Hàn răng sâu giá bao nhiêu? Tại sao phải hàn răng sâu?

Sâu răng gây ra những cơn đau nhức kèm theo hôi miệng khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Hàn răng (trám răng) sẽ là phương pháp hiệu quả để khắc phục sâu răng ở giai đoạn đầu. Vậy hàn răng sâu giá bao nhiêu? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây. 

Hàn răng sâu là gì? 

Hàn răng hay còn được gọi là trám răng, đây là kỹ thuật sử dụng vật liệu hàn để lấp đầy các khoảng trống do sâu răng gây ra. Phương pháp này giúp bù đắp phần mô răng bị khuyết thiếu trên răng. Từ đó trả lại hình dáng và kích thước ban đầu của răng. 

Hiện nay nền y học đã hiện đại nên quá trình hàn răng diễn ra đơn giản và không hề gây đau nhức. 

Hàn răng là phương pháp khắc phục tình trạng sâu răng
Hàn răng là phương pháp khắc phục tình trạng sâu răng

Trường hợp nào cần hàn răng sâu?

Hàn răng hiện nay là phương pháp phổ biến được bác sĩ sử dụng để điều trị răng sâu. Khi răng có dấu hiệu bị sâu cũng là lúc bề mặt răng xuất hiện những lỗ hổng màu nâu hoặc đen. 

Nếu không điều trị kịp thời, các lỗ sâu sẽ ngày càng lan rộng, ăn mòn vào tủy răng khiến tủy bị viêm nhiễm. Lúc này, người bệnh sẽ gặp nhiều trở ngại đó sâu răng như đau nhức, nhiễm trùng, viêm tủy và mất răng. Vì vậy hàn răng là giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất trong trường hợp răng bị sâu. 

Hàn răng khi sâu răng xuất hiện những lỗ sâu sẫm màu 
Hàn răng khi sâu răng xuất hiện những lỗ sâu sẫm màu 

Ngoài ra còn những trường hợp khác vẫn có nên hàn răng như: Răng bị sứt mẻ do ngoại lực tác động, răng bị thưa gây tình trạng mất thẩm mỹ, mối hàn cũ đã bị bung ra khỏi vị trí hàn, … Những trường hợp này bác sĩ vẫn khuyên hàn răng để đảm bảo thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và bảo vệ răng thật một cách tối đa. 

Hàn răng sâu có đau không?

Hiện nay, hàn răng là thủ thuật nha khoa phổ biến giải quyết tình trạng răng sâu. Trước khi tiến hành hàn, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ quanh vị trí răng cần hàn nền trong quá trình hàn bạn sẽ không hề cảm thấy đau đớn hay khó chịu. 

Gây tê trước khi hàn răng giúp giảm đau nhức khi thực hiện
Gây tê trước khi hàn răng giúp giảm đau nhức khi thực hiện

Nếu trong quá trình thực hiện thủ thuật hàn răng mà bạn cảm thấy đau buốt thì có thể bác sĩ thực hiện không có chuyên môn cao nên miếng hàn không khớp với lỗ răng bị sâu. Ngoài ra, cũng có thể bác sĩ đã chưa xử lý triệt để tình trạng viêm tủy nên gây ra cảm giác đau nhức. 

Quy trình hàn răng sâu tại nha khoa Đại Nam

Các vật liệu hàn răng sâu

Để phục hồi các lỗ sâu trên răng bác sĩ sẽ dùng các vật liệu hàn răng để lấp đầy những lỗ sâu ấy. Chúng sẽ tồn tại trong miệng một thời gian dài nên bắt buộc những vật liệu ấy phải lành tính, an toàn, chịu được lực nhai lớn, không gây kích ứng răng miệng và không gây hại cho cơ thể. 

Trên thị trường có nhiều vật liệu hàn răng khác nhau với những đặc điểm khác nhau. Cụ thể là: 

Chất hàn Composite

Đây là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi nhất trong việc hàn răng hiện nay, đặc biệt là hàn răng thẩm mỹ. Loại vật liệu này có màu sắc tương tự vi màu răng, khả năng chịu mòn và chịu lực nhai tốt. Tuy nhiên, sau khi hàn, răng có thể bị ê buốt do răng bị kích thích bởi chất hàn, chất dán dính. Sau vài năm, chất hàn có thể đổi màu, vỡ và bạn phải thay mới.

Tìm hiểu thêm: Trám răng bằng composite

Vật liệu Composite có màu sắc tương tự màu răng thật
Vật liệu Composite có màu sắc tương tự màu răng thật

Xi măng thủy tinh (GIC cement)

Là loại vật liệu ưa nước, thao tác nhanh nên được dùng để hàn những răng ở vị trí khó cách ly nước bọt và để hàn răng cho trẻ em trong trường hợp trẻ không hợp tác. Vật liệu có giải phóng Fluor là chất giúp tổ chức răng cứng chắc chống lại sâu răng. Tuy nhiên, vật liệu này dễ vỡ, mòn nhanh, có ít màu để lựa chọn và khó có thể tạo được hình răng như mong muốn.

Amalgam

Amalgam là vật liệu được sử dụng để hàn răng từ cách đây rất lâu. Loại vật liệu này chịu mòn và chịu lực cao. Tuy nhiên vật liệu có màu sẫm như kim loại, không đảm bảo tính thẩm mỹ nên thường dùng để hàn những răng nằm sâu trong miệng.

Mặt khác, khi dùng chất hàn Amalgam, nha sĩ phải tạo các chốt lưu giữ chất hàn trên răng nên tổ chức răng lành bị mất nhiều, răng sẽ dễ vỡ. Sau một thời gian, màu sẫm của chất hàn sẽ ngấm vào răng làm răng bị ngả sang màu giống chất hàn.

Trước đây, vật liệu Amalgam hay được sử dụng, nhưng hiện tại vật liệu này hạn chế sử dụng do phát hiện trong thành phần có chứa thủy ngân là kim loại rất có hại cho cơ thể.

Kim loại

Kim loại được dùng là hợp chất titan hoặc vàng có tính tương thích tốt với răng và môi trường miệng. Loại vật liệu này chịu mòn và chịu lực tốt nên chỉ dùng cho răng hàm. Vì được làm tại xưởng răng nên miếng hàn có bờ khít sát đặc biệt là vật liệu vàng, có tác dụng hạn chế sâu răng sau này. Tuy nhiên màu sắc khác với màu răng nên không đảm bảo tính thẩm mỹ, kỹ thuật trám cũng phức tạp hơn.

Sứ

Sứ là vật liệu gần đây được sử dụng nhiều do khắc phục được nhược điểm không thẩm mỹ của vật liệu kim loại. Tuy nhiên kỹ thuật hàn bằng sứ rất phức tạp, đòi hỏi nha sĩ có chuyên môn cao. 

Kim loại chịu lực tốt nên được sử dụng để hàn răng hàm
Kim loại chịu lực tốt nên được sử dụng để hàn răng hàm

Quy trình hàn răng sâu

Tại Nha khoa Đại Nam, hàn răng sâu được thực hiện theo quy trình sau: 

  • Bước 1: Tiến hành thăm khám và kiểm tra để xác định vị trí răng sâu. Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn và thống nhất với người bệnh về vật liệu dùng để hàn răng.
Bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh chọn vật liệu hàn răng phù hợp
Bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh chọn vật liệu hàn răng phù hợp

  • Bước 2: Gây tê tại vị trí hàn răng, việc này sẽ giúp cho người người bệnh không thấy đau và khó chịu khi hàn răng. Quá trình tiêm tê cũng không hề đau vì bác sĩ có đặt gel tê tại vị trí tiêm trước khi đưa kim vào. 
  • Bước 3: Làm sạch các mặt của răng cần hàn và các răng bên cạnh để đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ của vết hàn.
  • Bước 4: Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để lấy hết thức ăn giắt trong lỗ sâu, lấy hết tổ chức ngà sâu để tránh tối đa việc sâu răng sau khi hàn răng.
  • Bước 5: Tạo hình lỗ sâu để đảm bảo chất hàn bám dính tốt trên mặt răng.
  • Bước 6: Tùy thuộc vào độ sâu và rộng của lỗ sâu, bác sĩ sẽ đặt một lớp xi măng láng ở đáy của lỗ sâu. Lớp xi-măng này có tác dụng bảo vệ tủy răng ở dưới, tránh cho răng bị ê buốt sau khi hàn răng.
  • Bước 7: Vật liệu hàn răng được bác sĩ cẩn thận đặt vào lỗ sâu để lấp đầy lỗ sâu.
  • Bước 8: Khi chất hàn cứng lại, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để chỉnh sửa, bỏ phần vật liệu hàn thừa để tạo lại hình dáng và kích thước của răng, đảm bảo thẩm mỹ cao.

Hàn răng sâu giá bao nhiêu?

Quy trình hàn răng sẽ diễn ra một cách cẩn thận dưới tay nghề cao của những bác sĩ tại nha khoa Đại Nam để giúp cho khách hàng thoải mái và hài lòng nhất có thể.

Hàn răng dao động ở mức giá từ 200 – 500 ngàn đồng/ răng. Chi phí bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ, trường hợp răng và yêu cầu kỹ thuật hàn của bác sĩ. Hàn thẩm mỹ yêu cầu kỹ thuật khó hơn so với hàn răng bệnh lý, do đó chi phí sẽ cao hơn.

Tại Nha Khoa Đại Nam, chất liệu composite được nhập khẩu chính hãng, chất lượng cao cấp, độ bền và thẩm mỹ tốt, đảm bảo an tâm cho khách hàng khi sử dụng.

Composite là vật liệu cao cấp, độ bền và thẩm mỹ tốt
Composite là vật liệu cao cấp, độ bền và thẩm mỹ tốt

Chăm sóc răng sau khi hàn như thế nào? 

Sau khi hàn răng xong, bác sĩ sẽ thông báo cho người bệnh những khó khăn có thể gặp phải sau khi rời khỏi nha khoa. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ có những lời khuyên dành cho người bệnh sau khi hoàn thành việc hàn răng, cụ thể là: 

  • Tác dụng phụ của thuốc tê: Lúc này bạn sẽ thấy khó chịu tại vị trí thuốc tê hoạt động, cảm giác tê bì môi, mặt. Nhưng bạn hãy yên tâm, những triệu chứng này sẽ kết thúc ngay khi thuốc tê hết tác dụng. Sau hàn răng, không nên nhai sang bên còn tê để tránh cắn hoặc nhai vào môi má do thuốc tê làm mất cảm giác, không nên ăn, uống đồ quá nóng để tránh bị bỏng khi còn thuốc tê. 
  • Chế độ ăn uống: Trong vài ngày đầu tránh dùng đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng khiến răng bị kích thích gây ê buốt hoặc đau.
Đồ ăn quá lạnh sẽ khiến răng bị ê buốt sau khi hàn
Đồ ăn quá lạnh sẽ khiến răng bị ê buốt sau khi hàn

  • Lưu ý: Với hàn Composite, người bệnh có thể ăn nhai ngay, nhưng với những chất hàn khác thì nên tránh nhai sang bên vừa có chất hàn khoảng 4 tiếng. 
  • Làm sạch răng: Hạn chế dùng tăm hay vật cứng để xỉa răng ở những chỗ có miếng hàn ở kẽ răng sẽ gây bong, vỡ miếng hàn. Bác sĩ khuyên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa bám trên răng và kẽ răng. Nên đánh răng nhẹ nhàng để tránh làm đau răng, sưng nướu và tránh bong, mòn miếng hàn.

Bài viết này đã giải đáp được thắc mắc của nhiều người về vấn đề hàn răng sâu giá bao nhiêu cũng như những nỗi lo lắng khi hàn răng sâu. Đến Đại Nam để được các bác sĩ tư vấn và lựa chọn hình thức hàn răng phù hợp với bạn nhé. Nha khoa Đại Nam tự hào với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống trang thiết bị hiện đại. 

Liên hệ HOTLINE Nha Khoa Đại Nam 0964 444 999 để được tư vấn miễn phí.

5/5 (1 bình chọn)
    Subscribe
    Thông báo về
    guest
    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop