ huynh có thể tự nấu ở nhà và bổ sung các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, khoai tây vào trong lúc nấu. Điều này sẽ giúp cho trẻ nhỏ dễ ăn và cung cấp đầy đủ các Vitamin cho răng miệng.
  • Trái cây nghiền: Các loại trái cây mềm như: Chuối, táo, bơ…. Chúng ta có thể được xay nhuyễn hoặc nghiền mịn, để trẻ dễ dàng ăn mà không cảm thấy bị cạ chỗ vị trí đang đau nhức do răng mọc.
  • Khoai tây, cà rốt hấp: Các loại rau củ như khoai tây, cà rốt có thể được hấp mềm rồi nghiền nhuyễn, cung cấp chất xơ, sẽ giúp cho trẻ tiêu hóa tốt hơn.
  • Rau xanh xay thành nước: Các loại rau như: Rau Bina, cải xanh, có chứa nhiều hàm lượng vitamin A, C và khoáng chất cực kì tốt cho sự phát triển răng miệng của trẻ.
  • Các thức ăn lạnh: Các món ăn lạnh như trái cây đông lạnh hoặc các loại rau củ lạnh có thể giúp giảm đau và ngứa nướu hiệu quả. Khuyến cáo không nên cho trẻ ăn thường xuyên, bởi vì nướu và răng của trẻ đang trong thời kỳ phát triển. Nếu lạm dụng quá nhiều thức ăn lạnh sẽ khiến cho nướu răng trẻ  bị kích thích quá mức, từ đó sẽ dẫn tới tình trạng ê buốt răng hoặc thậm chí có thể làm răng chậm phát triển hơn bình thường.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ nhỏ
Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh khi mọc răng

Vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh là một bước quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa tình trạng sâu răng. Khi trẻ bắt đầu mọc răng, cha mẹ nên sử dụng một khăn mềm, bàn chải răng có lông mềm để nhẹ nhàng lau sạch nướu và răng của trẻ sau mỗi bữa ăn.

Nếu bé đã mọc vài chiếc răng, có thể sử dụng bàn chải đánh răng mềm chuyên dụng cho trẻ, chỉ cần chải nhẹ nhàng theo chuyển động tròn hoặc theo nhiều hướng khác nhau. Bên cạnh đó, bậc phụ huynh cũng nên cho con mình uống nước sạch sau mỗi bữa ăn, điều này sẽ làm sạch thức ăn còn sót lại trong miệng. Ngoài ra, việc giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ, không chỉ giúp làm giảm nguy cơ sâu răng mà còn tạo thói quen chăm sóc răng miệng ngay từ khi còn nhỏ.

Tập thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ
Tập thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ

Qua bài viết trên, rất mong những kiến thức mà Nha Khoa Đại Nam cung cấp sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh có con đang là trẻ sơ sinh. Để khi trẻ sơ sinh có những dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh, thì các bậc cha mẹ sẽ không phải hoang mang. Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề này hoặc những vấn đề liên quan đến sức khỏe và vẻ đẹp răng miệng. Hãy liên hệ Hotline 096 4444 999 để được chuyên viên Đại Nam tư vấn miễn phí.

Đăng ký tư vấn

    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop