Lấy tủy răng có đau không? Cách điều trị an toàn và hiệu quả

Lấy tủy răng có đau không? Cách điều trị an toàn và hiệu quả

Điều trị tủy răng là bước cần thiết để bảo vệ răng khỏi bị viêm nhiễm kéo dài. Vậy lấy tủy răng có đau không? Các cách chăm sóc răng sau khi lấy tủy như thế nào? Tất cả sẽ được giải thích trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Lấy tủy răng hay chữa tủy răng là gì?

Chữa tủy răng còn gọi là điều trị hay lấy tủy răng. Đây là thủ thuật nha khoa nhằm loại bỏ vi khuẩn khỏi ống tủy bị viêm nhiễm, nhằm ngăn chặn sâu răng phát triển và bảo vệ răng. Đối với trường hợp này, nếu không được điều trị kịp thời thì nhiễm trùng tiến triển và dẫn đến nhiều biến chứng.

Lấy tuỷ răng giúp ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng
Lấy tuỷ răng giúp ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng

Sau khi chữa tủy thì phần tuỷ răng bị viêm nhiễm sẽ bị loại bỏ hoàn toàn. Răng được làm sạch và khử trùng cẩn thận trước khi Bác sĩ trám bít ống tuỷ. Kỹ thuật nha khoa này giúp hạn chế nhổ răng khi răng bị tổn thương.

Cần phải điều trị tủy răng trong các trường hợp nào?

Không phải bất kỳ tình trạng răng miệng nào cũng cần phải lấy tủy răng. Bên cạnh lấy tủy răng có đau không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khi nào cần phải điều trị tủy răng như sau:

  • Răng bị sâu ở mức độ nặng hoặc bị sứt mẻ, dẫn đến viêm nhiễm lan rộng vào trong tủy.
  • Răng bị đau nhức thường xuyên và không có dấu hiệu giảm. Sau một thời gian thì người bệnh không cảm thấy đau nhức nữa do tủy răng đã bị hỏng hoàn toàn, ổ nhiễm trùng lan rộng.
  • Răng nhạy cảm hơn, tình trạng đau buốt răng khi ăn thực phẩm nóng hoặc lạnh.
  • Chân răng xuất hiện mụn mủ trắng, gây đau nhức và mùi hôi khó chịu, hơi thở có mùi.
Răng sâu mức độ nặng cần phải lấy tuỷ
Răng sâu mức độ nặng cần phải lấy tuỷ

Lấy tủy răng có đau không?

Khi nhắc đến lấy tủy răng, nhiều người lo lắng với cảm giác đau mà kỹ thuật này mang lại. Vậy thực tế lấy tủy răng có đau không? Theo tư vấn của chuyên gia cũng như trải nghiệm thực tế thì quá trình này hoàn toàn không đau. Điều này là nhờ vào công nghệ nha khoa hiện đại cùng thuốc gây tê tạm thời.

Trước khi chữa tủy răng, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc tê cục bộ. Do đó trong khi làm răng, bạn chỉ thấy hơi cứng ở hàm mà không khó chịu hay đau nhức. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn nhẹ nhàng không đau trong lúc lấy tủy. Sau khi hết thuốc tê, có thể bạn sẽ thấy hơi ê cứng một chút.

Lấy tủy răng có đau không? Cách điều trị an toàn và hiệu quả
Quá trình lấy tuỷ răng thường không gây đau đớn

Sau khi điều trị tủy, răng đã được loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây viêm nhiễm. Do đó bạn sẽ không cảm thấy đau nhức và ê buốt như trước đây. Lúc này vật liệu trám còn mới nên cần thời gian để thích nghi.

Nếu sau khi lấy tủy răng mà bạn vẫn còn đau, sưng tấy và có  mủ thì có thể do lấy tủy chưa sạch. Đây là tình trạng mà bạn có thể gặp phải khi Bác sĩ tay nghề kém, khi lấy tuỷ làm tổn thương mô mềm. Lúc này bạn cần đến nha khoa để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Cách lấy tủy răng an toàn, không đau tại Nha khoa Đại Nam

Ở phần trên, chúng ta đã biết được lấy tủy răng có đau không? Quá trình này sẽ diễn ra nhẹ nhàng nếu bạn chọn đúng nha khoa giỏi, có đầy đủ công nghệ hỗ trợ. Bên cạnh đó, quy trình điều trị an toàn cũng giúp bạn yên tâm hơn khi điều trị tủy răng.

Dưới đây là quy trình lấy tủy răng tại nha khoa Đại Nam mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Kiểm tra răng và chụp X-quang

Trước tiên, Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng của bạn, hỏi một số câu hỏi cần thiết để có dữ liệu đánh giá tổng quan. Sau đó, bạn sẽ được chụp X-quang để xác định chính xác các thông số, đặc biệt là chiều dài ống tủy.

Bác sĩ cần chụp phim để kiểm tra tình trạng răng
Bác sĩ cần chụp phim để kiểm tra tình trạng răng

Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê

Sau đó, Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng sạch sẽ. Thao tác này nhằm loại bỏ vi khuẩn và các yếu tố gây viêm nhiễm. Sau đó, Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí răng cần điều trị.

Bước 3: Đặt đế cao su

Sau khi gây tê để đảm bảo bệnh nhân không đau, Bác sĩ sẽ đặt đế cao su ôm sát vào răng. Điều này giúp ngăn chặn các hoá chất trong quá trình điều trị tủy răng rơi vào đường tiêu hoá. Thao tác này diễn ra rất nhanh chóng và không ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị.

Bước 4: Bác sĩ lấy tủy răng

Bác sĩ sẽ mở đường trên bề mặt răng để thông ống tủy đến vị trí cần điều trị. Sau đó hút sạch tuỷ bị viêm nhiễm ra bên ngoài. Đây là bước rất quan trọng và cần chính xác tuyệt đối. Đảm bảo tuỷ chết được loại bỏ hoàn toàn mà không ảnh hưởng đến các cấu trúc khác của răng.

Bước 5: Trám bít ống tuỷ

Sau khi điều trị tủy,  Bác sĩ sẽ tạo hình ống tủy và lắp đầy buồng tủy bằng vật liệu Gutta Percha. Lúc này ổng tuỷ cơ bản đã được xử lý xong, ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng. Tiếp theo, Bác sĩ sẽ trám răng hoặc phục hình răng sứ để khôi phục chức năng và thẩm mỹ.

Sau đó, Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng tại nhà, đồng thời kê đơn thuốc nếu cần thiết.

Trám răng giúp phục hồi hình thể và thẩm mỹ của răng
Trám răng giúp phục hồi hình thể và thẩm mỹ của răng

Giá lấy tủy răng là bao nhiêu?

Giá lấy tủy răng bao nhiêu là thắc mắc của nhiều người. Tuy nhiên, con số này không cố định mà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Trình độ, kinh nghiệm của Bác sĩ thực hiện
  • Công nghệ, cơ sở vật chất tại nha khoa
  • Số lượng tủy cần điều trị
  • Số lượng răng cần chữa trị bằng cách lấy tủy
  • Mức độ viêm nhiễm của răng
  • Phương pháp thực hiện chữa tủy răng

Nhìn chung, giá lấy tủy răng sẽ dao động từ vài trăm ngàn đến vài triệu cho một răng. Để biết chính xác, bạn cần liên hệ nha khoa để được thăm khám và báo phí chính xác.

Bảng giá trám răng tại nha khoa Đại Nam:

BẢNG GIÁ CẮT CHÓP - CHỮA TỦY
DỊCH VỤ GIÁ DỰ KIẾN ĐƠN VỊ
Chữa tủy răng trẻ em 300.000 - 500.000 1 răng
Chữa tủy người lớn 1.000.000 - 2.000.000 1 răng
Chữa tủy 1.000.000 - 2.000.000 1 răng
Chữa tủy lại 1.500.000 - 3.000.000 1 răng
Cắt chóp răng (bao gồm chi phí chữa tủy lại) 5.000.000 - 12.000.000 1 răng

Răng sau khi chữa tủy có tuổi thọ bao nhiêu năm?

Răng sau khi được điều trị tuỷ sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt với răng tự nhiên. Do đó, nhiều người sẽ lo lắng răng không còn chắc khỏe như trước vì thiếu đi phần tuỷ răng, thì đây là một số vấn đề thường gặp sau khi lấy tủy:

  • Độ bền kém hơn, giảm dần theo thời gian so với răng tự nhiên
  • Sức ăn nhai giảm hơn trước
  • Răng giòn và dễ bị vỡ, sứt mẻ
  • Răng dễ bị mòn hơn
  • Miếng trám răng sau một thời gian có thể bong tróc
  • Răng bị sâu sau khi điều trị tuỷ. Lúc này do không còn tuỷ nên răng không có cảm giác. Dẫn đến việc chữa trị không kịp thời và có thể mất răng.

Do đó sau khi thực hiện chữa tủy răng, bạn cần chăm sóc và bảo vệ đúng cách để kéo dài tuổi thọ của răng từ 15 năm đến 25 năm. Ngược lại, việc lơ là trong việc làm sạch răng có thể không đảm bảo ăn nhai và răng không tồn tại lâu.

Cách chăm sóc răng sau khi lấy tủy hiệu quả

Như đề cập, răng sau khi lấy tủy cần được chăm sóc kỹ lưỡng để kéo dài tuổi thọ. Dưới đây là một số hướng dẫn mà bạn có thể tham khảo để bảo vệ răng:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chứa fluoride.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng mà bàn chải không tiếp cận được.
  • Sử dụng nước súc miệng chứa fluoride để rửa miệng sau khi đánh răng. Nước súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại có trong môi trường khoang miệng.
  • Nên có chế độ ăn uống hợp lý, ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh, trái cây tươi, sữa và sản phẩm chứa canxi. Khi ăn nên nhai cẩn thận và tránh ăn đồ nóng hoặc lạnh sau khi vừa điều trị tuỷ răng.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn và đồ uống có chứa đường, axit và các chất gây mảng bám. Đặc biệt, tránh nước ngọt, đồ uống có ga, cà phê, trà và các loại thức ăn nhanh.
  • Uống thuốc đầy đủ theo hướng dẫn của Bác sĩ, tuyệt đối không tự ý ngưng uống thuốc.
Nên đánh răng nhẹ nhàng ít nhất 2 lần mỗi ngày
Nên đánh răng nhẹ nhàng ít nhất 2 lần mỗi ngày

Trên đây là các thông tin về phương pháp điều trị tủy và lấy tủy răng có đau không? Đây là kỹ thuật nha khoa giúp điều trị, ngăn chặn sâu răng lan rộng. Vui lòng liên hệ với Nha khoa Đại Nam qua Hotline 096 4444 999 để được hỗ trợ chu đáo!

Đăng ký tư vấn

Đánh giá bài viết
    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop