Đánh răng bị chảy máu và cách khắc phục hiệu quả

Đánh răng chảy máu là tình trạng rất thường gặp, hầu hết mọi người đều chủ quan trước vấn đề này. Nhưng đằng sau đó là tiềm ẩn của một số bệnh lý nguy hiểm, thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng nếu không khắc phục sớm, sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Vậy chảy máu chân răng khi đánh răng là bệnh gì, đánh răng bị chảy máu có sao không, cách điều trị như thế nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết sau của Nha Khoa Đại Nam.
Đánh răng chảy máu là bệnh gì?

Chảy máu chân răng khi đánh răng được xem là dấu hiệu, triệu chứng của một số bệnh lý như: viêm nướu, viêm lợi, viêm nha chu, viêm chân răng,… Ngoài ra tình trạng này còn xảy ra khi bạn mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường. Việc bạn vệ sinh răng miệng chưa đúng cách cũng gây ra tình trạng chảy máu khi đánh răng. Cần phải có biện pháp khắc phục sớm, nếu không vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập, phá hủy cấu trúc hàm dẫn đến mất răng.
Nguyên nhân đánh răng bị chảy máu
Thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng chủ yếu do số một nguyên nhân sau:
Bệnh lý răng miệng gây chảy máu khi đánh răng
Việc đánh răng không kỹ, kẽ răng còn tích tụ mảng bám, tạo cao răng, vi khuẩn tấn công dẫn đến bệnh về răng lợi như: viêm lợi, viêm nha chu, viêm chân răng, tụt nướu, sâu răng…Gây nên tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng. Ngoài ra răng mọc lệch lạc, không ngay hàng, thức ăn dễ bám lại kẽ răng khi ăn cũng là một lý do thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng.
Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
Việc bạn không vệ sinh răng thường xuyên, hoặc đánh răng chỉ 1 lần mỗi ngày cũng dễ gây chảy máu khi đánh răng. Vì điều này khiến cho lợi trở nên nhạy cảm, không thích nghi được với sự chà sát của bàn chải. Hoặc trong quá trình vệ sinh răng miệng, bạn chà sát răng lợi quá mạnh, đầu bàn chải thô cứng, sợi chải đã bị cùng, cũng là nguyên nhân đánh răng bị chảy máu. Ngoài ra, sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách, gây tổn thương lợi và dễ dẫn đến đánh răng chảy máu.

Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ
Thời kỳ mãng kinh, nội tiết tố thay đổi dễ bị tụt nướu, sưng nướu làm chảy máu chân răng khi đánh răng. Ngoài ra, thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng cũng là dấu hiệu nhận biết sớm của thai kỳ. Trong giai đoạn này, lượng progesterone được sản sinh nhiều hơn, sẽ làm tăng lưu lượng máu tới nướu lợi, làm nhạy cảm và kích thích gây ra chảy máu chân răng khi đánh răng.
Thiếu chất dinh dưỡng
Vitamin C góp phần giúp mô phát triển, chữa lành vết thương và làm cho răng lợi chắc khỏe. Khi thiếu vitamin C dễ dẫn đến sưng lợi, viêm nướu răng và việc đánh răng chảy máu sẽ thường xuyên xảy ra hơn. Bạn nên bổ sung các loại rau xanh, trái cây và củ quả chứa vitamin C, vitamin K, canxi… để tăng cường sức khỏe răng miệng. Nên hạn chế hút thuốc lá vì sẽ để lại mảng bám cho chân răng, làm ảnh hưởng đến nướu, khi đánh răng dễ gây tình trạng chảy máu chân răng.
Mắc một số các bệnh lý khác
Khi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, lúc này khả năng chống lại vi khuẩn của cơ thể của bạn yếu đi. Làm tăng nguy cơ viêm nướu răng dẫn đến đánh răng bị chảy máu. Khi bạn bị mất răng và không may sử dụng những chiếc răng giả không phù hợp, có thể gây kích ứng nướu, đau nhức và làm chân răng chảy máu khi đánh răng.
Đánh răng bị chảy máu có sao không?
Nhiều người lo lắng việc đánh răng bị chảy máu có sao không, thì câu trả lời là không có gì đáng lo ngại, nếu tình trạng trên chỉ do việc bạn đánh răng sai cách. Bạn cần đánh răng nhẹ nhàng, kỹ lưỡng và đúng cách thì tình trạng chảy máu khi đánh răng sẽ tự khỏi.
Nhưng nếu thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng, kèm theo tình trạng sưng đau thì rất nguy hiểm. Ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống sinh hoạt, ngoài ra đó là dấu hiệu báo động của bệnh viêm nha chu, viêm lợi…Cần phải thăm khám bác sĩ để điều trị sớm, tránh hậu quả nghiêm trọng như rụng răng, mất răng.
- Đối với những người có mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, thì tình trạng đánh răng chảy máu sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, dẫn đến đột qu, tăng đường huyết.
- Đối với phụ nữ mang thai, thường xuyên đánh răng bị chảy máu sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sanh sớm và các biến chứng thai kỳ khác.

Cách khắc phục tình trạng đánh răng chảy máu
Thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng gây nhiều ảnh hưởng trong sinh hoạt hằng ngày. Để khắc phục tình trạng đánh răng chảy máu, trước tiên bạn cần thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng của mình, dưới đây là một số giải pháp khắc phục tình trạng trên:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đánh răng đúng cách, kỹ lưỡng và chải răng nhẹ nhàng từ trên xuống hoặc xoay tròn. Thay bàn chải sau 2 đến 3 tháng sử dụng không nên để các sợi chải mòn, lựa chọn những bàn chải có sợi chải mềm mại hơn.
Dùng nước súc miệng và muối ấm để súc miệng, điều này làm giảm lượng vi khuẩn gây hại có trong khoang miệng, giúp răng lợi khỏe khoắn, hạn chế việc đánh răng bị chảy máu.
Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn còn bám một cách nhẹ nhàng, không tác động mạnh dẫn đến tổn thương nướu.
Bổ sung chất dinh dưỡng
Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, các thực phẩm từ sữa và sữa chua, bổ sung thức ăn chứa nhiều canxi,vitamin K (rau chân vịt, cải xoăn..), hoa quả chứa nhiều vitamin C (cam, bưởi, quýt, cà rốt…). Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường khiến vi khuẩn dễ xâm nhập.
Uống 1 cốc trà xanh mỗi ngày giúp hạn chế tình trạng chảy máu chân răng, vì trong trà xanh có thành phần catechin giúp kháng viêm giảm sưng.
Ngừng ngay việc hút thuốc đối với những ai đang có thói quen này. Việc hút thuốc sẽ làm sức khỏe bạn giảm miễn dịch, và tình trạng chảy máu chân răng sau khi đánh răng lâu lành.
Giữ cho tâm trạng thoải mái, không stress, việc căng thẳng tưởng chừng như không liên quan đến chảy máu chân răng. Nhưng việc bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi sẽ dẫn đến hệ miễn dịch suy yếu, vi khuẩn dễ tấn công lợi gây chảy máu chân răng khi đánh răng.

Cạo vôi răng định kỳ
Như bạn đã biết, cao răng là nguyên nhân chính khiến lợi bị sưng viêm, dễ chảy máu, lâu dần sẽ dẫn tới bị tụt lợi, sâu răng, thậm chí là mất răng. Khi thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng, thì đầu tiên bạn hãy đến nha khoa uy tín thăm khám và lấy cao răng.
Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát, chỉ định điều trị bằng thuốc giảm sưng viêm để phục hồi nướu răng nếu có. Ngoài ra, bạn nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/1 lần để sớm phát hiện những bệnh lý khác như: sâu răng, viêm nha chu, kiểm tra khớp cắn… Tùy tình trạng răng miệng của mỗi người, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Tại Nha Khoa Đại Nam, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ sử dụng thiết bị hiện đại với kỹ thuật nhẹ nhàng để loại bỏ mảng bám, vôi răng một cách hiệu quả. Giúp làm sạch khoang miệng mà không gây khó chịu hay ê buốt, trả lại cho bạn nụ cười sáng đẹp và hơi thở luôn thơm mát.
Qua bài viết trên, chắc các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi đánh răng bị chảy máu có sao không? Nguyên nhân chảy máu chân răng khi đánh răng? Nếu vẫn còn thắc mắc nào khác xin vui lòng liên hệ Hotline 096 4444 999 để được chuyên viên Nha Khoa Đại Nam tư vấn miễn phí.
Bài viết liên quan
-
TRÁM RĂNG CỬA BỊ SÂU CÓ BỀN KHÔNG? GIÁ BAO NHIÊU?
Trám răng cửa bị sâu là giải pháp phục hồi thẩm mỹ, giúp bảo vệ […]
-
Áp Xe Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công tủy hoặc […]
-
Sâu Răng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến và có thể […]
-
Viêm nướu răng – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa
Viêm nướu răng là tình trạng răng miệng phổ biến, mà nhiều người gặp phải […]
-
Răng số 2 là gì? Mất răng số 2 có niềng được không?
Mất răng hoặc răng mọc lệch có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai […]
-
Nhổ răng số 4 có ảnh hưởng gì không? Nên lưu ý gì? Nha khoa Đại Nam
Răng số 4 đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai và thẩm […]