Đau răng sâu nên làm gì? Những phương pháp giảm cơn đau răng tạm thời.
Sâu răng là bệnh lý phổ biến ở nhiều độ tuổi hiện nay. Sâu răng mang đến hệ quả là những cơn đau vô cùng khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Bài viết này sẽ mật bí cho các bạn biết đau răng sâu nên làm gì để giảm được cơn đau.
Tại sao răng sâu bị đau nhức ?
Khi vi khuẩn tấn công răng sẽ làm tổn thương vĩnh viễn bề mặt cứng của răng, phát triển thành nhưng khe hở nhỏ hoặc lỗ sâu li ti. Sâu răng xuất phát từ nhiều yếu tố, chủ yếu là do vi khuẩn phát triển trong khoang miệng nhưng không được vệ sinh đúng cách.
Sâu răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những cơn đau âm ỉ cho đến dữ dội. Men răng bị vi khuẩn bào mòn, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi đánh răng hoặc tiếp xúc đồ ăn quá nóng, quá lạnh.
Khi đến giai đoạn sâu răng nặng, vi khuẩn đã tấn công đến tủy răng khiến tủy bị tổn thương. Các dây thần kinh sẽ bị ảnh hưởng gây đau nhức dữ dội, những cơn đau có thể lan tới đỉnh đầu. Nếu sâu răng xâm nhập vào trong nướu hoặc thậm chí là xương bên dưới răng thì cơn đau sẽ tăng nặng và kéo dài liên tục, gây nhiễm trùng nghiêm trọng.
Dấu hiệu nhận biết sâu răng
Tùy vào vị trí răng sâu là răng hàm, răng cửa hay răng khôn mà có triệu chứng khác nhau.
Sau đây, Nha khoa Đại Nam sẽ gửi đến các bạn một số dấu hiệu nhận biết sâu răng:
- Xuất hiện cảm giác đau ở răng mà không có bất kỳ tác động nào từ ngoại lực. Cơn đau có thể kéo dài liên tục hoặc đau từng cơn. Đây là một trong các triệu chứng thường gặp khi sâu răng.
- Răng thường nhạy cảm hơn với các thực phẩm nóng, lạnh. Cảm giác ê buốt xảy ra khi bạn ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Đặc biệt bạn sẽ có cảm giác đau tăng mạnh khi ăn các loại thức ăn có vị ngọt.
- Quan sát bằng mắt thường ta có thể thấy được lỗ hổng hoặc chấm đen, trắng trên răng. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy răng đang bị sâu.
- Ngoài ra khi ăn uống hoặc cắn thức ăn, bạn sẽ cảm thấy đau nhiều hơn.
Trên đây là những dấu hiệu sẽ xuất hiện khi bạn bị sâu răng, hãy đến nha khoa để thăm khám và điều trị kịp thời nếu không sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Ảnh hưởng tủy, dẫn đến hư tủy phải nhổ bỏ răng.
- Sâu răng gây sưng lợi, viêm lợi, xuất hiện mủ.
- Sâu răng hàm nặng, dẫn đến sưng má và nhổ bỏ răng
- Vết sâu lớn, làm lồi thịt trong răng.
Đau răng sâu nên ngậm gì?
Ở bài viết này, Nha khoa Đại Nam sẽ bật mí cho bạn một mẹo nhỏ giảm đau răng với nước muối. Rất nhiều người áp dụng phương pháp này vì khả năng sát khuẩn hiệu quả của nó, bên cạnh đó còn an toàn và lành tính.
Lợi ích nước muối mang lại cho răng sâu:
- Loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng do vi khuẩn tạo ra.
- Ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn.
- Bảo vệ niêm mạc và nướu.
- Ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng.
- Làm sạch các mảng bám ở răng.
- Làm dịu các vết thương hở, thúc đẩy làm vết thương nhanh lành hơn.
- Giảm cơn đau họng, hỗ trợ tan đờm trong cổ họng.
Các cách giảm đau răng sâu với nước muối
Ngậm nước muối ấm làm giảm đau răng
Giảm đau bằng nước muối ấm là cách đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5-10g muối hạt cùng với 200-300ml nước ấm.
- Hòa tan hoàn toàn muối cùng với nước ấm, ngậm hỗn hợp này trong miệng từ 3-5 phút, lặp lại nhiều lần cho đến khi hết nước muối hoặc cơn đau dịu lại thì dừng.
Giảm đau răng sâu bằng nước muối và gừng
Theo Đông y, gừng có tính ấm, giảm đau hiệu quả kèm theo là tiêu diệt được vi khuẩn gây sâu răng trong khoang miệng. Khi kết hợp với muối thì khả năng sát khuẩn càng tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1-2 nhánh gừng, muối hạt và nước ấm. Với gừng thì rửa sạch, cạo sạch vỏ rồi giã nhỏ. Pha 30-40ml nước ấm với muối hạt cho hòa tan hoàn toàn.
- Sau đó đổ hỗn hợp nước muối ấm vào gừng đã giã nhỏ. Đợi tinh chất của gừng hòa tan vào hỗn hợp nước muối, sau đó vớt bã gừng ra. Sử dụng tăm bông chấm vào hỗn hợp này sau đó bôi trực tiếp lên vị trí răng sâu bị đau.
- Kiên trì thực hiện phương pháp này 1-2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt hơn nhé.
Giảm đau răng sâu bằng muối với lá ổi non
Trong lá ổi non chưa một hàm lượng lớn chất kháng viêm cực mạnh – Astringents. Khi kết hợp với muối sẽ mang lại hiệu quả giảm đau tốt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 lá ổi non, dùng lá ở phần búp cùng với ½ thìa muối hạt. Trước tiên mang lá ổi đi rửa thật sạch, để ráo và giã nhỏ.
- Tiếp theo cho muối hạt vào, thêm chút nước để muối dễ hòa tan. Sau đó lọc qua rây để lấy phần nước, bỏ phần bã.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và dùng tăm bông chấm vào dung dịch rồi bôi lên chỗ răng bị sâu. Để khoảng 2 phút và súc miệng lại.
- Nên kiên trì thực hiện phương pháp này 2 lần/ngày để đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất.
Giảm đau răng sâu bằng nước muối với lá trầu không
Trong lá trầu có chứa chất kháng viêm và diệt khuẩn rất tốt. Khi kết hợp với muối thì khả năng giảm đau gấp đôi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5-7 lá trầu không, ½ thìa muối hạn và 200ml rượu trắng.
- Sửa sạch lá trầu không và để ráo, sau đó cho lá trầu vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn cùng với muối hạt, rượu trắng.
- Lọc bỏ phần bã hỗn hợp, sau đó cho dung dịch vào chai có nắp đậy kín.
- Mỗi ngày súc miệng bằng dung dịch này từ 5-10 phút. Duy trì đều đặn trong khoảng 1 tuần để giảm cảm giác đau nhức.
Giảm đau răng sâu bằng muối trộn kem đánh răng
Trong kem đánh răng có chứa các thành phần làm giảm cơn đau nhức răng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một lượng kem đánh răng vừa đủ, ½ thìa muối hạt và một chút nước ấm.
- Cho cả 3 thành phần trộn đều vào nhau, dùng nước ấm súc miệng sau đó dùng hỗn hợp đã trộn để đánh răng thay cho kem đánh răng. Sau đó dùng nước muối loãng súc miệng để làm sạch hoàn toàn.
- Lưu ý, phương pháp này chỉ nên thực hiện 3 lần/tuần.
Những phương pháp ngăn ngừa sâu răng
Sâu răng mang lại cho chúng ta sự khó chịu, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cả tinh thần. Vì thế hãy ngăn ngừa sâu răng càng sớm càng tốt. Nha khoa Đại Nam đưa ra những phương pháp phòng ngừa sâu răng dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng đầy đủ: Đánh răng sau khi ăn hoặc 2 lần/ngày đảm bảo làm sạch thức ăn thừa và vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng. Ưu tiên sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn bám vào kẽ răng.
- Súc miệng: Đây cũng là phương pháp bảo vệ răng miệng song song với đánh răng, sử dụng nước súc miệng có thành phần diệt khuẩn và kháng viêm để bảo vệ răng.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Hạn chế thức ăn chứa quá nhiều đường và tinh bột vì chúng tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin cho cơ thể.
- Thăm khám nha khoa thường xuyên: Làm sạch răng chuyên nghiệp và khám răng miệng thường xuyên, có thể giúp ngăn ngừa hoặc phát hiện sớm các vấn đề răng miệng. Nha sĩ của bạn có thể đề xuất một lịch trình khám răng định kỳ phù hợp nhất cho bạn.
Ở bài viết này, thắc mắc đau răng sâu nên làm gì đã được giải đáp. Chúng ta có thể sử dụng phương pháp dân gian đơn giản đó là dùng nước muối để giảm đau tạm thời. Để điều trị dứt điểm thì nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.
Hãy liên hệ Nha khoa Đại Nam Hotline 0964444999 để được tư vấn.
Bài viết liên quan
-
Hàn răng xong bị buốt | Nguyên nhân do đâu
Những cơn đau nhức này xảy ra khi bị tác động nhiều yếu tố tạo […]
-
RĂNG VẨU LÀ GÌ? CÁCH CHỮA RĂNG VẨU HIỆU QUẢ
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Răng […]
-
Răng hô là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả
Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn thường gặp, gây ảnh hưởng đến […]
-
GIÁ CẠO VÔI RĂNG CẬP NHẬT MỚI NHẤT TẠI TPHCM
Vôi răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, mà còn là nguyên […]
-
Bài tập giảm hô hàm trên hiệu quả, thực hiện tại nhà
Hô hàm trên là một tình trạng sai lệch khớp cắn ảnh hưởng thẩm mỹ […]
-
Vì sao nhiều việt kiều về nước làm răng sứ tại Nha khoa Đại Nam?
Nha khoa Đại Nam là địa chỉ quen thuộc và đáng tin cậy của hàng […]