Máng chống nghiến răng có công dụng gì? Giá bao nhiêu?
Máng chống nghiến răng là khí cụ nha khoa được dùng để điều trị chứng nghiến răng khi ngủ. Sử dụng máng giúp ngăn chặn các ảnh hưởng do nghiến răng gây ra như: mòn răng, gãy răng, tổn thương khớp cắn,…
Máng chống nghiến răng là gì?
Máng chống nghiến răng là dụng cụ được thiết kế nhằm ngăn hàm trên và hàm dưới cọ xát vào nhau. Dụng cụ này được dùng trong khi ngủ, giúp khắc phục tình trạng nghiến răng. Nhờ vậy, cơ hàm được thư giãn và dần loại bỏ thói quen này của răng và cơ hàm.
Đa số các loại máng chống nghiến được thiết kế để dùng cho hàm răng trên. Tuy nhiên hiện nay có một số loại máng có thể dùng cho hàm dưới. Việc sử dụng loại máng này được đánh giá là đơn giản, dễ dàng thao tác và không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Các lợi ích của máng chống nghiến răng
Nghiến răng khi ngủ về lâu dài sẽ khiến men răng bị bào mòn đáng kể, cơ hàm bị đau nhức. Một trong các phương pháp được khuyến nghị giúp cải thiện chứng nghiến răng chính là sử dụng máng chống nghiến vào ban đêm.
Máng nghiến thường được làm từ nhựa acrylic trong suốt, đảm bảo không bị kích ứng khi đặt trong miệng. Máng có vai trò như miếng lót ngăn cản sự tiếp xúc giữa hai hàm.
Cụ thể máng chống nghiến có các công dụng sau:
- Giảm mòn men răng: Khi nghiến răng, sự cọ xát giữa hàm trên và hàm dưới về lâu dài dẫn đến mòn men răng. Sự xuất hiện của máng chống nghiến sẽ giảm tình trạng này, bảo vệ răng tốt hơn.
- Bảo vệ cấu trúc răng: Máng chống nghiến giúp giảm lực tác động lên răng, từ đó ngăn chặn tình trạng gãy răng, vỡ răng, răng bị rạn nứt.
- Giảm đau cơ hàm: Sử dụng máng chống nghiến giảm căng thẳng và áp lực lên cơ hàm, giúp thư giãn cơ hàm. Đồng thời giảm các triệu chứng đau mỏi, đau tai, đau đầu.
- Cải thiện giấc ngủ: Tình trạng nghiến răng khi ngủ khiến người bệnh thường xuyên tỉnh dậy nửa đêm. Giảm nghiến răng đồng thời giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.

Hướng dẫn sử dụng máng chống nghiến răng đúng cách
Việc sử dụng máng chống nghiến là khá đơn giản. Tuỳ vào từng loại máng mà cách sử dụng sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo theo hướng dẫn dưới đây:
Đối với máng chống nghiến dạng nhiệt
Đây là loại miếng chống nhiệt có khả năng co giãn tuỳ thuộc vào nhiệt độ. Ưu điểm của loại máng này là khi đeo sẽ sát khít vào răng. Đây cũng là dạng máng chiếm đa số trên thị trường hiện nay.
- Bước 1: Chuẩn bị nước ấm ở nhiệt độ khoảng 61 – 63 độ C, cho máng chống nghiến vào ngâm khoảng 1 phút.
- Bước 2: Khi thấy máng dần mềm ra, bạn lấy máng ra khỏi nước.
- Bước 3: Đặt máng sát khít vào răng, điều chỉnh sao cho cảm thấy thoải mái nhất.

Đối với các loại máng khác
Đối với máng chống nghiến dạng khác, cách sử dụng sẽ đơn giản hơn. Bạn chỉ cần đặt chúng lên răng cho sát khít và tháo ra khi không cần dùng. Khi đeo máng, cần đảm bảo máng sát khít vào răng để phát huy hiệu quả.Việc chăm sóc, vệ sinh máng chống nghiến cũng cần được chú trọng.
Theo đó, bạn cần làm sạch máng ít nhất 1 lần trong ngày với bàn chải và dung dịch chuyên dụng. Khi không dùng đến, bạn cần bảo quản máng trong hộp đựng và để ở khu vực thoáng mát.
Máng chống nghiến giá bao nhiêu?
Chi phí cho dụng cụ chống nghiến răng bao nhiêu cũng là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm. Hiện trên thị trường có nhiều loại máng đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Vì vậy sẽ không có mức giá chung cố định cho khí cụ này.
Tuỳ theo tình trạng răng miệng, mức độ nghiến răng… mà khách hàng sẽ chọn loại máng phù hợp. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến mức giá của dụng vụ này. Nhìn chung, các loại máng chống nghiến sẽ có giá 2.000.000 đồng/hàm.

Các lưu ý khi sử dụng máng chống nghiến răng
Để dụng cụ này phát huy hiệu quả chống nghiến răng tốt nhất, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau:
- Khi làm sạch máng, không nên dùng nước quá nóng để tránh làm máng bị hư hỏng, biến dạng.
- Sau mỗi buổi sáng, bạn cần rửa sạch máng và cất gọn vào hộp, bảo quản ở nơi thoáng mát.
- Nếu trong quá trình sử dụng máng chống nghiến, bạn gặp phải các dấu hiệu bất thường như đau mỏi cơ hàm thì cần ngưng sử dụng. Lúc này, bạn cần liên hệ Bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ đúng cách.
- Mỗi máng chống nghiến bạn chỉ nên sử dụng tối đa 12 tháng, sau đó thay máng mới. Sử dụng máng quá cũ vừa không đảm bảo hiệu quả, vừa tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý răng miệng.
- Máng chống nghiến là dụng cụ cá nhân, do đó tuyệt đối không sử dụng chung với người khác.
- Để giảm tình trạng nghiến răng thì ngoài đeo máng, bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích. Đồng thời giữ tinh thần thoải mái, thư giãn trước mỗi giấc ngủ.

Các phương pháp điều trị khác cho chứng nghiến răng
Nếu bạn hoặc người thân gặp phải chứng nghiến răng khi ngủ thì cần tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Bên cạnh cách đeo máng chống nghiến răng, bạn có thể tham khảo một số cách khác sau:
Giữ tâm trạng thoải mái
Khi căng thẳng, tình trạng nghiến răng khi ngủ sẽ trầm trọng hơn. Do đó, nha sĩ luôn khuyên bạn giữ trạng thái thư giãn, thoải mái trước khi đi ngủ. Bạn có thể tập thiền, yoga hoặc sử dụng máy xông tinh dầu để làm dịu tinh thần. Đây cũng là cách hiệu quả giúp bạn có giấc ngủ ngon, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Định hình khớp cắn
Lệch khớp cắn là một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiến răng khi ngủ. Lúc này, việc niềng răng sẽ giúp định hình lại khớp cắn, giúp răng dịch chuyển đúng vị trí trên cung hàm. Ngoài ra, niềng răng còn giúp bạn sở hữu nụ cười khỏe đẹp, tự tin hơn.

Chế độ ăn uống lành mạnh, thay đổi đơn thuốc
Một số loại thuốc như thuốc an thần có thể dẫn đến tác dụng phụ là làm tăng nguy cơ nghiến răng. Vì vậy, bạn nên thông báo với Bác sĩ để đổi đơn thuốc hoặc có cách xử lý phù hợp. Ngoài ra, chế độ ăn uống lành mạnh, khỏi bỏ caffein cũng giúp tình trạng này được cải thiện đáng kể.
Với các thông tin trên, Nha Khoa Đại Nam mong rằng đã giúp bạn hiểu hơn về máng chống nghiến răng. Nếu tình trạng nghiến răng khi ngủ kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì bạn nên gặp Bác sĩ để được thăm khám. Liên hệ HOTLINE 096 4444 999 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám miễn phí cùng chuyên gia!
Bài viết liên quan
-
ĐỊA CHỈ NIỀNG RĂNG UY TÍN NHA TRANG, GIÁ TỐT – Nha khoa Đại Nam
Tự hào là địa chỉ niềng răng uy tín Nha Trang, Hệ thống Nha Khoa […]
-
TRÁM RĂNG CỬA BỊ SÂU CÓ BỀN KHÔNG? GIÁ BAO NHIÊU?
Trám răng cửa bị sâu là giải pháp phục hồi thẩm mỹ, giúp bảo vệ […]
-
Áp Xe Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công tủy hoặc […]
-
Sâu Răng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến và có thể […]
-
Viêm nướu răng – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa
Viêm nướu răng là tình trạng răng miệng phổ biến, mà nhiều người gặp phải […]
-
Răng số 2 là gì? Mất răng số 2 có niềng được không?
Mất răng hoặc răng mọc lệch có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai […]