Mẹ bầu bị đau răng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Trong suốt quá trình mang thai, các mẹ bầu giống như như một chiến binh, khi phải trải qua rất nhiều thay đổi trong cơ thể cũng như gặp phải các vấn đề như: ốm nghén, mất ngủ, căng thẳng, sạm da, nhức mỏi,… Đau răng cũng là tình trạng tương đối phổ biến xảy ra ở các mẹ khi mang thai. Ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống, sức khỏe của mẹ bầu kéo theo em bé bụng chậm phát triển. Hiểu được nỗi lo lắng của các thai phụ, Nha khoa Đại Nam sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đang bầu bị đau răng thì phải làm sao? Cùng đón xem bài viết sau đây.

Một số nguyên nhân khiến các mẹ bầu bị đau răng

Sự xáo trộn của nội tiết tố nữ trong thời kỳ mang thai

Có thể thấy khi mang thai nội tiết tố của các mẹ bầu thay đổi rất nhanh ảnh hưởng rất nhiều đến răng và tóc. Có thể gây sưng đau, chảy máu nướu, phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này chiếm tới 60% đến 70%. 

Việc thay đổi nội tiết tố góp phần làm cho lượng vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu tăng lên, khiến răng dễ bị tình trạng viêm nướu dẫn đến bị đau răng. Nói cách khác sự thay đổi nội tiết tố giống như tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu phát triển.

mẹ bầu bị đau răng thì phải làm sao

Sự sản sinh nước bọt bị giảm đi

Nước bọt rất quan trọng trong việc giữ ẩm và làm sạch môi trường miệng, nhưng khi mang thai lượng nước bọt tiết ra ít hơn sẽ làm cho khoang miệng bị khô và dính lại. Các chất bẩn trong miệng ít bị rửa trôi, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và tích tụ mảng bám. Dẫn đến nguy cơ sâu răng và viêm nha chu cao.

Hệ thống miễn dịch của thai phụ bị suy yếu

Khi mang thai sức khỏe của các mẹ bầu trở nên rất nhạy cảm, và sự miễn dịch của toàn bộ cơ thể cũng suy yếu hơn làm tăng nguy cơ viêm nha chu khiến mẹ đầu đau răng.

Ốm nghén thai kỳ cũng khiến thai phụ đau răng

Trong 3 tháng đầu mang thai, tình trạng nôn mửa xảy ra hầu hết ở các thai phụ. Ốm nghén có thể khiến bạn đau răng trong quá trình đánh răng, và môi trường trong khoang miệng trở nên nhạy cảm hơn. Khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, đau răng, ê buốt. Ngoài ra việc nôn trớ do ốm nghén khiến bạn bị trào ngược dạ dày.

Cần làm gì khi răng bị lung lay

Sở thích ăn uống bị thay đổi

Có thể thấy một điểm chung ở các mẹ bầu là thèm ăn bất chấp và có xu hướng thèm đồ chua và ngọt. Việc ăn nhiều đồ chua, ngọt, uống nhiều sữa trong thời gian mang thai sẽ làm lượng axit có trong khoang miệng gây ra nguy cơ sâu răng dẫn đến đau răng.

Thai phụ thiếu canxi trong quá trình mang thai

Khi mang thai phải cần phải bổ sung rất nhiều vitamin và chất dinh dưỡng để mẹ và bé được khỏe mạnh. Chính thì thế nhu cầu canxi trong cơ thể mẹ bầu cũng tăng lên để cung cấp năng lượng cho sự phát triển của thai nhi. Nếu như lượng canxi nạp vào không đủ sẽ khiến men răng bị khử khoáng, dẫn đến đau răng.

Độ nhạy cảm của mô nướu tăng lên

Khi mang thai cả răng và niêm mạc miệng đều trở nên quá nhạy cảm, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc nhai không kỹ có thể dẫn đến tổn thương nướu. Ngoài ra còn khiến hệ thống mạch máu bị suy yếu, do đó nướu của phụ nữ mang thai thường bị chảy máu và bị viêm. Là nguyên nhân dẫn đến sâu răng và sự phát triển của sâu răng trong thai kỳ.

Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Việc đánh răng chưa kỹ, và không thường xuyên cũng như bàn chải không phù hợp, cũng là tác nhân khiến các thai phụ bị đau răng.

Đang bầu bị đau răng thì phải làm sao?

Mang thai có thể khiến bạn cẩn trọng hơn về sức khỏe của mình, và khi đối mặt với các vấn đề về răng miệng, trước tiên bạn sẽ muốn thử một số biện pháp tự nhiên. Nha Khoa Đại Nam sẽ liệt kê cho bạn một số cách điều trị đau răng tự nhiên an toàn hiệu quả:

Sử dụng lá đinh hương hoặc tinh dầu đinh hương

Đinh hương và tinh dầu đinh hương là một trong những lựa chọn tốt nhất để điều trị đau răng. Được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ và Trung Quốc trong nhiều thế kỷ để giảm đau răng. Bạn có thể nhai đinh hương hoặc bôi dầu đinh hương vào những chiếc răng bị ảnh hưởng.

sử dụng lá đinh hương giảm đau răng cho bà bầu

Trong đinh hương có chứa eugenol, là một chất gây mê tự nhiên, giúp làm tê giảm đau nhức và giảm đau răng. Eugenol cũng có đặc tính chống viêm tốt làm giảm sưng và kích ứng ở khu vực bị đau răng.

Nha đam tươi giảm đau răng cho bà bầu

Được biết đến là loại cây có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm bởi thành phần cấu tạo chứa trong nha đam có chứa: chất Aloin, Emodin, Anthraquinon có chất kháng sinh. Những chất này có khả năng chống vi khuẩn có hại, virus, có thể giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn, và giảm sưng nướu răng mà bạn có thể gặp phải khi mang thai.

Uống sữa ấm cũng là cách giảm đau răng an toàn

Canxi và Vitamin K, đều được tìm thấy trong sữa, rất cần thiết cho sức khỏe của nướu. Uống sữa ấm vài lần một ngày có thể giúp giảm chảy máu và viêm nướu cho thai phụ. Nhưng nhớ đánh răng hai lần một ngày vì sữa có khả năng làm tăng hình thành mảng bám.

Mới nhổ răng thì nên ăn gì

Nước ép lựu giúp ngăn ngừa mảng bám và vi khuẩn

Có hiệu quả như một biện pháp phòng ngừa, việc uống và tráng miệng nước ép lựu không đường có thể giúp chống lại sự tích tụ mảng bám và nhiễm trùng do vi khuẩn. Giúp các mẹ bầu giảm thiểu được cơn đau răng. 

Sử dụng tỏi giúp chữa trị đau răng cho mẹ bầu

Nhai tỏi hoặc nghiền tỏi và đắp trực tiếp lên vùng gây đau răng có thể làm giảm cảm giác khó chịu một cách đáng kể. Vì trong thành phần của tỏi có chứa allicin như một loại kháng sinh tự nhiên, có công dụng giảm viêm hiệu quả. Tiêu diệt vi khuẩn xung quanh các khu vực bị đau nhức mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào, rất an toàn cho phụ nữ đang mang thai.

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu đau răng uống Panadol được không

Chữa đau răng bằng lá ổi hoặc ngọn ổi non

Súc miệng bằng nước sắc đun sôi với lá ổi, hoặc hoặc nhai trực tiếp một vài ngọn ổi cũng có thể giúp chữa đau răng. Trong thành phần lá ổi có chứa chất tanin có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn rất tốt cho những trường hợp đang bầu bị đau răng.

uống nước lá ổi giúp me mang thai giảm đau răng

Chườm lạnh, chườm ấm có thể giảm đau răng

Chườm lạnh bằng cách nhúng một chiếc khăn sạch vào nước lạnh, sau đó bỏ ít đá vào trong khăn và chườm lên vùng má, hoặc nhúng khăn vào nước ấm rồi đắp lên mặt. Cả hai cách này đều có khả năng giảm đau cho mẹ bầu.

Những điều cần tránh khi đang bầu bị đau răng

Tránh nhổ răng khôn khi đang bầu

Một phương pháp điều trị cần tránh khi đang bầu bị đau răng là nhổ răng, đặc biệt nhổ răng khôn thường gây đau và sưng sau phẫu thuật. Chính vì thế cần phải dùng thuốc giảm đau và kháng sinh trong vài ngày sau khi nhổ hoặc có khi kéo dài cả tuần.

Nhổ răng là một phương án không được khuyến khích khi đang bầu bởi phải dùng thuốc kháng sinh và giảm đau gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tốt nhất không nên nhổ răng khi mang thai trừ khi có nhu cầu cấp thiết.

Tránh các phương pháp điều trị nha khoa cần phải phẫu thuật

Tuyệt đối không thực hiện các phương pháp như trồng Implant và phẫu thuật nướu…cho các trường hợp đang bầu. Vì sẽ phải dùng thuốc, uống thuốc, làm thao tác gây tê trong quá trình phẫu thuật và sau phẫu thuật ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi và mẹ bầu.

Tuy nhiên, trong quá trình mang thai nếu bạn bị sâu răng, viêm nha chu vẫn có thể đến bác sĩ làm sạch và điều trị được.

Các lưu ý khi điều trị nha khoa theo từng giai đoạn mang thai

  • Giai đoạn đầu: Giai đoạn này thai nhi sẽ rơi vào khoảng 15 tuần tuổi, đây là thời điểm nhạy cảm nhất của thai kỳ nên hạn chế điều trị nha khoa.
  • Giai đoạn giữa thai kỳ: Thai từ 16 đến 27 tuần tuổi được xem là giai đoạn ổn định, có thể điều trị nha khoa nhưng phải cân nhắc và theo chỉ định của bác sĩ. Sẽ rất khó để điều trị vào giai đoạn nửa sau của thai kỳ và sau khi sinh con, vì vậy nên chữa trị răng có vấn đề vào thời điểm này.
  • Giai đoạn cuối thai kỳ: Từ thai 28 tuần tuổi đến khi sanh, khoang tử cung lúc này đã căng lên, tim và phổi bị đẩy lên cao, dễ xảy ra hiện tượng khó thở và hồi hộp. Tránh điều trị lâu dài tập trung điều trị ngắn hạn.

Một số cách phòng ngừa đau răng khi đang bầu

Sau đây là một số cách chăm sóc răng miệng để phòng ngừa đau răng mà các mẹ bầu cần lưu ý:

  • Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần một ngày với kem đánh răng có công thức làm giảm đau răng do ê buốt.
  • Sử dụng bàn chải có lông chải mềm mại để tránh đau nướu, hoặc chuyển sang sử dụng bàn chải điện với chế độ nhẹ nhất để làm sạch răng hiệu quả hơn.
  • Súc miệng bằng nước súc miệng có thành phần an toàn và công dụng giảm đau hiệu quả.
  • Khuyến khích dùng chỉ nha khoa một lần trong ngày để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám cứng đầu tránh nguy cơ sâu răng.
vệ sinh răng miệng khi mang thai giúp giảm đau răng
  • Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung một số thực phẩm như: đậu nành, cá hồi, các thức ăn được làm từ sữa, phô mai, trứng, bơ thực vật… ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế tối đa thức ăn ngọt, kẹo, thức ăn nhiều dầu mỡ,… Bổ sung canxi để răng chắc khỏe và cung cấp thêm Vitamin D.
  • Ngoài có chế độ ăn đầy đủ, lành mạnh, sử dụng kem đánh răng và bàn chải phù hợp, bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra răng và làm sạch răng chuyên nghiệp định kỳ. Điều đó cần thiết để bạn có một nụ cười khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai.

Rất mong các thông tin Nha Khoa Đại Nam cung cấp phía trên, sẽ giúp ích được cho các trường hợp đang bầu bị đau răng. Nếu vẫn còn thắc mắc vấn đề này, liên hệ HOLINE 096 4444 999 để được chuyên viên Đại Nam tư vấn miễn phí.

Đăng ký tư vấn

5/5 (1 bình chọn)
    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop