Con sâu răng có thật không? Thực hư về việc bắt con sâu răng
Chúng ta vẫn thường hay nghe truyền miệng về những “con sâu răng” và những phương pháp bắt “con sâu răng” mà dân gian truyền lại. Vậy con sâu răng có thật không? Cùng Nha khoa Đại Nam giải đáp thắc mắc ở bài viết này.
Sâu răng là gì?
Sâu răng là tình trạng vi khuẩn tích tụ lâu ngày trên răng và trong khoang miệng tấn công răng gây ra quá trình hủy khoáng làm ảnh hưởng đến mô cứng của răng. Có 3 dạng sâu răng phổ biến:
- Sâu thân răng: đây là loại sâu răng phổ biến nhất, sâu thân răng thường xảy ra trên bề mặt nhai hoặc giữa các răng, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em.
- Sâu chân răng: trường hợp này thường xuất hiện ở người lớn và người cao tuổi, lúc này nướu trở nên yếu đi, lỏng lẻo khiến cho chân răng bị lộ hẳn ra ngoài. Theo thời gian thì men răng đã bị bào mòn, những chân răng không có men răng bao phủ sẽ bị lộ ra ngoài, vi khuẩn dễ bám tụ gây sâu răng.
- Sâu răng thứ phát: tình trạng này xảy ra đối với những răng đã được trám, sâu răng hình thành quanh khu vực trám. Ở các khu vực này thường xuyên xuất hiện các mảng bám dẫn tới sâu răng.
Con sâu răng là gì?
Theo lời đồn dân gian, con sâu răng là tác nhân chính gây ra bệnh sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác.
Theo ghi chép của người Sumer thì những thông tin về con sâu răng xuất hiện lần đầu vào khoảng 5000 năm trước Công nguyên. Bên cạnh đó, con sâu răng cũng được đề cập trong các văn tự cổ ở Trung Quốc từ 1500 năm trước Công nguyên.
Theo dân gian, đặc biệt là trong những lời người lớn dùng để dọa nạt, khi trẻ con ăn nhiều đồ ngọt thì con sâu răng chính là một sinh vật sống ký sinh trong miệng, chúng đục khoét chân răng, tạo các lỗ nhỏ li ti, gây đau nhức răng. Lời đe dọa này nhằm làm cho trẻ con thấy sợ và hạn chế ăn đồ ngọt.
Những người thuộc Đế chế La Mã vào thời Trung Cổ cũng cho rằng con sâu răng là có thật.
Con sâu răng có thật không?
Trên thực tế, chưa có một công trình nghiên cứu nào chứng minh được con sâu răng có thật.
Theo kiến thức khoa học, vi khuẩn tạo axit là nguyên nhân dẫn đến sâu răng. Đây là vi khuẩn vốn đã tồn tại trong khoang miệng hoặc lây nhiễm từ bên ngoài kết hợp với các protein và thức ăn còn sót lại trên răng dẫn đến bệnh lý sâu răng.
Trên góc độ khoa học, con sâu răng hoàn toàn không có thật. Các loại vi khuẩn gây hại rất nhỏ và tàn phá răng thông qua axit chứ không hề có hình dáng rõ ràng để nhìn thấy bằng mắt thường.
Thực hư về việc bắt con sâu răng?
Có một thời gian ở trên các trạng mạng, bài báo có lan truyền việc bắt con sâu răng qua phương pháp hút khói từ gạch nung, dầu ăn và một loại thuốc gì đó không rõ nguồn gốc để “bắt” những con sâu răng ra khỏi răng và được rất nhiều người tin tưởng.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học và bác sĩ cho rằng những phương pháp trên là phản khoa học. Không bắt được con sâu răng mà còn bị các bệnh liên quan đến hô hấp, phổi do hít phải khí CO2 khói từ gạch nung.
Những phương pháp điều trị con sâu răng theo mẹo dân gian
Sâu răng là bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh sâu răng sẽ phát triển theo từng giai đoạn, ở những giai đoạn đầu chúng ta có thể sử dụng các biện pháp dân gian để điều trị ngay tại nhà. Có 2 phương pháp được dân gian lưu truyền rằng khả năng trị sâu răng rất hiệu quả là dùng hạt tiêu đen và lá tía tô.
Trị sâu răng bằng hạt tiêu đen và lá húng quế
Hạt tiêu đen là một loại nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Chúng giúp chống viêm nhiễm ở đường tiêu hóa, hô hấp, giảm tình trạng sưng viêm khớp và đồng thời hỗ trợ khắc phục các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu…
Kết hợp hạt tiêu đen và lá húng quế là cách dân gian giúp giảm đau răng sâu hiệu quả
Các chất có trong lá húng quế như…có tác dụng chống nấm, làm dịu sưng huyết, kháng khuẩn.
Sử dụng hai nguyên liệu này giúp tăng khả năng làm sạch khoang miệng, loại bỏ và ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng tăng sinh nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị lá húng quế và hạt tiêu đen, sau đó rửa sạch.
- Bước 2: Nghiền nát hai nguyên liệu này với nhau để tạo thành một hỗn hợp sệt
- Bước 3: Dùng hỗn hợp trên đắp vào vùng răng bị đau và giữ nguyên 5-7 phút.
- Bước 4: Súc miệng lại với nước ấm.
Trị sâu răng bằng lá tía tô
Lá tía tô được biết đến như một vị thuốc dân gian với công dụng hỗ trợ giải cảm, chữa hôi miệng, hạ sốt, kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng… rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị lá tía tô và đem đi rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 2: Cho lá tía tô vào máy xay và lọc lấy nước.
- Bước 3: Dùng nước lá tía tô nguyên chất nhỏ vào lỗ răng sâu và giữ trong vòng 5-7 phút.
- Bước 4: Súc miệng lại với nước ấm.
Kiên trì thực hiện 2-3 lần/ngày để đạt được hiệu quả như mong đợi.
Lưu ý: Trên đây chỉ là những mẹo dân gian giúp hạn chế sự tiến triển nhanh chóng của bệnh lý, đồng thời giảm các cơn đau, sự khó chịu do sâu răng gây ra. Vì vậy, chúng chỉ có hiệu quả tạm thời chứ không giúp điều trị dứt điểm bệnh lý sâu răng.
Cách điều trị dứt điểm sâu răng
Những phương pháp dân gian chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và giảm đau tạm thời. Nếu muốn điều trị dứt điểm sâu răng, bạn hãy đến cơ sở nha khoa uy tín để được can thiệp các biện pháp nha khoa.
Sau khi được thăm khám, tùy vào trường hợp sâu răng sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.
Hàn trám răng
Hàn trám răng sâu là phương pháp lấp đầy lỗ răng sâu bằng các vật liệu hàn trám chuyên dụng. Phương pháp này giúp khôi phục hình dáng ban đầu và chức năng ăn nhai cho răng.
Trám răng được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý sâu răng đang trong giai đoạn phát triển, đã hình thành các lỗ sâu có thể nhìn thấy trên bề mặt răng. Bác sĩ sẽ loại bỏ sạch những mô răng bị sâu, sau đó trám răng lại nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn khiến cho răng bị sâu nặng hơn.
Ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng, an toàn và chi phí hợp lý.
Bọc răng sứ
Đối với những trường hợp răng sâu đã ăn vào tới tủy xuất hiện tình trạng tủy bị viêm thì phương pháp bọc răng sứ là tối ưu nhất.
Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ những mô tủy bị viêm nhiễm và những mô tủy đã chết. Sau đó trám kín ống tủy để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn. Tiếp theo sẽ tiến hành làm răng sứ để bọc chân răng thật, đảm bảo cả về thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai.
Sau khi điều trị tủy thì răng sẽ không còn được nuôi dưỡng nữa, dẫn đến việc răng giòn, dễ vỡ, thậm chí là gãy rụng. Vì vậy bọc sứ sẽ là phương pháp tối ưu để bảo vệ răng thật của người bệnh.
Nhổ răng và phục hình răng mới
Khi răng sâu ăn khiến tủy viêm nhiễm nghiêm trọng, thời gian dài sẽ dẫn đến chết tủy. Lúc này sẽ không còn gây đau đớn cho bạn nữa, nhưng răng có thể lung lay và gãy rụng bất cứ lúc nào.
Sau khi thăm khám tình trạng răng, bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ răng sâu để kịp thời ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm khác. Sau khi nhổ răng, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện về sức khỏe cũng như kinh tế thì bạn nên tiến hành phục hình răng đã mất càng sớm càng tốt. Mất răng thời gian dài sẽ dẫn đến tiêu xương, ảnh hưởng đến xương hàm của người bệnh.
Qua bài viết con sâu răng có thật không, chúng tôi mong rằng đã giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh lý sâu răng.
Hãy chọn cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám cũng như điều trị các bệnh lý về răng miệng. Đại Nam tự hào là một nha khoa uy tín, hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp được đào tạo tại các chương trình đào tạo quốc tế.
Liên hệ Nha khoa Đại Nam hotline 096 4444 999 để được tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan
-
Hàn răng xong bị buốt | Nguyên nhân do đâu
Những cơn đau nhức này xảy ra khi bị tác động nhiều yếu tố tạo […]
-
RĂNG VẨU LÀ GÌ? CÁCH CHỮA RĂNG VẨU HIỆU QUẢ
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Răng […]
-
Răng hô là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả
Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn thường gặp, gây ảnh hưởng đến […]
-
GIÁ CẠO VÔI RĂNG CẬP NHẬT MỚI NHẤT TẠI TPHCM
Vôi răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, mà còn là nguyên […]
-
Bài tập giảm hô hàm trên hiệu quả, thực hiện tại nhà
Hô hàm trên là một tình trạng sai lệch khớp cắn ảnh hưởng thẩm mỹ […]
-
Vì sao nhiều việt kiều về nước làm răng sứ tại Nha khoa Đại Nam?
Nha khoa Đại Nam là địa chỉ quen thuộc và đáng tin cậy của hàng […]