MẤT RĂNG CỬA PHẢI LÀM SAO? MẤT RĂNG CỬA LÂU NĂM PHỤC HÌNH BẰNG CÁCH NÀO?

Mất răng cửa phải làm sao là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm khi không may rơi vào trường hợp này. Có nhiều nguyên nhân gây ra, tùy vào tình trạng khách hàng mà Nha khoa Đại Nam sẽ gợi ý những phương pháp phù hợp nhất.

Tại sao lại bị mất răng cửa?

Mất răng cửa không phải hiếm gặp trong cuộc sống hiện đại. Các răng cửa ở hàm trên và hàm dưới đều là những yếu tố quan trọng để làm đẹp cho “mặt tiền” của chúng ta. 

Mất răng cửa không chỉ mất thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều sự bất tiện
Mất răng cửa không chỉ mất thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều sự bất tiện

Tuy nhiên, vị trí đặc biệt này lại dễ dàng bị tác động và kết cấu của răng cửa cũng khá mỏng manh so với các răng khác. Nguyên nhân thông thường dẫn đến tình trạng tổn thương này có thể bắt đầu từ:

Bị tác động bởi ngoại lực

Gần 70% nguyên nhân của việc mất răng cửa là do các ngoại lực bên ngoài tác động: tai nạn giao thông, té ngã va đập, bị đánh vào vùng mặt hoặc tham gia các bộ môn thể thao nặng: bóng rổ, bóng đá… Lực tác động mạnh và trực tiếp vào vùng hàm trên cơ mặt dễ làm răng cửa bị gãy mất.

Vấn đề từ cấu trúc răng

Răng đã bị sâu và nền răng yếu cũng có thể là nguyên nhân chính gây mất răng cửa. Khi răng bị sâu chạm đến tủy, nha sĩ phải làm sạch vùng viêm nhiễm bằng cách điều trị tủy, lúc này răng được xem là “đã chết”. Không cần một lực tác động mạnh mà chỉ cần tổn thương nhỏ hoặc ăn đồ quá nóng – lạnh cũng dễ khiến răng lung lay hay mất răng hoàn toàn.

Mòn cổ chân răng nên dần bị mất răng

Răng cửa bị mất cũng dễ bắt gặp ở những người gặp phải tình trạng men răng yếu. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc đánh răng sai cách và thích các món ăn có tính acid: nước ngọt, thịt đỏ, phô mai, sữa, trái cây họ cam quýt… sử dụng nhiều mỗi ngày sẽ gây xói mòn cổ chân răng.

Mòn cổ chân răng lâu ngày cũng sẽ gây mất răng cửa
Mòn cổ chân răng lâu ngày cũng sẽ gây mất răng cửa

Mất răng cửa lâu năm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng

Câu hỏi “Mất răng cửa phải làm sao” luôn là thắc mắc của nhiều người gặp phải tình trạng này, chứng tỏ những người vừa bị hay bị mất răng cửa lâu năm đã gặp nhiều sự bất tiện:

Mất tự tin khi cười nói

Tình trạng mất răng cửa có thể dễ dàng nhận ra và cũng không có cách nào che giấu khoảng trống mất răng khi giao tiếp hằng ngày. Việc mất răng cửa gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, khiến người bị mất răng e ngại khi cưới nói, dần ít giao thiệp vì tự ti.

Ăn nhai khó khăn

Ngoài tính thẩm mỹ, ăn nhai là chức năng quan trọng nhất của răng! Mỗi một chiếc răng trên hàm đều giữ một vai trò riêng tạo thành chuỗi hoạt động đồng nhất, giúp quá trình tiêu hóa của dạ dày và ruột dễ dàng hơn.

Mất răng cửa ảnh hưởng đến việc ăn nhai
Mất răng cửa ảnh hưởng đến việc ăn nhai

Răng cửa thường làm nhiệm vụ xé thức ăn thành mảnh nhỏ để nhai dễ dàng. Khi mất răng cửa nhiệm vụ này sẽ bị đè lên nhóm răng khác khiến chúng chịu nhiều áp lực, hư tổn nhanh. Thức ăn chưa xử lý tốt chuyển xuống dạ dày cũng sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa, gây khó tiêu và nhiều bệnh lý khác.

Phát âm không rõ

Khả năng phát âm của mỗi người phụ thuộc khá lớn vào sự tồn tại của răng cửa. Nếu mất 1 răng cửa vấn đề phát âm có thể không quá lớn nhưng nếu bị mất 2 hay 4 răng cửa thì lại khá khó khăn. Âm không tròn rõ, như bị nói đớt, đặc biệt là các âm “x” và “th”.

Xô lệch các răng xung quanh

Mất răng cửa lâu năm khiến các răng xung quanh có xu hướng bị di lệch dần về phía răng đã mất. Lúc này, răng đối diện sẽ bị mọc dài ra vào khoảng trống, tạo thành khuynh hướng nhai một bên. Khớp cắn của răng cũng sẽ bị ảnh hưởng làm khuôn mặt xô lệch, chảy xệ do mất điểm tựa nâng đỡ.

Răng xô lệch khi mất răng lâu năm
Răng xô lệch khi mất răng lâu năm

Tăng nguy cơ các bệnh về nướu

Khi bị mất răng và có một khoảng trống trên hàm, quá trình ăn nhai khiến các mảng bám, cao răng dễ dàng tích tụ, khó làm sạch, gây bệnh về nướu răng.

Tiêu xương hàm khó phục hình

Mất răng cửa lâu năm có thể khiến xương hàm của chúng ta bị thoái hóa, suy giảm chiều cao, thể tích và mật độ xương. Những trường hợp này thường được hiểu là tiêu xương hàm. Nếu xương hàm bị tiêu đi quá nhiều sẽ khá khó khăn cho các phương pháp phục hình, đặc biệt là phương pháp Implant cần phải có mật độ xương đủ dày. Dù bạn gặp phải tình trạng nào trên đây đều sẽ gây ra những khó khăn trong sinh hoạt thường ngày và một giải pháp chuyên khoa để khắc phục là điều cần thiết.

Mất răng cửa phải làm sao? – Bác sĩ chuyên môn giải đáp

Các bác sĩ giàu chuyên môn của Nha khoa Đại Nam sẽ giúp bạn kiểm tra tình trạng răng miệng và tìm giải pháp thích hợp nhất cho từng khách hàng.

Phục hình bằng Implant cho người mất răng cửa lâu năm

Để trả lời cho câu hỏi “Mất răng cửa phải làm sao?” trong trường hợp khách hàng đã nhổ răng cửa hoặc mất chân răng thì phương pháp phục hình bằng Implant là lựa chọn tối ưu nhất. Trồng răng Implant là quá trình bác sĩ sẽ dùng trụ Implant thay thế cho chân răng thật đã mất.

Khi trụ Implant đã liên kết chặt chẽ cùng xương hàm, sẽ tiến hành phục hình răng đã mất trên chân răng qua khớp nối Abutment. Cuối cùng khách hàng sẽ có một chiếc răng mới với cấu tạo và chức năng tương tự như răng tự nhiên.

Cấy ghép Implant phục hình răng cửa bị mất
Cấy ghép Implant phục hình răng cửa bị mất
  • Giải pháp ổn định và lâu bền nhất cho răng đã mất giúp thẩm mỹ khuôn mặt, việc nói cười, ăn uống trở nên dễ dàng hơn.
  • Ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm.
  • Thời gian sử dụng lên đến 20 năm hoặc hơn, lâu bền hơn so với phương pháp trồng răng giả tháo lắp hay cầu răng.
  • Ngoài răng cửa, Implant có thể thay thế tất cả các răng đã mất mà không gây tổn thương răng xung quanh.
  • Không tốn nhiều thời gian chăm sóc như các phương pháp khác vì không phải thay thế hay điều chỉnh thường xuyên.

Khi cấy ghép răng implant tại Nha khoa Đại Nam các khách hàng sẽ được chụp CT 3D ConeBeam để xem xét tình trạng xương hàm. Nếu tình trạng xương hàm không đủ chất lượng sẽ tiến hành cấy ghép xương để đảm bảo an toàn và kết quả sau phục hình.

Làm cầu răng sứ

Cầu răng sứ là một dãy gồm 3 răng: răng đã mất ở giữa và được cố định trên 2 răng thật ở hai bên. 

Mô phỏng phương pháp cầu răng sứ
Mô phỏng phương pháp cầu răng sứ

Nhờ có 2 răng thật chịu lực nên việc ăn nhai của răng đã mất được phục hình bằng phương pháp này khá cao, khoảng 70% răng tự nhiên:

  • Quá trình thực hiện nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm hơn so với việc cấy ghép răng Implant.
  • Khả năng ăn nhai, nói cười đều bình thường do đã được cố định chắc chắn.
  • Không cần can thiệp phẫu thuật và không cần phải thăm khám thường xuyên.

Nha khoa Đại Nam sở hữu phòng Labo riêng với công nghệ tiên tiến nhất từ Châu Âu. Nên răng sứ được phục hình có hình dáng tương tự như răng thật, chất lượng đảm bảo, thời gian nhanh chóng.

Răng giả tháo lắp

Mất răng cửa lâu năm cũng có thể phục hình bằng phương pháp gắn răng giả tháo lắp, bao gồm răng và nền hàm nhân tạo. Cấu trúc này được chế tác tinh xảo để gắn vào nướu răng, lắp đầy vị trí thiếu khuyết trên khung hàm. 

Răng giả tháo lắp cho vùng răng cửa
Răng giả tháo lắp cho vùng răng cửa

Người sử dụng có thể tháo lắp răng giả để tự vệ sinh ngay tại nhà. Dưới đây là những ưu điểm của phương pháp này:

  • Tiết kiệm chi phí nhất trong 3 phương pháp.
  • Có thể dùng từ 5-7 năm nếu chăm sóc thích hợp.
  • Không cần phẫu thuật nhưng phải vệ sinh và bảo trì thường xuyên.
  • Răng giả tháo lắp sẽ phù hợp với các khách hàng thường tham gia thể thao cường độ cao hoặc người muốn có răng đều đẹp nhưng cũng lo lắng sẽ bị mất răng thêm.

Mất răng cửa phải làm sao là trăn trở của nhiều khách hàng khi đến với Nha khoa Đại Nam, đặc biệt là khách hàng trẻ. Với 3 giải pháp trên, mỗi giải pháp đều có những lợi thế riêng. Đó là lý do tại sao bạn nên liên hệ với Nha khoa Đại Nam và đặt lịch thăm khám trực tiếp cùng các bác sĩ. 

Liên hệ Hotline 0964 444 999 để được tư vấn miễn phí!

5/5 (2 bình chọn)
    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop