Hướng dẫn đánh răng đúng cách cho trẻ theo từng bước cụ thể
Có thể thấy, rất nhiều bậc phụ huynh vẫn còn chủ quan trong việc tập cho con trẻ làm sạch răng đúng cách. Nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết chỉ dẫn cho con mình đánh răng đúng cách. Mời mọi người xem qua bài viết sau của Nha Khoa Đại Nam, để nắm được từng bước hướng dẫn đánh răng cho trẻ.
Hướng dẫn đánh răng đúng cách cho trẻ theo từng bước cụ thể
Bước 1: Trước tiên cần phải chuẩn bị một ly nước nhỏ và một cái bàn chải có kích thước phù hợp, đầu chải mềm mại cho trẻ. Kèm theo lượng kem nhỏ như hạt đậu bên trên.
Bước 2: Tiếp theo cho trẻ súc miệng đầu tiên bằng nước để làm ướt và sạch khoang miệng.
Bước 3: Tiếp theo hướng dẫn cho trẻ cách đánh răng với bàn chải.
Tiến hành đưa bàn chải vào miệng sau đó chuyển động đầu chải theo vòng tròn hoặc từ trên xuống. Chà nhẹ nhàng mặt trong, mặt ngoài của răng từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Sau đó đặt đầu chải song song với mặt nhai và chà nhẹ từ trong ra ngoài khoảng 8 đến 10 lần.
Khi đánh răng đừng chỉ chà mỗi răng, một bộ phận khác cũng khá quan trọng và chứa nhiều vi khuẩn là lưỡi. Tập cho trẻ chà phần lưỡi nhẹ nhàng, những lần đầu trẻ sẽ nôn khan khôn một chút, nhưng hãy trấn an trẻ và những lần tiếp theo trẻ sẽ quen.
Bước 4: Sau khi đánh răng xong, hướng dẫn trẻ nhổ bọt kem ra ngoài, vì trẻ thường hay có thói quen nuốt bọt kem. Súc miệng lại nhiều lần bằng nước lọc, cho đến khi miệng của trẻ không còn bọt nữa.
Bước 5: Đối với những trẻ trên 3 tuổi, để quá trình vệ sinh răng miệng được hoàn chỉnh phụ huynh nên tập cho trẻ cách vệ sinh bằng chỉ nha khoa, để loại bỏ hoàn toàn những thức ăn bám vào kẽ răng.
Bước 6: Rửa sạch bàn chải sau khi sử dụng và cắm đầu bàn chải hướng lên phần tay cầm xuống dưới. Tránh đặt đầu chải xuống dưới sẽ làm cho vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng đến răng của trẻ.
Lợi ích của việc trẻ đánh răng đúng cách
- Đánh răng là bước quan trọng trong vệ sinh răng miệng, thực hiện đúng cách không chỉ giúp cho răng của các bé được sạch sẽ, mà còn loại bỏ những vi khuẩn mảng bám gây hại cho răng lợi.
- Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…mang lại hàm răng chắc khỏe.
- Giúp men răng của trẻ không bị trầy xước.
Nhận biết dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh
Những lưu ý khi lựa chọn bàn chải và kem đánh răng cho trẻ
Lựa chọn bàn chải đánh răng cho bé sao cho tốt
- Trẻ em thường rất thích những màu sắc và hình thù ngộ nghĩnh. Phụ huynh cần chọn theo sở thích của trẻ, để khuyến khích trẻ đánh răng. Nhưng bàn chải phải đảm bảo chất lượng và độ phù hợp với trẻ.
- Không chọn những bàn chải có kích thước quá lớn so với trẻ. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc đánh răng cũng như răng lợi của trẻ.
- Nên chọn những bàn chải có đầu chải nhỏ tròn, lông chải mềm để không làm đau nướu và ảnh hưởng men răng của trẻ. Ngoài ra cần lựa chọn những loại bàn chải có thân cầm hơi to để cho trẻ dễ cầm nắm.
- Đối với những bé từ 5 đến 8 tuổi, thì bàn chải của trẻ vẫn giữ màu sắc vui nhộn. Nhưng có vẻ hơi cứng cáp và giống với bàn chải của người lớn. Tuy nhiên đầu chải vẫn sẽ nhỏ hơn so với người lớn.
- Đối với trẻ 8 tuổi trở lên, ở độ tuổi này bé không còn bị thu hút với hình thù trên bàn chải, mà đánh răng là tự giác. Bàn chải của trẻ gần giống như người lớn, tuy nhiên đầu chải sẽ mảnh hơn một chút.
Lưu ý: Phải thay bàn chải cho trẻ ít nhất 3 tháng một lần. Tránh trình trạng bàn chải bị sơ, tòe các đầu lông, khi đánh răng sẽ làm đau nướu và không sạch. Ngoài ra hạn chế vấn đề bàn chải bị nhiễm vi khuẩn, nếu sử dụng lâu quá vi khuẩn sẽ xâm nhập răng và lợi của trẻ.
Nên dùng loại kem đánh răng nào cho bé sử dụng
- Các bậc phụ huynh nên chọn cho trẻ các loại kem làm sạch răng sản xuất dành riêng cho trẻ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chọn kem đánh răng có các vị trái cây, hương kẹo sẽ làm tăng kích thích vị giác cho trẻ thêm hứng thú.
- Lưu ý: kem đánh răng cho trẻ dưới 6 tuổi, không được chứa quá nhiều hàm lượng florua, một loại chất làm trắng nhưng gây bào mòn răng.
Cách khắc phục tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ
Bé bao nhiêu tuổi thì nên tập đánh răng?
Việc vệ sinh răng miệng rất quan trọng cho trẻ, ngay cả khi bé chưa mọc răng sữa. Các mẹ vẫn thường lau nướu của trẻ bằng khăn ẩm mềm. Từ 18 tháng tuổi nên tập đánh răng cho các bé. Tuy lúc này răng của trẻ mọc chưa nhiều nhưng nguy cơ viêm lợi vẫn đang rình rập. Nên cần tập cho bé đánh răng và vệ sinh răng miệng sớm, giảm thiểu nguy cơ xảy ra các bệnh về răng lợi. Lúc mới tập chỉ nên cho bé đánh răng với nước trước và vài ngày sau đó tập với một lượng kem nhỏ như hạt gạo.
Những sai lầm trong quá trình tập cho trẻ đánh răng
- Các bậc cha mẹ thường nóng vội trong quá trình tập đánh răng cho trẻ. Tuy nhiên cần phải chậm rãi, kiên nhẫn và nhẹ nhàng tập cho trẻ từng bước, không nên quát mắng trẻ khi trẻ tập sai.
- Sử dụng bàn chải với kem đánh răng dành cho người lớn đối với trẻ.
- Sử dụng quá nhiều kem cho trẻ dưới 6 tuổi.
- Không gây áp lực cho trẻ, mà phải tạo không gian vui vẻ khuyến khích tinh thần trẻ.
- Kiểm tra tình trạng răng và lợi của trẻ khi trẻ kêu đau.
Qua bài viết trên, mong các bậc phụ huynh đã biết hướng dẫn đánh răng đúng cách cho trẻ. Để giúp các bé có những chiếc răng thật chắc khỏe. Ngoài ra, nên đưa trẻ thăm khám răng định kỳ tại Nha Khoa Đại Nam. Để phát hiện kịp thời các vấn đề răng miệng trẻ gặp phải. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này vui lòng liên hệ Hotline 096 4444 999 để được giải đáp miễn phí.
Bài viết liên quan
-
Răng sữa bị sâu – Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị hiệu quả
Răng sữa bị sâu là vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến ở trẻ […]
-
Viêm nướu ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Viêm nướu ở trẻ em là tình trạng viêm do vi khuẩn tấn công, khiến […]
-
Bật mí 15 mẹo giúp bé giảm đau khi mọc răng vô cùng hiệu quả và dễ thực hiện
Việc mọc răng là bình thường, nhưng là một trải nghiệm không hề yêu thích […]
-
Mọc răng ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ cần nắm rõ
Trong quá trình phát triển và trưởng thành của bé, mọc răng ở giai đoạn […]
-
Nguyên nhân trẻ nghiến răng, cách điều trị hiệu quả
Các bậc phụ huynh hiện nay luôn lo ngại về tình trạng trẻ nghiến răng. […]
-
Trẻ bị sưng lợi có mủ nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị ra sao cho hiệu quả?
Sưng lợi có mủ là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Vậy trẻ […]