Dây thun niềng răng có tác dụng gì? Các loại thun niềng răng
Dây thun niềng răng là khí cụ chỉnh nha quan trọng, kết hợp cùng với hệ thống dây cung – mắc cài giúp mang lại hiệu quả niềng răng một cách tốt nhất. Dây thun được sử dụng phổ biến trong phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống và niềng răng mắc cài tự buộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về tác dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng loại khí cụ này. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn.
Dây thun niềng răng là gì?
Dây thun niềng răng hay còn gọi là thun liên hàm, là một khí cụ quan trọng kết hợp cùng hệ thống mắc cài và dây cung, hỗ trợ di chuyển răng vào vị trí chuẩn như mong muốn. Thun niềng răng được làm từ cao su y tế cao cấp nên có độ đàn hồi rất cao, an toàn và không gây kích ứng trong môi trường miệng.
Dây thun được gắn trên các mắc cài và móc từ răng hàm này sang hàm tương ứng đối diện để tạo lực kéo vững chắc cho răng, giúp răng được định hình tốt hơn. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng dây thun hàng ngày để nâng cao hiệu quả niềng răng.
Tuy nhiên, dây thun niềng răng không phải là chỉ định bắt buộc cho tất cả các trường hợp khi niềng răng. Việc sử dụng thun niềng răng hay không phụ thuộc vào tình trạng răng hàm của khách hàng cũng như theo yêu cầu của bác sĩ nha khoa.
Vì vậy, dù thun chỉnh nha góp phần quan trọng khi niềng răng nhưng nếu khách hàng không được bác sĩ chỉ định sử dụng nó thì cũng là điều hoàn toàn bình thường.
Vì sao cần sử dụng dây thun niềng răng?
Ngoài việc hệ thống mắc cài và dây cung để tạo lực, thì dây thun niềng răng được sử dụng kèm theo để hỗ trợ tạo thêm lực kết hợp lên các răng.
Bác sĩ Lê Thu Hà – Chuyên gia chỉnh nha hơn 10 năm kinh nghiệm cho biết, công dụng chính khi sử dụng là tạo thêm lực kéo, đưa các răng trở về đúng vị trí nhanh chóng khi niềng răng. Khắc phục hiệu quả vấn đề răng khấp khểnh, lệch lạc, răng mọc chếch phía trên xương hàm, giúp khách hàng có nụ cười mới tự tin hoàn hảo hơn.
Dây thun niềng răng sẽ được bác sĩ nha khoa căn chỉnh tùy theo từng tình trạng cụ thể, phù hợp với từng khách hàng. Nhưng để đeo thun đạt hiệu quả, khách hàng nên lựa chọn loại dây thun phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.
Một số loại thun niềng răng phổ biến
Dây thun niềng răng được chia thành nhiều loại khác nhau ứng với những công dụng khác nhau, cụ thể được chia làm 4 loại:
Thun tách kẽ
Thun tách kẽ là những vòng tròn bằng cao su có đường kính khoảng 1cm và hơi cứng. Được bác sĩ chèn vào vị trí giữa hai răng để tạo ra khoảng trống vừa đủ. Thun tách kẽ sẽ nong rộng hai răng, tạo ra khoảng trống vừa đủ để đặt khâu hoặc mắc cài bend back vào răng. Hỗ trợ giữ dây cung chắc chắn và chịu lực tốt, nhờ vậy mà giúp điều chỉnh tình trạngrăng mọc lệch hiệu quả hơn.
Thun liên hàm
Thun liên hàm tương tự như thun tách kẽ, được làm từ cao su với màu sắc đa dạng, có đường kính lớn hơn và độ đàn hồi cao. Thông thường, thun liên hàm được gắn trực tiếp trên các móc có sẵn của mắc cài, từ răng hàm trên xuống răng hàm dưới.
Nhưng nhiều trường hợp thun liên hàm có thể gắn vào minivis để điều chỉnh răng. Mục đích là để tạo lực kéo vừa phải, giúp di chuyển răng về đúng vị trí, ngoài ra còn khắc phục khớp cắn hở.
Khi sử dụng thun liên hàm, khách hàng cần thay đổi 2 đến 3 lần/ngày để hỗ trợ răng di chuyển liên tục, giúp mang lại hiệu quả chỉnh nha tối ưu. Ngoài ra, không phải tình trạng răng nào cũng được chỉ định đeo thun liên hàm.
Phần lớn loại thun này được sử dụng trong niềng răng mắc cài truyền thống, cụ thể hơn là cải thiện vấn đề như: răng khấp khểnh, mọc lệch, mọc chìa ra ngoài…
Thun buộc tại chỗ
Thun buộc tại chỗ hay còn gọi thun chuỗi, được thiết kế thành một dải cao su với nhiều vòng tròn liên kết với nhau. Từ đó kết nối từ mắc cài này sang mắc cài khác, để tạo thành một chuỗi giữa vị trí các răng.
Thun chuỗi có tác dụng chính là sắp xếp lại những răng chạy dọc theo vòm miệng, giúp đóng khoảng thưa ở tình trạng răng thưa, từ đó giúp răng đều và khít lại với nhau.
Thun kéo
Thun kéo là loại dây thun có tác dụng điều chỉnh khớp cắn và di chuyển răng về đúng vị trí theo cơ chế trượt. Cấu tạo của dây thun kéo gồm có nhiều vòng tròn có sự liên kết với nhau. Bác sĩ sẽ gắn một đầu thun ở mắc cài hàm trên, đầu còn lại gắn vào hàm dưới sao cho thun thẳng đứng hoặc nằm chéo giữa hai hàm răng.
Thun kéo được làm từ cao su y tế nên tuyệt đối an toàn tuyệt đối và tạo ra lực kéo chắc chắn. Từ đó lực căng của dây thun tạo ra áp lực lên mắc cài và buộc răng di chuyển thẳng hàng nhanh hơn.
Đeo dây thun niềng răng có đau không?
Thời gian đầu khi đeo dây thun niềng răng, có thể bạn sẽ cảm thấy hơi đau và khó chịu. Do răng hàm và cơ xung quanh cần thêm có thời gian để thích nghi với sự áp lực và sự thay đổi. Tuy nhiên, cảm giác này không kéo dài quá lâu nên bạn không cần lo lắng.
Để giảm đau khi đeo thun niềng răng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
- Sử dụng thuốc giảm đau: Các loại thuốc chứa paracetamol có thể giúp giảm đau và sưng. Lưu ý là trước khi sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Chườm lạnh: Dùng túi chườm để đựng đá hoặc dùng khăn để bọc đá lại, sau đó áp vào bên ngoài má phía đeo dây thun niềng răng để giảm đau và sưng.
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp giảm đau và viêm nhiễm hiệu quả
- Ăn mềm và dễ nhai, tránh nhai kẹo cao su: Nên ăn những thức ăn mềm, tránh ăn thức ăn dai, cứng để giảm áp lực lên răng.
Lưu ý: Nếu tình trạng đau nhức kéo dài, bạn nên báo ngay cho bác sĩ để kiểm tra và điều chỉnh lại dây thun phù hợp.
Những câu hỏi thường gặp khi đeo dây thun niềng răng
Dây thun niềng răng là khí cụ hỗ trợ quan trọng trong quá trình chỉnh nha khi được bác sĩ chỉ định sử dụng, giúp việc niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất. Khi đeo thun niềng răng, có nhiều khách hàng đặt ra các câu hỏi như sau:
Thời gian đeo dây thun niềng răng là bao lâu?
Theo chỉ định của bác sĩ, khi niềng răng nên đeo dây thun niềng đúng và đủ theo thời gian yêu cầu, nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Cụ thể là thời gian đeo dây thun niềng răng ít nhất là 20 giờ mỗi ngày, cho đến khi răng được thẳng hàng, khuôn miệng cân đối và khi bạn đã ăn uống tốt hơn thì không cần sử dụng nữa. Hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ thì bạn có thể không cần đeo dây thun nữa.
Nuốt dây thun niềng răng có sao không?
Nuốt phải dây thun niềng răng là tình trạng khá phổ biến khi niềng răng, làm cho nhiều người lo lắng. Nguyên nhân chính là do chải răng quá mạnh, dùng thức ăn quá cứng hoặc dẻo làm cho dây thun bị tuột khỏi răng. Ngoài ra có thể là do dây thun chưa được cắt đúng chiều dài, gài mắc cài không đúng. Từ đó khiến mắc cài không được gắn chắc chắn và dây thun dễ bị tụt trong quá trình ăn nhai.
Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì dây thun trong chỉnh nha được làm từ cao su tự nhiên, rất an toàn với cơ thể mỗi người, không gây kích ứng với môi trường khoang miệng và hệ tiêu hoá. Do đó, bạn hãy thật bình tĩnh và cần đến ngay nha khoa để được bác sĩ hướng dẫn xử lý.
Để tránh trường hợp nuốt phải dây thun niềng răng, Nha Khoa Đại Nam khuyên bạn không nên há to miệng khi mới bắt đầu đeo thun. Ngoài ra bạn nên hạn chế ăn các thức ăn quá cứng hoặc dai để tránh làm bung tuột dây thun và mắc cài.
Dây thun niềng răng bị vàng phải làm sao?
Dây thun niềng răng bị vàng là vấn đề hay gặp phải trong quá trình niềng răng. Trên thực tế thì thun niềng răng bị vàng không ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn cảm thấy không tự tin và không thoải mái khi cười và nói chuyện.
Nguyên nhân dẫn đến thun niềng răng bị vàng chủ yếu là do vệ sinh răng miệng không sạch, bạn cần khắc phục để tránh gặp phải các vấn đề khác về răng miệng như viêm nướu, sâu răng… vì nó sẽ ảnh hưởng đến thời gian và kết quả niềng răng của bạn.
Để khắc phục tình trạng thun niềng răng bị vàng, bạn có thể tham khảo những cách sau:
Thay thun niềng răng mới: Khác với mắc cài, dây cung, thun niềng răng được thay thường xuyên hơn. Vì trải qua một thời gian sử dụng, thun sẽ bị bị giãn và đổi màu, nên bác sĩ sẽ tiến hành thay dây thun mới.
Thông thường, đối với thun cố định mắc cài và dây cung từ 3 đến 4 tháng/lần, còn đối với thun liên hàm thì cần thay 2 đến 3 lần/ngày để đảm bảo lực kéo răng và tránh thun bị ố vàng. Bác sĩ nha khoa sẽ là người hướng dẫn bạn cách thay thun liên hàm đúng chuẩn nhất.
Chọn dây thun màu tối: Trường hợp dây thun niềng răng ố vàng thường gặp khi sử dụng thun màu trắng hoặc trong suốt. Vì thế, để hạn chế tình trạng dây thun bị đổi màu, ố vàng, bạn có thể đổi sang thun có màu tối như đen, xám, xanh…
Sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài tự động: Niềng răng mắc cài tự động hay còn gọi là niềng răng mắc cài tự buộc, phương pháp này sử dụng nắp trượt thay thế cho dây thun cố định mắc cài và dây cung. Vì thế, sẽ hạn chế được tình trạng giãn, đứt hoặc thun bị ố vàng.
Tự thay thun niềng răng được không?
Nếu dây thun cũ đã ngả màu, ố vàng thì cách đơn giản nhất là bạn nên đến địa chỉ nha khoa nơi bạn niềng răng để được thay dây thun mới. Hoặc khi tái khám bạn có thể yêu cầu bác sĩ thay thun mới cho mình. Tuyệt đối, bạn không nên tự ý mua và thay dây thun niềng răng tại nhà để tránh thực hiện sai thao tác, gây ảnh hưởng xấu đến răng và cả quá trình chỉnh nha.
Trên đây là các thông tin cần thiết về dây thun niềng răng. Hy vọng sẽ giúp cho khách hàng có thêm nhiều kiến thức bổ ích để lựa chọn loại thun niềng răng phù hợp với mình. Khách hàng cũng cần chú ý lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm để đảm bảo niềng răng và sử dụng dây thun diễn ra thuận lợi.
Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay HOTLINE 096 4444 999 để được tư vấn thêm thông tin chi tiết và nhận ngay ưu đãi hấp dẫn.
Bài viết liên quan
-
Vì sao nhiều Việt Kiều về nước trồng răng Implant tại Nha khoa Đại Nam?
Nhiều Kiều bào ở hải ngoại có nhu cầu trồng lại răng, nhưng thủ tục […]
-
RĂNG VẨU LÀ GÌ? CÁCH CHỮA RĂNG VẨU HIỆU QUẢ
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Răng […]
-
Răng hô là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả
Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn thường gặp, gây ảnh hưởng đến […]
-
GIÁ CẠO VÔI RĂNG CẬP NHẬT MỚI NHẤT TẠI TPHCM
Vôi răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, mà còn là nguyên […]
-
TOP 3 BÁC SĨ CẤY IMPLANT GIỎI TẠI NHA KHOA ĐẠI NAM TPHCM
Trồng răng Implant hiện đang là phương pháp khôi phục tình trạng mất răng tối […]
-
Hình ảnh trước và sau khi niềng răng tại nha khoa Đại Nam
Niềng răng không chỉ thay đổi vị trí răng mà còn tác động đến các […]